Tương lai đảng Cộng Sản Việt Nam sau đại hội XIII - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Tương lai đảng Cộng Sản Việt Nam sau đại hội XIII



Tiến tới Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng. Ảnh mình họa

Không còn bao lâu nữa đảng CSVN sẽ họp đại hội để bầu lại Ban Chấp Hành Trung Ương, Bộ Chính Trị, chọn người lãnh đạo đảng trong nhiệm kỳ tới. Tiền hội nghị có thể xảy ra một lần nữa, khoá 12A, vì vấn đề nhân sự. Con số 19 Uỷ Viên Bộ Chính trị Ban Chấp Hành Trung Ương được xem là con số lý tưởng nhưng có thể tụt xuống còn 15. Đây là quyền quyết định của Ban Chấp Hành T/Ư (họp kín). Tuy nhiên, Nguyễn Phú Trọng vẫn mong muốn có đủ 19 Uỷ Viên để Bộ Chính Trị có một lực lượng nhân sự “mạnh”, là điều kiện để giữ đảng, hay đúng hơn là muốn có đủ nhân sự “trong chiều hướng” thân Trung cộng.

Tứ Trụ triều đình trong kỳ họp tới rất quan trọng cho đảng CSVN, vì phe thân Tây Phương đang vận động thay đổi do nhìn thấy đảng CS Trung Hoa đang ở trong tình trạng tứ bề thọ địch trong khi đảng CSVN không thể hoãn binh với chiến thuật “đu dây” như trước đây. Việt Nam phải thay đổi vì tình trạng kinh tế đang gặp quá nhiều khó khăn.




Đây là mối lo ngại hàng đầu của phe Nguyễn Phú Trọng. Trọng không lo “theo Tây Phương” thì mất đảng. Bởi vì hiện nay, Nguyễn Phú Trọng có quá nhiều kẻ thù sau vụ “đốt lò” để soán đoạt tài sản và chia chác cho phe nhóm của Trọng. Một khi mất quyền lực thì tài sản sẽ lọt vào tay “chủ mới” như từng chứng kiến cái gương Nguyễn Tấn Dũng mà chính Trọng là đao thủ. Gia tài và các trương mục kết sù của Nguyễn Phú Trọng ở ngoại quốc, do Trọng thu tóm được trong hai nhiệm kỳ ngồi ở ghế tổng bí thư đảng, có bàn tay đỡ đầu của Tập Cận Bình. Trọng từng nói:

“…Nếu chúng ta chống lại Trung Quốc thì chúng ta đã không thể an tâm họp đảng ngày hôm nay”, …qua 4 tốt – 16 chữ vàng.


Sự việc hiển nhiên, Nguyễn Phú Trọng thề sống chết với đảng CS và vẫn coi Hoa Kỳ là kẻ thù. Bằng chứng là khi Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đến Việt Nam gặp Kim Yong Un, thì Trọng đã “trốn” qua Cam Bốt để lánh mặt. Tuy nhiên, do áp lực các định chế và cơ sở kinh doanh Hoa Kỳ ở Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng đã phải trở về để ký hợp đồng mua máy bay Boeing. Nhưng, đã hơn một năm vẫn chưa có tiền đặt cọc. Đã vậy, Trọng lại mang tiền đi mua vũ khí của Nga sô rồi còn cho Nga mướn hải cảng Cam Ranh, cho Trung Cộng nuôi cá ven vịnh Cam Ranh. Thêm vào đó, viện bảo tàng “Tội Ác Mỹ Nguỵ” vẫn còn duy trì ở Hà Nội để cho du khách quốc tế “tham quan” chiêm ngưỡng thành quả “đánh Mỹ là đánh cho Nga Sô, cho Trung quốc”.

Theo điều lệ đảng, thì kỳ đại hội này Nguyễn Phú Trọng phải bị thay thế vì giới hạn nhiệm kỳ và tuổi đã quá cao. Do đó, Trọng phải vận động tìm người thay thế, theo đúng chủ trương của Tập Cận Bình và trung thành với đảng. Thành phần nhân sự các ứng viên cho vị trí tổng bí thư thường được chọn trong số bốn người xếp hàng đầu của nhiệm kỳ trước. Ba ứng viên thay thế có thể sẽ là Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân và Trần Quốc Vượng. Cả ba đã quá 65 tuổi vào tháng 9/2020, nên người được chọn vào ghế tổng bí thư sẽ được miễn tuổi, và hai người còn lại sẽ phải nghỉ hưu.




Đối với Nguyễn Xuân Phúc, người Việt tỵ nạn gọi là danh hài “trụ đèn biết đi”, hiện có tài sản, con cái tại Hoa Kỳ, được đảng Dân Chủ Hoa Kỳ ưu đãi, thì nay đã hết thời. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân có hỗn danh là “đào thương” của Nguyễn Tấn Dũng, từng đi học ở Texas, chắc chắn sẽ bị loại vì đảng CSVN chưa sẵn sàng chấp nhận một Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước là đàn bà. Vậy thì chỉ còn Trần Quốc Vượng là sáng giá. Nhưng, đây lại là vật trở ngại cho Nguyễn Phú Trọng. Đó là, Trọng không thể điều khiển được Vượng khi Vượng làm chủ tịch nước, vì Trần Quốc Vượng thân thiết với tướng công an Nguyễn Hữu Vinh, con trai của thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng (Sáu Hưởng, TT2 trước đây) và Vượng lại là nhân sự cật ruột của Sáu Hưởng khi Nguyễn Tấn Dũng còn làm thủ tướng. Có phải đó là quả báo của việc Đốt Lò?

Ghế thủ tướng CSVN có thể lọt vào tay con bài sáng giá Phạm Bình Minh đương là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao, biết thông thạo ngoại ngữ và có dịp tiếp xúc với nhiều lãnh tụ các quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Nhưng không biết có lọt được vào vòng chung kết do Tập Cận Bình tuyển chọn hay không vì Phạm Bình Minh là con ruột của Nguyễn Cơ Thạch từng chống lại chính sách của Tầu cộng. Về sau làm đại sứ cho CSVN tại Liên Hiệp Quốc (New York) đã bị thanh toán trong một vụ tai nạn xe cộ ở Việt Nam. Ngoài Phạm Bình Minh thì có Trương Hoà Bình phó thủ tướng, và Vương Đình Huệ.

Thay thế Nguyễn Thị Kim Ngân trong chức chủ tịch quốc hội, có hai nhân vật là Trương Thị Mai hoặc Phạm Minh Chính. Bà Mai là phụ nữ có nhiều triển vọng, trong khi Phạm Minh Chính lại là người của Trọng, thuộc phe Trung cộng.




Vấn đề nhân sự, các ứng viên cho “tứ trụ triều đình”, từ Bí Thư BCH/ TƯ Đảng, Chủ Tịch Nước, Chủ tịch Quốc Hội, đến ghế Thủ Tướng, người ta thấy có hai phe rõ rệt. Một là phe thủ cựu, quyết sống chết với đảng, chịu ơn mưa móc của họ Tập và hai, là phe cấp tiến nhìn thấy nguy cơ đến từ đảng CS Trung Quốc đang tứ bề thọ địch, thiên tai triền miên và đang bị thế giới cô lập. Trong khi, tại nội địa Trung Hoa thì Trung cộng phải đối diện với áp lực đến từ các dân tộc Mông Cổ, Tân Cương, Ngô Duy Nhĩ, Tây Tạng, lại thêm các nỗ lực tranh đấu của Pháp Luân Công với hơn 100 triệu thành viên. Đó là chưa kể đến 7 triệu người dân Hồng Kông, và 22 triệu người dân Đài Loan.

CSVN bây giờ không thể đu dây. Các cán bộ trẻ của CSVN, các tướng lãnh thế hệ thứ hai đã nhìn thấy sự ẩu đả trong đảng để tranh giành ghế và giành quyền lợi, chắc chắn phải xảy ra.

Nếu phe Trọng thắng, trong khi Trung Cộng đang bị thế giới tẩy chay, bị cô lập kinh tế, sẽ đi tới tình trạng suy sụp và thiếu đói thực phẩm. Một số kinh tế gia dự đoán xác xuất là 60%, sẽ có cuộc bạo loạn xảy ra tại Trung quốc, và đảng CS Trung Cộng sẽ xụp đổ như ở Liên Xô vào năm 1989. Phe đổi mới sẽ có cơ hội vùng lên, chiếm lại thế “chủ quyền” cho một Việt Nam tự do như Ukraine đã làm trước đây.

Không biết vai trò của người Việt Nam Quốc Gia ở trong nước cũng như ở hải ngoại sẽ là gì? Họ có chuẩn bị gì chưa? Nếu chưa thì bao giờ mới có?


© Tiến Sĩ Hà Văn Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad