Bất chấp căng thẳng bầu cử, Mỹ đẩy mạnh kế hoạch hủy niêm yết các công ty Trung Quốc - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

Bất chấp căng thẳng bầu cử, Mỹ đẩy mạnh kế hoạch hủy niêm yết các công ty Trung Quốc


Sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng trên nhiều lĩnh vực. (Nguồn ảnh: Wikipedia)


Theo Bloomberg, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đang thúc đẩy một kế hoạch có nguy cơ đẩy các công ty Trung Quốc khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Việc tiếp tục cắt đứt các vòi bạch tuộc hút vốn của Trung Quốc trên chính đất Mỹ không chỉ tiếp tục diễn ra mà còn được đẩy mạnh hơn, bất chấp cuộc chiến gian lận phiếu bầu ngày một căng thẳng.


Công ty không tuân thủ nguyên tắc kiểm toán của Mỹ sẽ buộc phải huỷ niêm yết


Theo nguồn tin từ Bloomberg, vào cuối năm nay, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) sẽ đề xuất quy định chế tài việc hủy niêm yết các công ty nếu không tuân thủ các quy tắc kiểm toán của Mỹ.


Thực tế, động thái này đã được thảo luận và chuẩn bị từ tháng 8/2020 bởi nhóm làm việc của Tổng thống về Thị trường tài chính. Nhóm này hoạt động như một Hội đồng quản lý, trong các thành viên chủ chốt có Chủ tịch SEC là Ông Jay Clayton và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Hội đồng này đã thúc giục các cơ quan quản lý thông qua để chế tài mới này sớm có hiệu lực.



Mặc dù không nhắm vào nhóm doanh nghiệp cụ thể nào, nhưng việc không tuân thủ nguyên tắc kiểm toán của Mỹ mà vẫn được “đặc cách” niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ trong hơn một thập kỷ qua chỉ có doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.


Đọc thêm »


Sự tồn tại của lỗ hổng pháp lý ngờ nghệch mà Mỹ dành cho đối thủ kinh tế - chính trị hàng đầu của mình khiến nhiều nhà đầu tư của Mỹ mất tiền oan và thị trường chứng khoán Mỹ thiếu minh bạch. Trung Quốc từ chối để các thanh tra của Ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng xem xét các cuộc kiểm toán của Alibaba Group Holding Ltd., Baidu Inc. và các công ty khác kinh doanh trên thị trường Mỹ.


Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin (L) nói chuyện với Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Jay Clayton (R) trong cuộc họp của Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính ngày 16 tháng 10 năm 2018 tại Bộ Tài chính ở Washington, DC. (Ảnh của Alex Wong / Getty Images)


SEC vô tình hay hữu ý đã 'gián tiếp' giúp doanh nghiệp Trung Quốc lừa dối nhà đầu tư Mỹ


Gần đây nhất, do chính sách ưu ái mù quáng trước doanh nghiệp Trung Quốc, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã phải trả giá, khi tin vào bảng báo cáo tài chính gian dối của Luckin Coffee, công ty này niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại New York và làm bốc hơi 5 tỷ USD vốn hoá, một phần lớn trong số đó đương nhiên là tiền người Mỹ đầu tư.


Vào ngày 2/4, sau một cuộc điều tra nội bộ, chuỗi cửa hàng cà phê Luckin Coffee của Trung Quốc đã thừa nhận rằng họ đã “chế” ra hàng trăm triệu USD doanh số. Vấn đề là hàng trăm triệu USD doanh số này nghiễm nhiên không cần phải kiểm toán theo luật Mỹ.


Nói theo cách khác, chính sách ưu ái khó hiểu của SEC và chính quyền Mỹ suốt hơn một thập kỷ qua đã gián tiếp giúp doanh nghiệp này của Trung Quốc lừa đảo nhà đầu tư Mỹ. Đây là một cú đánh lớn đối với các nhà đầu tư Mỹ khi rót tiền vào một trong những thương hiệu nổi tiếng và có giá trị thị trường cao nhất Trung Quốc. Luckin đã mở rộng mạnh mẽ với hơn 4.500 cửa hàng và vượt qua đối thủ lớn nhất của nó, Starbucks, về giá.



Luật pháp Mỹ bị Trung Quốc phớt lờ và điều đó không thể tái diễn


Cuộc chiến về thanh tra kiểm toán bắt nguồn từ Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002, đạo luật này đã đại tu các quy định về kiểm toán công ty đại chúng sau sự sụp đổ của Enron Corp. và WorldCom Inc. Mặc dù nó áp dụng cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới nếu họ khai thác thị trường Hoa Kỳ - và hơn 50 khu vực pháp lý nước ngoài cho phép xem xét - Trung Quốc đã từ chối tuân thủ, viện dẫn các quy tắc bảo mật nghiêm ngặt.


Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã nhiều lần không đưa ra được thỏa hiệp. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục niêm yết cổ phiếu qua các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ mặc dù luật pháp Mỹ đang bị phớt lờ. Họ đã huy động được khoảng 12 tỷ USD trong các đợt IPO trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2014 khi Alibaba ra mắt.


Báo cáo của Nhóm làm việc của Tổng thống thúc đẩy hành động của SEC đã khuyến nghị rằng các sàn giao dịch như Sở giao dịch chứng khoán New York và Nasdaq cần thiết lập các tiêu chuẩn nâng cao để ngăn chặn việc niêm yết của các công ty không tuân thủ các quy tắc của Hoa Kỳ. Báo cáo kêu gọi SEC thông qua các quy tắc mới, nhưng cho biết chúng sẽ không có hiệu lực cho đến tháng 1 năm 2022 để ngăn chặn sự gián đoạn thị trường.


Theo SEC, hơn 150 công ty của đất nước, với tổng giá trị 1,2 nghìn tỷ USD, đã giao dịch trên các sàn giao dịch của Mỹ tính đến năm 2019.



© Thanh Đoàn
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad