Việt Nam: Covid-19 tái bùng phát có thể gây hậu quả “khôn lường” - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Việt Nam: Covid-19 tái bùng phát có thể gây hậu quả “khôn lường”


Đại dịch Covid-19 tái bùng phát ở cộng đồng tại nhiều địa phương ở Việt Nam hiện nay, nếu không kịp thời được ngăn chặn, kiểm soát, có thể sẽ gây ra những hậu quả 'khôn lường' về kinh tế - xã hội.


Covid-19 đang trở lại ở Việt Nam.

Hôm thứ Năm, 30/7/2020, từ Hội An, một trong các địa phương ở miền Nam Trung Bộ của Việt Nam đang phải tích cực đối phó tái phát dịch bệnh, kinh tế gia Bùi Kiến Thành trước hết đưa ra bình luận bao quát với BBC News Tiếng Việt:

"Theo tôi, đây là hệ lụy của việc chưa kiểm soát được tốt nguồn nhập cư trái phép, nếu tiếp tục thì chưa thể tính được mức tác động đến nền kinh tế nói chung.

"Tuy nhiên các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhanh chóng, khoanh vùng các điểm dịch, cách ly các đối tượng có tiếp xúc với người bị bệnh và truy lùng các đối tượng có nguy cơ truyền bệnh trong cộng đồng.

"Nếu làm tốt các động tác này thì có thể giới hạn nạn bùng phát. Theo kinh nghiệm đã trải qua, có thể tin tưởng rằng công tác truy lùng và hạn chế lây lan trong cộng đồng sẽ có kết quả tốt."




'Bế tắc, ngưng trệ, thất nghiệp tăng'

Về hệ lụy, ảnh hưởng kinh tế - xã hội của bùng phát Covid-19, chuyên gia tư vấn chính sách này nêu quan điểm:

"Còn về thiệt hại thế nào đến nền kinh tế, thì trước mắt đã ghi nhận sự bế tắc của hoạt đông du lịch vừa mới được khởi động lại, rồi đây các hoạt động liên quan sẽ bi ngưng trệ, thất nghiệp sẽ tăng thêm, sức tiêu dùng sẽ giảm.

"Các họạt động đầu tư nước ngoài mới vừa được manh nha phát triển tốt, sẽ bị đình trê vì nhân sự nước ngoài đến nghiên cứu thị trường và cung ứng lao động cấp cao sẽ bị hạn chế, môi trường phát trển đầu tư sẽ bị xấu đi, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận đầu tư mới."

"Tuy nhiên, tôi cho rằng vẫn còn quá sớm để ước tính hậu quả, trong những ngày tới, với kết quả của các biện pháp "chống dịch như chống giặc" của Việt Nam như thế nào, thì mới thấy rõ ràng hơn."


Về ảnh hưởng có thể có của đợt bùng phát dịch Covid-19 với một số địa phương ở Nam Trung Bộ, hay các trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội lớn trong cả nước như Hà Nội, Sài Gòn, kinh tế gia Bùi Kiến Thành nêu ý kiến:

"Riêng các địa phương Nam Trung Bộ, như Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, đến Nha Trang, Phú Yên v.v…, thì mùa du lịch năm nay sẽ bị tác động lớn, nguồn dịch ập đến ngay trong lúc mùa du lịch đang khởi động lại. Một phần khá lớn các du khách đã hủy các chuyến đi, kể cả các Tour v.v…, kéo theo sự đình trệ trong các lĩnh vực liên quan.

"Sài Gòn, Hà Nội đã có các biện pháp cách ly xã hội để ngăn ngừa lây lan, việc cần phải làm tiếp theo là chuẩn bị các phương tiện cứu chữa bệnh, cách ly, hạn chế các khách từ các nơi khác đến... cho có hiệu quả không để cho vỡ trận."


Hà Nội ngày 31/7

Khi được hỏi Việt Nam cần có biện pháp gì tiến hành vào thời điểm này để khắc phục một cách hiệu quả, bền vững, chuyên gia kinh tế từ Hội An nêu ý kiến:

"Về hoạt động kinh tế, thì theo tôi cần khẩn trương ngồi lại với các Hội đoàn Doanh nghiệp, Phòng Thương mại, Công nghiệp Việt Nam - VCCI v.v... để nhanh chóng thống nhất các giái pháp ứng cứu cho doanh nghiệp, phát triển những thị trường nào có tiềm năng, kể cả trong mùa dịch. Đề ra những chính sách, biện pháp tài khóa, tiền tệ cần thiết, để doanh nghiệp có thể tránh bị hủy diệt, xây dựng kế hoạch phát triển trong hoàn cảnh, giai đoạn mới."




'Khó tiên lượng, nguy hiểm cao'

Khi được đề nghị đưa ra dự phóng, tiên lượng tình hình tiếp tới đây của việc tái bùng phát Covid-19 ở cộng đồng tại Việt Nam sẽ ra sao và nước này cần phải làm gì để có thể quản lý, kiểm soát an toàn, hiệu quả và bền vững đại dịch, từ Melbourne, bang Victoria, Úc, Bác sỹ Phan Đình Hiệp nói với BBC News Tiếng Việt qua một thảo luận trực tuyến hôm 30/7/2020:

"Nói thật là khó tiên lượng, đợt này có thể nói là nguy hiểm hơn đợt trước, độ nguy hiểm chắc chắn là cao hơn lần trước.

"Còn nếu chúng ta tiên lượng là xấu thì cũng buồn cho Việt Nam, mà nếu nói là tốt thì không hợp lý lắm, thành ra câu hỏi này, câu trả lời xin bỏ ngỏ.

"Chỉ thiết tha mong rằng Việt Nam làm xét nghiệm (test) thật nhiều, giãn cách xã hội cho thật tốt, đặc biệt tôi tin rằng với người Việt Nam thì khá trung thực và khá quan tâm về vấn đề dịch bệnh này, hơn là một số cộng đồng khác.

"Có thể nói là người Việt Nam quan tâm về Covid-19 này tốt hơn cả những người ở bên Úc này nữa, người bên Úc người ta còn chủ quan hơn rất là nhiều.




"Nhưng mà ở Việt Nam có những lỗ hổng quá lớn, đặc biệt là những người Trung Quốc ở biên giới vào Việt Nam quá dễ dàng và cái đó có thể đưa ra đầy đủ các thuyết âm mưu từ đó cũng được, nhưng mà tôi không phải là người đưa ra thuyết âm mưu.

"Chỉ muốn nói rằng một mặt người dân phải chống dịch, một mặt chính quyền phải hỗ trợ người dân, mặt khác y tế phải cố gắng tích cực và trung thực, còn lại sẽ là nhờ Trời."


Hà Nội ngày 31/7

Sống ở thành phố Oxford, Anh quốc, Tiến sỹ Hoàng Kim Phúc, một chuyên gia trong lĩnh vực sinh học và y - sinh học nhiệt đới nói với BBC News Tiếng Việt:

"Theo tôi nghĩ, đợt dịch này phức tạp hơn đợt trước rất nhiều vì rõ ràng nó đã có triệu chứng đã lan khá rộng.

"Tuy nhiên, theo tôi hiểu sử dụng những biện pháp ráo riết như đã từng làm ở Việt Nam trong đợt trước thì tôi nghĩ là sẽ có thể kiểm soát được nó.

"Song ở đây, cái mà tôi muốn nói hãy tìm cách để chọn lọc ở trong một loạt những giải pháp đã dùng, những giải pháp nào cần phải duy trì, cần phải đẩy mạnh thì đẩy mạnh, còn những giải pháp nào quá đáng thì phải rút.

"Để làm gì? Để cân bằng giữa sự sống còn của nền kinh tế và đồng thời chúng ta vẫn hạn chế và kiểm soát được dịch."


© BCC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad