Giám đốc FBI: Trung Quốc là ‘mối đe dọa lớn nhất" của nước Mỹ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Giám đốc FBI: Trung Quốc là ‘mối đe dọa lớn nhất" của nước Mỹ


Nguồn: Jonathan Marcus, FBI director: China is "greatest threat" to the US | BBC News. The director of the FBI has said that acts of espionage and theft by China's government pose the "greatest long-term threat" to the future of the US.

Giám đốc FBI Christopher Wray, trong bức ảnh hồi tháng 2, đã mô tả một chiến dịch diện rộng của chính phủ Trung Quốc nhằm phá vỡ cuộc sống thường ngày của người Mỹ. Reuters

Giám đốc FBI đã nói rằng các hành động tình báo và trộm cắp của chính phủ Trung Quốc là "mối đe dọa lâu dài lớn nhất" đối với tương lai của Mỹ.

Nói chuyện với viện Hudson (Hudson Institute) ở Washington D.C., Christopher Wray mô tả một chiến dịch gây gián đoạn cách đa hướng.

Ông nói rằng Trung Quốc đã bắt đầu nhắm mục tiêu vào các công dân Trung Hoa hiện đang sống ở nước ngoài, ép buộc họ quay trở lại và đã làm việc để phá hoại quá trình nghiên cứu coronavirus của Hoa Kỳ.

"Mối đe dọa này không thể nào nguy hiểm hơn", ông Wray nói.

“ Trung Quốc đang tham gia vào một nỗ lực toàn quốc để trở thành cường bá duy nhất của thế giới bằng bất kỳ phương tiện cần thiết nào", ông nói thêm.




Trong một bài phát biểu dài gần một tiếng đồng hồ vào thứ ba, giám đốc FBI đã phác thảo một bức tranh ảm đạm về sự can thiệp của Trung Quốc, một chiến dịch sâu rộng về tình báo trong kinh tế, trộm cắp dữ liệu và tiền tệ và các hoạt động chính trị bất hợp pháp, sử dụng hối lộ và tống tiền để gây ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ.

”Sự việc nguy kịch đến mức cứ mỗi 10 tiếng đồng hồ, FBI lại phải mở một hồ sơ phản gián mới liên quan đến Trung Quốc,” ông Wray nói. “Trong số gần 5,000 vụ phản gián đang được điều tra trên cả nước, gần một nửa có liên quan đến Trung Quốc."

Giám đốc FBI đã đề cập đến một chương trình có tên là “ Fox Hunt” mà theo ông, được dẫn đầu bởi chủ tịch Tập Cận Bình, và ông nói rằng có mục tiêu là các công dân Trung Quốc sống ở nước ngoài mà được coi là mối đe dọa đối với chính phủ Trung Quốc.

"Chúng tôi đang nói về các đối thủ chính trị, các nhà bất đồng chính kiến ​​và các nhà phê bình đang tìm cách vạch trần các vi phạm nhân quyền sâu rộng của Trung Quốc," ông nói. "Chính phủ Trung Quốc muốn buộc họ quay trở lại Trung Quốc, và các chiến thuật của Trung Quốc để thực hiện điều đó thật sự đáng gây sốc."


Ông nói tiếp, "Khi không định vị được một mục tiêu nào đó của Fox Hunt, chính phủ Trung Quốc đã gửi một sứ giả đến thăm gia đình của mục tiêu đó tại Mỹ. Thông điệp mà họ muốn gửi? Mục tiêu đó sẽ có hai lựa chọn: trở về Trung Quốc kịp thời, hoặc tự sát."

Chương trình này được bắt đầu vào năm 2015 để nhắm vào những người bị buộc tội tham nhũng và đã dẫn đến việc bắt giữ hàng ngàn người đào thoát.

Tuy nhiên, các báo cáo về sự bắt giữ phi thường của các đối thủ chính trị chống Bắc Kinh đã được nhân lên trong những năm gần đây, bắt đầu từ ông Gui Minhai, một trong những người bán sách ở Hồng Kông đã biến mất vào năm 2015 và xuất hiện trở lại trong sự giam giữ của Trung Quốc. Không giống như những người khác, ông Gui biến mất ở nước ngoài - ở Thái Lan - chứ không phải ở Hồng Kông.

Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một mối đe dọa mới đối với phương Tây, không phải vì khả năng quân sự ngày càng tăng - mặc dù đó là một yếu tố - nhưng vì về mặt kinh tế và kỹ thuật, họ giờ là đối thủ ngang hàng của Mỹ, và ngang hàng cạnh tranh này thuộc một thế giới rất khác.




Các cường quốc thế kỷ 19 đã cạnh tranh ít nhiều về các điều khoản ngang nhau nhưng hoạt động trong một hệ thống quốc tế ít tích hợp. Trong nửa sau của Thế kỷ 20, Liên Xô là đối thủ cạnh tranh quân sự ngang hàng của Mỹ, nhưng với nền kinh tế tương đối yếu phần lớn bị cô lập khỏi hệ thống quốc tế rộng lớn hơn.

Trung Quốc, tuy nhiên, có một nền kinh tế lớn mạnh và đang phát triển. Họ chia sẻ phần lớn không gian kinh tế với phương Tây và việc họ thống trị các chuỗi cung ứng quan trọng - ví dụ như personal protective equipment (PPE) cho nhân viên y tế - chỉ tăng cường sức mạnh của họ.

Mức độ hội nhập của một thế giới đã toàn cầu hóa ngày nay và tầm quan trọng của dữ liệu và thông tin chỉ đóng vai trò là số nhân lực lượng cho cách tiếp cận toàn cầu trong công khai và thầm lén của Trung Quốc.



Trong một bài diễn văn hiếm hoi, ông Wray đã yêu cầu những người gốc Hoa sống ở Mỹ liên lạc với FBI nếu các quan chức Trung Quốc nhắm mục tiêu họ để ép buộc họ trở lại Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã biện hộ cho chương trình này trong quá khứ, nói rằng đây chỉ là một phần của nỗ lực chống tham nhũng hợp pháp.

Mối đe dọa do Trung Quốc gây ra sẽ được tiếp tục nhắc đến bởi Tổng chưởng lý Hoa Kỳ và bộ trưởng ngoại giao Mỹ trong những tuần tới, ông Wray nói.

Bài diễn văn được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích nhiều lần về Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch coronavirus, liên tục đổ lỗi cho đất nước này về đại dịch toàn cầu. Trong một động thái khác, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết trong tuần này rằng chính quyền đang xem xét việc cấm cản các ứng dụng từ Trung Quốc - bao gồm cả TikTok, một ứng dụng cực kỳ phổ biến.

Các ứng dụng "phục vụ như là những cánh tay của cỗ máy giám sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc", ông nói.


© Jonathan Marcus
    Jade Nguyen dịch
    Cookie Duong Biên tập
    Interpreter
Nguồn: Jonathan Marcus, FBI director: China is "greatest threat" to the US | BBC News. The director of the FBI has said that acts of espionage and theft by China's government pose the "greatest long-term threat" to the future of the US.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad