Bước đầu tiên để chống lại các phương tiện truyền thông Trung Quốc là nói lên sự thật về họ.
Vào ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phân loại hoạt động tại Hoa Kỳ của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Dịch vụ Tin tức Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu là phái bộ nước ngoài. Thông báo này tiếp nối thông báo ngày 18/2 xác định Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, China Daily Distribution Corporation và Hai Tian Development USA là phái bộ nước ngoài.
Việc phân loại này giúp làm rõ bản chất của những hoạt động tại Hoa Kỳ của phương tiện truyền thông trực thuộc ĐCSTQ. Họ không phải là những phương tiện truyền thông độc lập. Họ là những hãng thông tấn chuyên tuyên truyền, giúp ĐCSTQ tạo sức ảnh hưởng lên dư luận. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang chứng minh cho ĐCSTQ thấy rằng, chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn nghiêm túc trong việc bảo vệ đất nước.
Tuy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không nói đến vấn đề này, nhưng toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ đều biết rõ, các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của ĐCSTQ cũng hoạt động như các mạng lưới gián điệp. Điều này cũng tương tự với nhiều công ty kinh doanh Trung Quốc đại lục đang hoạt động tại Hoa Kỳ. Đây là một phần thuộc chiến lược “mặt trận thống nhất” của ĐCSTQ.
Dù các động thái này của Bộ Ngoại giao đáng được hoan nghênh, nhưng chúng không thể đánh vào trọng tâm mới trong phương thức tuyên truyền của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ: các mạng truyền thông xã hội.
Đội quân mạng xã hội của ĐCSTQ, đôi khi được gọi là “Đội quân 50 xu” (vì họ được trả 50 xu cho mỗi bài họ làm), được đào tạo rất bài bản. Hàng trăm ngàn dư luận viên làm theo chỉ dẫn và được nhóm lại thành từng nhóm hỗ trợ lẫn nhau. Khi có một vấn đề quan trọng, ví dụ một cuộc biểu tình ở Hong Kong hay chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, họ sẽ chia thành 2 nhóm đối nghịch để tranh luận, tạo ra các chủ đề gây tranh cãi, làm cho các chủ đề trở nên sôi nổi, và sau đó dần dần định hướng hầu hết các cuộc thảo luận theo hướng mà ĐCSTQ muốn.
Đó là một chiến lược được lên kế hoạch tốt với những cân nhắc kỹ lưỡng. Nhóm “ủng hộ” phe đối lập phải tuân thủ những hướng dẫn nghiêm ngặt về những gì họ có thể nói khi đưa ra quan điểm đối lập, và các dư luận viên này phải hiểu rõ đâu là vạch đỏ không thể vượt qua. Một số nhóm cấp thấp hơn chỉ có nhiệm vụ sao chép và đăng lại nội dung.
Công việc của họ có thể tạo ra những người có tầm ảnh hưởng lớn trong vòng vài ngày. Và đội quân này cũng có thể mua chuộc những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, cho họ tiền, để họ tiếp tục nói chuyện như trước đây, nhưng vào những thời điểm quan trọng, những người có tiếng nói ấy sẽ thay ĐCSTQ nói về các vấn đề quan trọng.
Lực lượng mạng xã hội của ĐCSTQ từng can thiệp vào một cuộc bầu cử ở Đài Loan. Thị trưởng Đài Nam đã trở thành người đứng đầu một trong hai đảng lớn ở Đài Loan, nhờ vào sự ảnh hưởng của đội quân mạng xã hội của ĐCSTQ.
Giờ đây, cũng chính đội quân này đã “tiến bước” vào Hoa Kỳ. ĐCSTQ có một chiến lược: việc đánh bại ông Trump sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc phải đánh bại cả một quốc gia như Hoa Kỳ. ĐCSTQ đã sử dụng cùng một chiến lược này để nhắm mục tiêu vào các nhà lãnh đạo của các tổ chức, hoặc giới tinh hoa của các quốc gia, săn đuổi theo các cá nhân này thay vì phải nhắm vào toàn bộ các tổ chức hoặc cả một quốc gia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông đang xem xét việc cấm ứng dụng video ngắn TikTok tại Hoa Kỳ.
Chúng ta đều biết, ứng dụng TikTok đã gây ra rắc rối trong cuộc vận động tranh cử của Tổng thống Trump ở Tulsa. TikTok khuyến khích người dùng đăng ký tham gia sự kiện này nhưng không đến tham dự. Đây không phải là một hành động cá nhân, mà là một cuộc tấn công có tổ chức tốt. Và đó chỉ là một thử nghiệm nhỏ.
Đội quân mạng xã hội này cũng có thể giả vờ nói chuyện như một người ủng hộ đảng Dân chủ để tấn công ông Trump và sử dụng một đội ngũ lớn, được tổ chức tốt để lèo lái dư luận. ĐCSTQ đã lợi dụng hệ thống mở của Hoa Kỳ, và đất nước này không có đủ hiểu biết về các chiến thuật mà ĐCSTQ sử dụng.
Vừa qua, chính phủ Ấn Độ tuyên bố rằng họ đã cấm 59 ứng dụng từ Trung Quốc, bao gồm TikTok, WeChat, bản đồ Baidu, v.v.
Ở Hoa Kỳ, mọi quyết định đưa ra đều cần một quá trình dài. Một mặt, đây là cách một hệ thống dân chủ vận hành. Nhưng mặt khác, nhịp sống chậm rãi cũng là kết quả của một cuộc sống hòa bình lâu dài khiến hầu hết người Mỹ không biết rằng kẻ thù đang ở ngay sát cạnh họ.
Bắc Kinh đã thông qua luật an ninh quốc gia dành riêng cho Hong Kong. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo tuyên bố rằng: “Vì Bắc Kinh tiếp tục tiến hành việc thông qua luật an ninh quốc gia [tại Hong Kong], kể từ hôm nay, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt xuất khẩu thiết bị quốc phòng có nguồn gốc từ Mỹ và sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế tương tự với Trung Quốc, đối với các công nghệ quốc phòng và sử dụng kép của Mỹ tại Hong Kong”.
Hong Kong đã hoạt động như một lớp ngụy trang để chính quyền Bắc Kinh tiếp cận thị trường tài chính phương Tây và công nghệ nhạy cảm, bao gồm cả công nghệ quân sự và hàng không vũ trụ. Người ta có thể tự hỏi tại sao ĐCSTQ không quan tâm đến việc mất đi lớp ngụy trang này và giờ đây, làm thế nào chính quyền Bắc Kinh có thể có được những công nghệ đáng mong đợi này. Nhưng ĐCSTQ lại đi trước một bước: họ đã thiết lập nhiều địa điểm hạ cánh trung gian ở các quốc gia khác vốn có thể thực hiện chức năng ngụy trang như Hong Kong, để chuyển công nghệ nhạy cảm sang Trung Quốc.
ĐCSTQ có vẻ thông minh, nhưng như một câu nói tiếng Hoa nổi tiếng chúng ta gần đây có nghe “Trời diệt Trung Cộng (ĐCSTQ)”. Mặc dù ĐCSTQ tiếp tục thực hiện các chiến thuật xảo quyệt của mình, nhưng ngay lúc này họ đang phải đối mặt với khủng hoảng từ mọi hướng. Cho dù ĐCSTQ xảo quyệt, hèn hạ và tàn nhẫn đến mức nào, nhưng giờ đây gió đã đổi chiều, Thiên vận đang chống lại chế độ độc tài này.
© Du Miên
NTDVN
Theo The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét