Tóm tắt: Ngày thứ nhất phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Tóm tắt: Ngày thứ nhất phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm



Quang cảnh phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm, sáng ngày 7/9/2020. Ảnh: TTXVN.

Mười ngày xét xử sơ thẩm vụ án Đồng Tâm sẽ là mười ngày dài, chỉ riêng việc theo dõi trên mạng không thôi cũng đã có thể rất mệt mỏi. Nếu bạn không thể theo dõi liên tục, đây là bản tin tóm tắt các diễn biến chính trong ngày.

Luật Khoa sẽ đăng các bản tin tóm tắt vào tối mỗi ngày cho đến khi phiên tòa kết thúc.

Vụ án có 29 bị cáo, xét xử trong 10 ngày

Trong số 29 bị cáo có 25 người bị truy tố và xét xử về hành vi “Giết người” theo Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o – Bộ luật Hình sự năm 2015.




Bốn bị cáo còn lại bị truy tố về hành vi “Chống người thi hành công vụ” theo Điều 330, khoản 2, điểm a – Bộ luật Hình sự năm 2015.

15 luật sư tham gia bào chữa do các bị cáo và gia đình bị cáo mời. 18 luật sư còn lại do tòa án chỉ định.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày.


An ninh thắt chặt, người nhà bị cáo không được tham dự phiên tòa

Phiên tòa được gọi là công khai nhưng thắt chặt an ninh đến mức tối đa. Lực lượng công an phong tỏa và kiểm soát gắt gao đường Phạm Văn Bạch, địa điểm của Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội nơi phiên xét xử diễn ra. Họ giăng dây từ xa ngăn cản người nhà bị cáo và người dân tiếp cận tòa án.

Một người nhà bị cáo cho Luật Khoa biết rằng hơn 20 viên công an bao vây nhà riêng của người này từ hôm qua. Sáng nay người này phải nói dối mới qua được vòng kiểm soát và đi thẳng lên tòa.


Người nhà của một số bị cáo ở khu vực bên ngoài tòa án, sáng 7/9/2020. Ảnh: Luật Khoa.

uật sư bị cấm tiếp xúc với bị cáo tại phiên tòa

Ngay trong giờ nghỉ trưa giữa phiên tòa, các luật sư đã soạn đơn khiếu nại khẩn cấp gửi đến Chánh án Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, yêu cầu Hội đồng xét xử tôn trọng quyền được bào chữa của các bị cáo và quyền bào chữa của luật sư theo đúng pháp luật, trong đó có quyền tiếp xúc bị cáo.

Trước đó, trong phiên xét xử buổi sáng, khi Hội đồng Xét xử dừng phiên tòa để hội ý kín, lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa đã ngăn cản các luật sư tiếp xúc với bị cáo do mình bào chữa.




Khi Hội đồng Xét xử tiếp tục phiên tòa, luật sư Đặng Đình Mạnh có đề nghị Hội đồng Xét xử cần phải thông báo rõ về việc các luật sư có quyền tiếp xúc với các bị cáo mà mình đang bào chữa tại phiên tòa.

Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa (Thẩm phán Trương Việt Toàn) đã công khai tuyên bố “các luật sư đã có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án, đã có thời gian tiếp xúc với các bị cáo trước khi xét xử trong trại giam, vì vậy việc tiếp xúc giữa luật sư với bị cáo tại phiên tòa là không cần thiết.”

Dù luật sư đã chỉ ra hành vi này của thẩm phán vi phạm nghiêm trọng khoản 4 điều 256 Bộ luật Tố tụng Hình sự, nhưng thẩm phán chủ tọa vẫn bỏ qua.


Người nhà của một số bị cáo ở khu vực bên ngoài tòa án, sáng 7/9/2020. Ảnh: Luật Khoa.

Kiến nghị của tập thể các luật sư tham gia bào chữa trước khi phiên tòa diễn ra

Trước đó, vào ngày 3/9/2020, nhóm 13 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo đã cùng ký kiến nghị gửi thẩm phán chủ tọa, Chánh án Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội.

Bản kiến nghị chỉ ra những điểm chưa đúng hoặc sai sự thật trong bản Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội, trong đó có các thông tin cắt gọt gây hiểu lầm, những nội dung trái ngược với thông tin ban đầu được Bộ Công an đăng tải công khai sau khi xảy ra sự kiện.

Kiến nghị còn phản ánh các luật sư luôn bị cản trở trong suốt quá trình tác nghiệp, từ giai đoạn điều tra, truy tố đến chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử. Các luật sư không được tiếp xúc riêng với thân chủ, không được tiếp cận kịp thời với hồ sơ vụ án.

Ngay trong phiên tòa, thẩm phán chủ tọa khi trả lời nội dung kiến nghị cũng chỉ đồng ý chấp nhận cho các luật sư xem toàn bộ bản clip ghi hình có trong hồ sơ trong quá trình xét xử, không giải quyết yêu cầu cho luật sư được sao chụp các tài liệu này.


Các luật sư bào chữa tại phiên tòa, sáng 7/9/2020. Ảnh: TTXVN.

Các tổ chức quốc tế lên tiếng lo ngại và yêu cầu xét xử công bằng

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Human Rights Watch đã phát biểu về vụ án.

“Rất đáng lo ngại về thủ tục tố tụng và quyền được xét xử công bằng dành cho 29 dân làng đang bị truy tố vì vụ việc ở Đồng Tâm. Nạn tra tấn, bức cung vốn vẫn phổ biến trong các trại giam của công an. Khái niệm tòa án độc lập còn xa vời, và các bản án được Đảng Cộng sản định sẵn là các đặc thù của cái gọi là hệ thống tư pháp Việt Nam. Quyền gặp luật sư của các bị cáo cực kỳ bị hạn chế và chỉ được thực hiện sau khi công an đã thẩm vấn, lấy cung và điều tra xong.




Còn có rất nhiều câu hỏi chưa từng được trả lời về những gì đã xảy ra trong vụ tấn công Đồng Tâm, và có lẽ sẽ không bao giờ được trả lời, khi mà Hà Nội đang gấp rút kết tội các bị cáo.

Có thể thấy khá rõ là chính quyền muốn trừng phạt các bị cáo bằng các bản án rất nặng để răn đe những ai dám chống lại quyền lực nhà nước trong tương lai. Trong bối cảnh công luận đang rất quan tâm đến vụ án này, Việt Nam hãy để cho các nhà quan sát quốc tế độc lập – gồm cả giới ngoại giao, báo chí và tổ chức phi chính phủ – theo dõi phiên tòa, và chấm dứt việc sách nhiễu, theo dõi thân nhân, gia đình của các bị cáo.”

Trước đó, vào ngày 4/9/2020, 11 tổ chức phi chính phủ (NGO) trong và ngoài nước cũng đã gửi kiến nghị đến Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, kêu gọi can thiệp để vụ án được “xét xử công bằng”.

Người theo dõi phiên tòa bị bắt
Theo thông tin từ trang cá nhân của Đỗ Thu, con gái ông Trịnh Bá Khiêm, sáng nay khi đến tham dự phiên tòa, ông đã bị công an bắt đưa lên ô tô chở đi, và đến tối mới về lại nhà.

Trước đó, vào ngày 24/6/2020, hai con trai của ông Khiêm là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, cùng vợ của ông là Cấn Thị Thêu, vốn là ba người thường xuyên đưa tin và ủng hộ dân làng Đồng Tâm, đã bị chính quyền bắt giữ trong một vụ án khác.


© Y Chan
    Luật Khoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad