Tổng thống Trump nói việc cải cách Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) "là rất quan trọng tại thời điểm này", Bonnie Glick, Phó Giám đốc của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Epoch Times (Mỹ).
Vào ngày 18/5, Tổng thống Donald Trump đã gửi thư cho WHO cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ cắt giảm vĩnh viễn tài trợ trong vòng 30 ngày và xem xét lại tư cách thành viên của mình nếu tổ chức này không cam kết cải thiện đáng kể sự độc lập của tổ chức với Trung Quốc .
Tổng thống Donald Trump đã bị chỉ trích vì đe dọa dừng tài trợ cho WHO trong đại dịch toàn cầu. Nhưng theo quan điểm của bà Bon Glick, đây là "thời điểm hoàn hảo" để yêu cầu thay đổi "bởi vì chúng tôi đã thu hút được sự chú ý của thế giới và khi làm như vậy, chúng tôi đang chỉ ra cách mà một tổ chức quốc tế như WHO cần vận hành".
"Hoa Kỳ không hề rút khỏi vai trò nhà lãnh đạo của thế giới tự do và nhà lãnh đạo của cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, bằng cách kêu gọi đánh giá này, chúng tôi đang thực hiện vai trò lãnh đạo đó", bà Bon Glick cho biết.
Bức Thư mà ông Trump gửi cho Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhấn mạnh sự phản ứng thất bại của WHO trong xử lý sự bùng phát dịch virus corona tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Sự thất bại đó bao gồm:
- WHO không điều tra các báo cáo đáng tin cậy về sự lây lan của virus ở Vũ Hán;
- Phớt lờ thông tin Đài Loan cung cấp vào ngày 31/12 về lây truyền từ người sang người;
- Làm theo Bắc Kinh và tuyên truyền các tuyên bố sai lệch hoặc không chính xác;
- Ca ngợi Trung Quốc về tính minh bạch của quốc gia này ngay cả khi ban đầu họ cố gắng che giấu sự bùng phát và đàn áp các bác sĩ đưa thông tin về bệnh dịch cũng như yêu cầu huỷ các mẫu virus.
Ông Tedros đã không chấp nhận Đài Loan là quan sát viên tại WHO. Quyết định này là trái ngược với quyết định của những người đứng đầu WHO trước kia. Đây chỉ là một ví dụ khác về "sự kiểm soát quá mức của PRC [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] trong các hoạt động hàng ngày và chính sách của Tổ chức Y tế Thế giới", bà Bon Glick nói.
Một tháng sau khi ông Trump tạm dừng tài trợ và công bố đánh giá về WHO, một liên minh gồm hơn 100 quốc gia, dẫn đầu là Úc, đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về ứng phó của WHO đối với đại dịch.
Trong thư, "ông Trump đã yêu cầu WHO thực hiện các bước nhanh chóng để cải cách", bà Bon Glick cho biết.
Hoa Kỳ viện trợ cho quốc tế
Vào ngày 20/5, Hoa Kỳ đã cam kết bổ sung 162 triệu đô la để hỗ trợ các ứng phó toàn cầu đối với dịch virus corona, nâng tổng số tiền lên tới hơn 1 tỷ đô la. Số tiền này dùng để giúp hơn 120 quốc gia về giáo dục y tế công cộng, vệ sinh, giám sát dịch bệnh, khả năng phản ứng nhanh và hỗ trợ thực phẩm khẩn cấp.
Bà Bon Glick nói rằng họ không thể an toàn nếu quốc tế không an toàn vì virus không phân biệt ranh giới.
"Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các quốc gia để giúp họ tăng cường khả năng ứng phó khi virus corona tấn công họ", bà Bon Glick nói.
Hoa Kỳ cũng đang chuyển vật tư y tế quan trọng cho các nước. Ngày 11/5, USAID đã gửi máy thở do Mỹ sản xuất cho Nam Phi.
"Chúng tôi không chỉ gửi máy thở mà còn cả bình oxy, đào tạo mọi người cách sử dụng những thiết bị này, để các bệnh viện trên khắp thế giới có thể nhanh chóng sử dụng", bà Bon Glick nói.
Viện trợ của Hoa Kỳ so với Viện trợ của Trung Quốc
Trong một cuộc phỏng vấn, bà Bon Glick cũng nhấn mạnh sự khác biệt căn bản giữa viện trợ từ Hoa Kỳ và viện trợ từ chính quyền Trung Quốc.
Bà Bon Glick cũng cho biết: "Nói chung, mục tiêu của chúng tôi trong việc hỗ trợ nước ngoài là cuối cùng sẽ giúp các nước không cần đến sự hỗ trợ nữa" bằng cách hợp tác với các nước để họ đạt được sự tự chủ và một ngày nào đó chính các nước này trở thành nước đi tài trợ.
Israel và Hàn Quốc là hai ví dụ về sự thành công. Bà Glick chỉ ra: "Israel từng là một trong những nước nhận trợ cấp nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ, và giờ đây quốc gia này là một quốc gia đi tài trợ mà chúng tôi hợp tác, đặc biệt là ở Châu Phi".
Hàn Quốc, cũng đã nhận viện trợ lớn sau Chiến tranh Triều Tiên. Hiện cả Hàn Quốc và Israel đã trở thành hai trong số những đồng minh thân thiết của Mỹ.
Trái lại, cách tiếp cận của chính quyền Trung Quốc đối với sự hỗ trợ của nước ngoài là tạo ra "sự phụ thuộc vĩnh viễn vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", bà Bon Glick nói.
Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã tích cực thúc đẩy dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ - Sáng kiến Vành đai và Con đường (Một vành đai, Một con đường), với mục đích kết nối châu Âu, châu Phi và châu Á thông qua mạng lưới cảng, đường sắt và đường giao thông.
Chính quyền Trung Quốc nhắm mục tiêu một cách có hệ thống vào các nước đang phát triển có giá trị chiến lược hoặc giàu tài nguyên thiên nhiên và tiếp cận họ với những lời hứa hấp dẫn về phát triển cơ sở hạ tầng và các khoản vay hào phóng.
Sri Lanka đã xây dựng một cảng ở Hambantota bằng cách vay vốn từ Trung Quốc. Nước này đã được hứa 10.000 yêu cầu cảng một năm, nhưng trong năm đầu tiên hoạt động, chỉ có 37 yêu cầu, bà Bon Glick nói.
"Khi biết rõ rằng Sri Lanka sẽ không thể trả khoản nợ đó, Trung Quốc đã tham gia và đã có một hợp đồng thuê nhượng quyền 99 năm đối với cảng lớn nhất thế giới Sri Lanka", bà Bon Glick giải thích.
Điều tương tự cũng xảy ra với Djibouti. Chính quyền Trung Quốc đã giúp Djibouti xây dựng một cảng nằm ở vị trí chiến lược trên lối vào của Biển Đỏ. Djibouti không trả được khoản vay của mình và Trung Quốc hiện kiểm soát cảng này, bà Bon Glick cung cấp thông tin.
Bà Bon Glick nói dự án "Một vành đai, một con đường" nên gọi là "một vành đai, một con đường, vay nợ không thể trả".
Vì đại dịch, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã kêu gọi các quốc gia thuộc nền kinh tế G-20 xoá nợ cho các quốc gia nghèo nhất thế giới, để các quốc gia nghèo có thể tập trung vào việc chống lại dịch bệnh virus corona.
Ban đầu, lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra đồng tình, nhưng sau đó họ lại "đưa ra các loại điều kiện về loại nợ nào sẽ được xem xét để xóa nợ", cố gắng để tiếp tục giữ các khoản nợ".
© Nguyễn Minh
NTDVN
Theo The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét