Kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao Trung - Ấn, xung đột đẫm máu khiến quan hệ 2 nước 'đóng băng' - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao Trung - Ấn, xung đột đẫm máu khiến quan hệ 2 nước 'đóng băng'



Ngày 20/6/2020, trong một cuộc diễu hành ở Kolkata, công dân Ấn Độ gốc Trung Quốc đã giương cao những tấm biểu ngữ và cờ Ấn Độ, họ hô vang khẩu hiệu ủng hộ quân đội Ấn Độ. (Nguồn ảnh: DIBYANGSHU SARKAR / AFP qua Getty Images)

Năm 2020 vốn là kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Bắc Kinh và Delhi. Tuy nhiên gần đây, lần đầu tiên kể từ năm 1975, binh lính hai nước đã nổ ra một cuộc xung đột nghiêm trọng dẫn đến thương vong ở khu vực biên giới có tranh chấp.

Theo truyền thông nước ngoài đưa tin, vào chiều ngày 15/6, thượng tá Ấn Độ Santosh Babu và 50 binh sĩ không có trang bị vũ trang của đội tuần tra đã đến khu vực thung lũng Galwan ở Ladakh thuộc biên giới phía đông Ấn Độ, để chấp hành nhiệm vụ nhằm đảm bảo phía Trung Quốc sẽ tuân thủ theo thoả thuận đạt được giữa quân đoàn hai bên hôm 6/6, đó là dần rút quân đội khỏi khu vực đang tranh chấp.

Nguyên nhân của cuộc xung đột có liên quan đến lều bạt

Nhóm của thượng tá Santosh Babu đã phát hiện ra tại điểm tuần tra số 14 (Patrolling Point 14), ngoài những chiếc lều không chịu hạn chế của thời tiết trông giống như trạm canh gác ra, còn có khoảng 100 lính Trung Quốc đang túc trực tại đó. Khi họ chuẩn bị tháo dỡ những chiếc lều này, họ đã bị lính Trung Quốc tấn công bằng thanh sắt, gậy quấn dây thép gai, còn có “lang nha bổng" (gậy răng sói) tự chế gắn đinh sắt. Sau đó, binh lính hai bên đã phát động một trận chiến kịch liệt trong khoảng 6 giờ đồng hồ.




Một quan chức Ấn Độ tiết lộ rằng trong cuộc đụng độ vừa qua, hai bên đã yêu cầu tiếp viện thêm. Sau đó, phía Trung Quốc cử tới 500 người, còn Ấn Độ chỉ có 100 người. Do ở độ cao 4.600m so với mực nước biển, nhiệt độ thấp dưới 0°C cộng với không khí loãng nên khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn, đối với người bị thương thì cực kỳ bất lợi. Trong cuộc ẩu đả, có không ít người đã ngã xuống dòng sông Galwan lạnh lẽo.

Theo pháp y Ấn Độ, thượng tá chỉ huy Babu không có bất kỳ vết thương nào trên cơ thể, là bị chết đuối trong thung lũng. Còn các binh sĩ Ấn Độ khác không phải bị chết đuối mà là do bị thương nặng không được chữa trị kịp thời, trên ngực có dấu vết của những cú đánh mạnh bằng đá và vũ khí. Trên thực tế, vì theo thỏa thuận năm 1996 giữa Trung Quốc và Ấn Độ, để tránh xung đột leo thang nên súng và chất nổ đã bị cấm sử dụng ở biên giới tranh chấp.

Tuy nhiên, do sự việc xảy ra bất ngờ, một số người bị thương may mắn trụ lại đã không được đưa đến bệnh viện kịp thời, mà phải đợi cho đến sáng ngày 16/6, có nhiều người đã chết vì điều trị chậm trễ. Theo các nguồn tin, có 23 sĩ quan và binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong cuộc xung đột này. Theo thông tin cho biết, phía Trung Quốc có hơn 40 người đã thiệt mạng hoặc bị thương nặng.

Ấn Độ sẽ không còn bị hạn chế bởi các quy định vũ khí

Sau cuộc xung đột ở biên giới, Thủ tướng Ấn Độ Modi cảnh báo rằng quân đội Ấn Độ đã được cấp quyền đáp trả tự do trước mọi hành vi xâm phạm mới.




Hôm 20/6, không quân Ấn Độ xác nhận rằng các máy bay chiến đấu được trang bị vũ khí đầy đủ đã bắt đầu tuần tra từ ngày 19/6 để theo dõi các hoạt động của Trung Quốc. Quân đội Ấn Độ cũng thay đổi các quy tắc giao chiến, cho phép các sĩ quan chỉ huy ở khu vực Đường kiểm soát thực tế (LAC) được phép sử dụng vũ khí và có quyền sử dụng toàn bộ mọi nguồn lực để đối phó với các tình huống đặc biệt.

Theo thông tin từ phía Ấn Độ, các máy bay chiến đấu đã được trang bị vũ khí đầy đủ và có thể cất cánh khẩn cấp bất cứ lúc nào để đáp trả các máy bay chiến đấu của Trung Quốc tiến vào không phận Ấn Độ - khu vực gần cao nguyên Tây Tạng. Tư lệnh Không quân Ấn Độ Bhadauria cho biết, đối mặt với tình thế khó khăn, quân đội Ấn Độ sẽ anh dũng thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá. Quân đội Ấn Độ đã chuẩn bị đầy đủ và triển khai lực lượng để đối phó với mọi tình huống khẩn cấp.

Một quan chức trong quân đội Ấn Độ tiết lộ rằng sau một loạt các cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ, phía Ấn Độ cần phải xem xét lại các quy tắc giao chiến. Vị này cũng nói rằng phía Trung Quốc đã cử một lượng lớn binh lính tới, dùng gậy sắt, gậy gắn đinh để tấn công binh lính Ấn Độ, nhưng quân đội Ấn Độ đã chiến đấu không sợ hãi. Đồng thời, hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã đưa xe ủi đến sông Galwan và đặt ở vị trí cách cuộc xung đột giữa binh lính hai nước chưa đầy 1,6 km.




Dư luận quốc tế nhìn nhận thế nào về cuộc xung đột Trung - Ấn?

Theo BBC đưa tin, tổng hợp từ các báo cáo và bình luận về cuộc xung đột Trung - Ấn được đăng trên các kênh truyền thông lớn của các nước Âu - Mỹ, các quan điểm cho rằng Trung Quốc "ỷ mạnh" và "bành trướng" dường như chiếm đa số.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng không ai trong hai cường quốc hạt nhân mới nổi này muốn bị coi là "yếu thế". Do đó, mặc dù cả hai bên đều không thực sự tiết lộ ý đồ chiến lược chiến tranh, nhưng hiện tại họ đều chấp vào ý kiến của riêng mình và đổ lỗi cho nhau. Vậy nên tình hình liên tục xảy ra mâu thuẫn ở biên giới được dự đoán sẽ rất khó kết thúc trong một khoảng thời gian ngắn.


© Đông Phương
    Theo secretchina.com
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad