Vòng vây biển Đông: Nhật Bản – Indonesia liên kết an ninh quốc phòng, kinh tế - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Vòng vây biển Đông: Nhật Bản – Indonesia liên kết an ninh quốc phòng, kinh tế


Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (L) và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tổ chức một cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm của họ tại dinh tổng thống ở Bogor, phía nam Jakarta, vào ngày 20 tháng 10 năm 2020 (Ảnh của Kyodo News qua Getty Images)


Tiếp theo chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản, hai nước Nhật Bản và Indonesia cũng đã đẩy nhanh các cuộc đàm phán về việc xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng. Có vẻ như một ‘vòng vây Biển Đông’ đang được hình thành, với liên minh ‘ngầm’ 3 nước nhằm tạo thành vòng vây “hãm’ đường hàng hải của Trung Quốc.


Hôm thứ Ba (ngày 21/10), cuộc đàm phán giữa hai nước Nhật Bản và Indonesia đã thể hiện mối quan ngại về sự quyết đoán trong khu vực của Trung Quốc. Các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai bên cũng hứa hẹn sẽ sớm có các cuộc gặp.



Bức tường thành ‘chống Trung’


Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đang có chuyến công du 4 ngày tới Việt Nam và Indonesia, chuyến công du đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào tháng trước của ông, và là một phần trong nỗ lực của Tokyo nhằm tăng cường quan hệ với hai quốc gia quan trọng ở Đông Nam Á.


Thủ tướng Nhật Bản Suga và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thỏa thuận về việc xuất khẩu trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội của ông Saga, cho thấy tầm quan trọng của liên kết khu vực sẽ như một “bức tường thành” chống lại Trung Quốc.


Tiếp đó là việc thắt chặt quan hệ với Indonesia.


“Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác an ninh và quốc phòng giữa hai nước trong bối cảnh tình hình khu vực đang thay đổi, chúng tôi đã đồng ý tổ chức cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng vào một ngày sớm, và đẩy nhanh các cuộc đàm phán về việc chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng”, Thủ tướng Suga cho biết sau cuộc thảo luận với Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại cung điện Bogor gần Jakarta.



Theo bản đồ trên có thể hiểu lý do tại sao các chuyến công du đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản lại hướng đến 2 nước láng giềng là Việt Nam và Indonesia. Đó là vì ba nước Nhật- Indo - Việt sẽ tạo ra một “vòng cung”, “kẹp” đường ra của Trung Quốc, theo một chuyên gia địa chính trị nhận định


Nhà lãnh đạo Indonesia Jokowi, cho biết trong một lần xuất hiện chung trên các phương tiện truyền thông rằng, mối quan hệ đối tác bền chặt hơn giữa Tokyo và Jakarta là rất quan trọng; “đặc biệt trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng rõ rệt giữa các cường quốc trên thế giới”, ám chỉ về cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.


Ông Suga và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý về nguyên tắc một hiệp định xuất khẩu thiết bị quân sự và công nghệ vào thứ Hai này (ngày 19/10).


Thủ tướng Suga phải cân bằng mối quan hệ kinh tế sâu sắc của Nhật Bản với Trung Quốc, kèm theo những lo ngại về an ninh, bao gồm cả việc Bắc Kinh ngày càng thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Đảng cầm quyền của ông muốn một đường lối cứng rắn hơn, sau khi quan hệ này “ấm lên” dưới thời ông Abe.


Rủi ro giữa 2 làn đạn


Giống như các thành viên khác của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), Indonesia cảnh giác với việc xa lánh đối tác kinh tế lớn Trung Quốc và vướng vào cuộc đối đầu căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đến thăm Nhà sàn Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 10 năm 2020 tại Hà Nội, Việt Nam. (Ảnh của The Asahi Shimbun qua Getty Images)


Mặc dù Indonesia không phải là nước có tuyên bố chủ quyền chính thức ở Biển Đông quan trọng về mặt chiến lược, nước này coi một phần đường thủy là thuộc chủ quyền của mình. Indonesia cũng đã thường xuyên đẩy lùi các tàu tuần duyên và tàu đánh cá của Trung Quốc khỏi khu vực mà Bắc Kinh cho rằng họ có chủ quyền lịch sử.


Nhưng Jakarta năm nay đã từ chối đề nghị của Hoa Kỳ để cho phép máy bay giám sát hàng hải P-8 Poseidon của họ hạ cánh và tiếp nhiên liệu ở đó, một dấu hiệu cho thấy Jakarta không muốn đứng về phía nào trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung.


Chuyến thăm Đông Nam Á của ông Suga diễn ra sau cuộc họp tại Tokyo vào tháng này của “Bộ tứ”, một liên minh không chính thức gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ (nhóm Quad)


Hôm thứ Hai, các thành viên Quad cho biết Úc sẽ tham gia các cuộc tập trận hải quân ở Vịnh Bengal vào tháng tới với sự tham gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, trong một động thái có thể gây lo ngại ở Trung Quốc - quốc gia đã chỉ trích các cuộc tập trận tương tự là gây bất ổn.


Hoa Kỳ đã và đang thúc đẩy sự hợp tác sâu hơn giữa các thành viên Quad như một bức tường thành chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực của Trung Quốc. Trung Quốc đã lên án “nhóm bốn nền dân chủ” này là một nỗ lực để kìm hãm sự phát triển của họ.


Chuyến thăm của ông Suga trùng với nỗ lực của Nhật Bản nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, bằng cách đưa hoạt động sản xuất về nước hoặc đặt trụ sở nhiều hơn ở Đông Nam Á.


Jokowi cho biết ông đánh giá cao việc các công ty Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Indonesia.


Ông Suga cũng thông báo rằng Nhật Bản sẽ gia hạn 50 tỷ yên trong khoản vay dài hạn, lãi suất thấp cho Indonesia, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán và có số ca nhiễm trùng và tử vong cao nhất ở Đông Nam Á.



© Lê Minh
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad