TT Biden: một Carter hay một Obama? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

TT Biden: một Carter hay một Obama?


Lý do PTT Biden không ra tranh cử năm 2016 là vì đã có một ‘thỏa thuận kín’ mà danh từ thời thượng gọi là ‘quid-pro-quo’ trong đảng DC từ hồi 2008 rồi. Khi đó, có cuộc tranh cử rất gay gắt giữa bà Hillary và ông Obama. Cận ngày đại hội đảng, hai bên vẫn đánh nhau thẳng tay không bên nào chịu thua. Bà Hillary có đa số cử tri đoàn nhờ thắng các cuộc bầu sơ bộ trong nội bộ đảng, trong khi ông Obama có một số rất lớn phiếu của các vị gọi là ‘siêu đại biểu’, super delegates (mà bên CH không có), là các đại quan của đảng như các đương kim hay cựu TT, PTT, nghị sĩ, dân biểu, thống đốc, quan chức liên bang, tiểu bang và địa phương,… tổng cộng có tới 850 người đương nhiên được đảng phong làm cử tri đoàn. Ta có thể gọi đó là khối ‘hệ thống cầm quyền’ -establishment- của đảng DC, nhưng lần này, họ phá lệ, ủng hộ một người mới, ngoài hệ thống, là ông Obama, vì quá chán với những bê bối của chính quyền Clinton và quá sợ tham vọng quá lớn của bà Hillary.
Hình minh họa:


Chỉ còn vài ngày nữa là sẽ đến ngày bầu cử dù trên thực tế, cả mấy chục triệu người đã bỏ phiếu từ cả tháng nay rồi. Dù sao, cũng còn cỡ hai phần ba dân Mỹ chưa bầu. Đây sẽ là bài bình luận cuối cùng trước ngày bầu bán. Và bài này sẽ được dành để có vài nhận định cuối cùng về cụ Biden.


Hai câu hỏi lớn sẽ được bàn luận ở đây: tại sao Biden bây giờ mới ra tranh cử mà không phải năm 2016? Và nếu đắc cử, TT Biden sẽ là ai?


Câu chuyện cần phải hiểu rõ trước khi vào phòng phiếu.


Kẻ này phải nói ngay, đây không phải là một cuộc bầu tổng thống hiểu theo kiểu lựa chọn giữa hai người, nên chọn ai là người tài giỏi hơn để lãnh đạo, mà đây thực sự chỉ là một cuộc trưng cầu dân ý xem dân Mỹ ghét hay thích TT Trump tới mức nào thôi. Chẳng ai cần biết ông Biden là ai, có tài hay không, có ngủ gật gần nửa thế kỷ nay không, có bị đãng trí hay không, có đạo đức hay không, có thật sự lem nhem qua ông quý tử hay không, hay có chính sách gì. Dân Mỹ chỉ sử dụng lá phiếu để nói lên việc thích hay ghét Trump thôi.



Đây đúng là một trưng cầu dân ý về cá nhân TT Trump. Vâng, về CÁ NHÂN ông này chứ không phải về thành quả hay thất bại của chính sách nào của ông ta. Cái tệ hại của chính trị Mỹ hiện này là đã bị hoàn toàn chi phối bởi cái mà Mỹ gọi là ‘identity politics’, tức là chính trị dựa trên lý lịch cá nhân, da màu gì, giới tính nào, tôn giáo nào, xấu trai hay đẹp gái, mặt mũi trông dễ thương hay đáng ghét, tóc chải kiểu gì, lưỡi cứng ngắc hay dẻo như bún,… Các chuyện như thành quả kinh tế, công ăn việc làm của dân, chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia, trật tự xã hội,… đều vô nghĩa, chẳng đáng thắc mắc.



Kiểu như một cụ tỵ nạn đã từng ‘thành thật khai báo’ chỉ bầu tổng thống qua tiêu chuẩn da đen và đàn bà, chứ khả năng hay kinh nghiệm là những chuyện tào lao vớ vẩn không đáng để ý. Đảng DC bây giờ có đưa chị phu quét đường da đen ra tranh cử tổng thống, cụ sẽ bỏ phiếu cho chị ta ngay vì trong lịch sử Mỹ, chưa có chị da đen quét đường nào đã được làm tổng thống. Thế mới đúng là trí thức nhìn xa hiểu rộng, hiểu rõ phải đạo chính trị, hiểu rõ thời thế thế thời phải thế. Hình như Mỹ bây giờ mới sực tỉnh, hiểu được tại sao nhiều phu quét đường ở VN trước đây đã VC phong làm dân biểu dù chưa biết đọc. Trình độ người được bầu phải phản ảnh đúng trình độ người đi bầu mà, phải không?


Kẻ này đã đọc cả trăm bài viết công kích TT Trump. Ôi thôi, lý lẽ nhiều vô cùng tận, từ lớn đến bé, từ thật đến giả, từ nghiêm chỉnh tới bố láo, nhiều hơn lá mùa thu đang rơi rụng khắp nơi, nhiều quá đến độ chẳng ai buồn quét nữa. Nhưng cái lạ là hầu hết chỉ là bôi bác cá tính cá nhân, chẳng mấy bài phân tích chính sách trị quốc an dân, không một bài nào dám hó hé bàn đến chuyện kinh tế, công ăn việc làm, thành quả chặn Bắc Hàn thử bom nguyên tử, cả nửa tá quốc gia Hồi giáo ký hòa ước với Do Thái, hàng giả, hàng nhái, hàng độc của TC sẽ bị cản vào Mỹ,…


Thật ra, cũng có bài bàn về chính sách, nhưng chỉ đúng có một đề tài thôi: đó là chuyện đại dịch thế giới COVID. Dĩ nhiên tất cả xúm vào coi như đó là dịch duy nhất chỉ tấn công nước Mỹ, không xứ nào khác, và dĩ nhiên, nếu cụ lẩm cẩm Biden làm tổng thống thì đã chẳng có ai bị nhiễm chứ đừng nói tới có người bị chết. Hai trăm ngàn người chết đã được coi như quà tặng quá tuyệt vời để phe ta có vũ khí khai thác tối đa để đánh ‘ông Thần Ác’. Còn nhớ khi nước Mỹ đạt được ‘thành quả’ nhiều người chết vì COVID nhất, bà Hillary đã không kềm chế được niềm vui bất tận, nhẩy lên tuýt ngay “America First, Yes!”.


Tối ngày 3/11, nếu cụ Biden thắng, cả nước sẽ có dịp tổ chức lễ cầu hồn, tạ ơn hai trăm ngàn vong linh đã hy sinh để giúp nước Mỹ diệt được ‘ông Thần Ác’? Không có COVID, không có hai trăm ngàn người chết, đố làm sao bứng được ‘ông Thần Ác’ này? Trời giúp!


Khai thác xác chết tuy có bất nhân, nhưng đã trở thành bình thường trong thời buổi chính trị đấm đá đẫm máu tàn bạo nhất hiện nay, và cũng cần thiết vì không có cách nào khác để hạ ‘ông Thần Ác’.


Điều lạ đáng nói là bài chửi Trump thì vô kể, nhưng bài trình bày lý do để bầu cho cụ Biden thì hiếm hơn tiệm bán thịt cầy ở Mỹ. Kẻ này hiểu rõ, nói chuyện chính sách về một cụ đã lăn lộn trong chính trường nửa thế kỷ mà tuyệt đối không để lại một dấu vết nào là việc làm không thể. Mà nói về đức tính cá nhân của cụ Biden càng khó hơn nữa trước những câu hỏi chưa có câu trả lời về chuyện cụ cầm nhầm vợ bạn, đam mê hít tóc các bà, nham nhở với bà Tara Reade, ủng hộ cậu ấm ngủ với chị dâu, xì ke ma tuý bị đuổi ra khỏi quân đội, ăn tiền Ukraine, TC,…


Trong truyền thông Vẹt tỵ nạn, có vài bài vặn trẹo quai hàm để biện giải nghị sĩ Biden không chống dân tỵ nạn. Kẻ này đã từng thách đố không biết bao nhiêu lần, xin các cụ DUT đưa ra bằng chứng cụ thể TNS Biden đã từng MỘT lần -vâng, chỉ một lần thôi- biểu quyết cho quân lực VNCH một xu hay cho dân tỵ nạn một xu để được di tản vào Mỹ năm 1975. Cho đến nay, chưa một ai đã làm nổi.



Dù sao, ta cũng vẫn cần phải hiểu thêm về cụ lẩm cẩm Biden trước khi vào phòng phiếu.


Trước hết, ta bàn về việc thay thế tổng thống khi ông này hết 2 nhiệm kỳ, không ra tranh cử được nữa. Đây là tình trạng của năm 2016.


Hầu hết trong những trường hợp này, phó tổng thống ra tranh cử tiếp. Như trong lịch sử cận đại, các PTT Nixon, Humphrey, Mondale, Bush cha, Quayle, Gore đều ra tranh cử. Có người đắc cử, có người rớt đài.


Gần đây có hai trường hợp đặc miễn, PTT không ra tranh cử.


Lần đầu là PTT Dick Cheney của ông Bush con. Ngay từ đầu khi chấp nhận ngồi chung với TT Bush con năm 2000, ông đã khẳng định rõ ràng ông không muốn làm tổng thống, chỉ muốn giúp ông Bush con thôi, do đó, sau khi TT Bush con mãn nhiệm, PTT Cheney không ra tranh cử tổng thống.


Trường hợp thứ hai đặc biệt hơn, ly kỳ hơn: năm 2016, khi TT Obama mãn nhiệm, PTT Biden không ra tranh cử, để bà Hillary ra. Trên chính thức, PTT Biden viện cớ ông con cả Beau Biden bị ung thư chết, ông buồn lo nên không có hứng thú ra tranh cử. Đây chỉ là cái cớ viện dẫn, không phải lý do thật, khi ông con đã chết từ cả năm trước, tháng 6/2015. Chính trị gia lo khai thác những chuyện buồn thì rất dai, nhưng trên thực tế thì ít khi buồn lâu đến thế. Cụ Biden có bà vợ bị tai nạn xe hơi qua đời, 3 năm sau là đã lấy vợ khác rồi nhưng 40 năm sau vẫn mếu máo rơm rớm nước mắt mỗi lần đứng trước cử tri.


Lý do PTT Biden không ra tranh cử năm 2016 là vì đã có một ‘thỏa thuận kín’ mà danh từ thời thượng gọi là ‘quid-pro-quo’ trong đảng DC từ hồi 2008 rồi. Khi đó, có cuộc tranh cử rất gay gắt giữa bà Hillary và ông Obama. Cận ngày đại hội đảng, hai bên vẫn đánh nhau thẳng tay không bên nào chịu thua. Bà Hillary có đa số cử tri đoàn nhờ thắng các cuộc bầu sơ bộ trong nội bộ đảng, trong khi ông Obama có một số rất lớn phiếu của các vị gọi là ‘siêu đại biểu’, super delegates (mà bên CH không có), là các đại quan của đảng như các đương kim hay cựu TT, PTT, nghị sĩ, dân biểu, thống đốc, quan chức liên bang, tiểu bang và địa phương,… tổng cộng có tới 850 người đương nhiên được đảng phong làm cử tri đoàn. Ta có thể gọi đó là khối ‘hệ thống cầm quyền’ -establishment- của đảng DC, nhưng lần này, họ phá lệ, ủng hộ một người mới, ngoài hệ thống, là ông Obama, vì quá chán với những bê bối của chính quyền Clinton và quá sợ tham vọng quá lớn của bà Hillary.


Kết số là hai bên ngang ngửa số phiếu cử tri đoàn gần kề ngày đại hội đảng. Cấp lãnh đạo đảng tối tăm mặt mũi tìm cách giải quyết, tạo thế đoàn kết để hạ đảng CH. Sau không biết bao nhiêu họp mật giữa các tai to mặt lớn của đảng DC, cuối cùng, qua cuộc họp ‘thượng đỉnh’ tại tư gia bà nghị sĩ Diane Feinstein tại San Francisco trước sự hiện diện của cả bà Hillary lẫn ông Obama, đi đến một thỏa hiệp dĩ nhiên không chính thức, không văn bản, nhưng ai cũng biết, là bà Hillary rút lui, ủng hộ ông Obama ra đại diện cho đảng DC. Trong tinh thần ‘có qua có lại cho toại lòng nhau’, bà Hillary đạt được nhiều nhượng bộ từ phiá ông Obama:


1. cá nhân bà sẽ được trọng dụng ở cấp cao nhất trong nội các Obama, đưa đến việc bà được bổ nhiệm làm ngoại trưởng với toàn quyền quyết định;



2. TT Obama sẽ chấp nhận đưa ra luật cải tổ y tế Hillarycare, đổi tên qua là Obamacare; đây là luật cải tổ y tế của bà Hillary tính đưa ra năm 1993 khi ông Clinton làm tổng thống, nhưng thất bại vì không đủ hậu thuẫn trong chính nội bộ đảng DC, bị chê là chưa đủ cấp tiến, mà chính ông Obama trước đó cũng đã chống mạnh;


3. sau khi mãn nhiệm, TT Obama và toàn đảng DC sẽ hậu thuẫn việc bà Hillary ra tranh cử và PTT Biden sẽ không ra tranh cử.


Đây là lý do chính TT Obama và cấp lãnh đạo đảng DC đã không cho PTT Biden ra tranh cử năm 2016, mà đưa bà Hillary ra.


Năm nay, bà Hillary thất bại rồi, cụ Biden mới có quyền ra.


Lý do thứ nhì tại sao PTT Biden không được ra tranh cử mà lại là bà Hillary, quan trọng không kém, nhưng khó nói hơn là TT Obama không tin tưởng ở khả năng PTT Biden có thể tiếp nối sự nghiệp của ông, mà tin tưởng bà Hillary có khả năng hơn nhiều, cũng như có khả năng thắng cử hơn xa cụ lẩm cẩm Biden. Ngay cả năm ngoái, khi cụ Biden ra tranh cử, TT Obama từ chối không ủng hộ cho đến khi cụ Biden loại được tất cả mọi người thì TT Obama mới lên tiếng hậu thuẫn. Nôm na ra, TT Obama hiểu rõ ông phó của mình hơn ai hết, không nghĩ ông phó là người xuất sắc lắm.


Tóm lại, sau khi tổng thống đương nhiệm Obama mãn nhiệm, ông phó Biden đã không ra thay thế được vì a) đã có thoả thuận với bà Hillary từ trước, và b) PTT Biden không có khả năng cũng như không có hậu thuẫn chính trị. Gần nửa thế kỷ trong chính trường, cụ Biden đã không có một đồng minh hay hậu thuẫn chính trị nào hết.


Bây giờ ta bàn qua trường hợp tranh cử chống tổng thống đương nhiệm, là chuyện đang xẩy ra.


Thông thường, trong lịch sử bầu bán tổng thống, dân Mỹ chấp nhận cho mỗi tổng thống được làm hai nhiệm kỳ, tổng cộng 8 năm, vì họ hiểu rõ một nhiệm kỳ 4 năm quá ngắn, vì nói là 4 năm, nhưng thực sự chỉ làm việc có 2 năm thôi. Năm đầu sau khi đắc cử thì mắc lo dọn nhà, đếm coi Tòa Bạch Ốc có bao nhiêu phòng, thay đổi bàn ghế, đi làm quen với các tai to mặt lớn, ôm vai bá cổ khối Nhà Nước Ngầm, tức là guồng máy hành chánh rỉ sét, bắt quàng làm họ với các dân biểu, nghị sĩ, tìm phụ tá, bổ nhiệm quan chức, rồi học nghề. Năm cuối thì đã lo đi vận động tái tranh cử rồi. Nghĩa là chỉ làm việc 2 năm giữa thôi.


Hiểu cách vận hành của chính trị Mỹ như vậy thì hy vọng tái đắc cử của tổng thống đương nhiệm thường rất cao, trừ phi ông làm chuyện gì quá thất nhân tâm, thất bại quá nặng nề, hay bị tai bay vạ gió nào đó.


Trong lịch sử cận đại, chỉ có hai ông bị cho về hưu sớm là TT Carter và TT Bush cha.


TT Carter về hưu non sau một nhiệm kỳ vì quá nhút nhát để Iran kẹp cổ, đại cường Mỹ mất mặt, lại bất tài đẻ ra tình trạng kinh tế bết bát nhất lịch sử từ những ngày khủng hoảng hồi đầu thế kỷ.



TT Bush cha đã bị cho về vườn sớm vì hai lý do, thứ nhất đã thất hứa lớn khi tăng thuế quá mạnh, và bất ngờ bị ông tỷ phú bảo thủ nặng Ross Perot ngáng chân, giựt mất cả triệu phiếu bảo thủ, giúp TĐ Bill Clinton thắng cử dù với tỷ lệ thấp nhất lịch sử Mỹ, 43% phiếu. Ông Perot lấy mất gần 20% phiếu của ông Bush, khiến ông này chỉ được có hơn 37%. Không có ông Perot, không ai nghĩ TĐ Clinton đã thắng được. Chính TT Clinton sau này nhìn nhận đã hết sức ngỡ ngàng thấy mình thắng.


Trong cái lý luận đó, thông thường các tên tuổi chính trị lớn tránh không ra tranh cử chống tổng thống đương nhiệm. Do đó, chỉ có hai loại ứng cử viên thò đầu ra:


- Một là những anh chị chính khách vô danh, muốn ra tranh cử để ra mắt trình làng, cho thiên hạ biết tên tuổi, chuẩn bị cho lần tranh cử tới, khi tổng thống mãn nhiệm, chẳng hạn như TĐ Bill Clinton năm 1992, hay để củng cố cái ghế hiện hữu của mình như nhiều thống đốc hay nghị sĩ, dân biểu đương nhiệm đã làm. Năm qua, ta đã thấy những Kamala Harris, Peter Buttigieg, Amy Klobuchar,… thuộc loại này.


- Hai là các cụ chính khách lão làng, cuối đời muốn được truy phong, nhìn nhận công hãn mã của cả đời mình, như trường hợp cụ PTT Walter Mondale của DC năm 1984 và cụ Bob Dole của CH năm 1996, được đưa ra dù biết hy vọng đắc cử đúng Zero! Năm qua, ta đã thấy … cụ Biden!


Vâng, đúng là đảng DC đã muốn ghi nhận công lão làng của cụ Biden trong khi chẳng ai nghĩ một cách nghiêm chỉnh cụ Biden sẽ có thể hạ được đương kim TT Trump, người đã chủ trì một phát triển kinh tế mạnh chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ.


Cái may mắn vĩ đại hoàn toàn bất ngờ cho cụ Biden, cũng là cái đại họa cho nước Mỹ, là bất thình lình từ Vũ Hán đã bay qua Mỹ cả triệu tỷ con vi khuẩn corona. Thay đổi hoàn toàn cuộc diện chính trị Mỹ.


Bình thường thì cuộc tranh cử lần này phải nhạt hơn nước rau muống luộc, cả nước ngủ gật, may ra có vài trăm người đi bầu tổng thống. Cụ Biden sẽ thảm bại, nhưng thỏa mãn vì được đảng DC tri ân, rồi nhẹ nhàng đi mua cần câu.


Nhưng COVID đã bất ngờ đổ bộ vào đất Mỹ, đến đúng lúc, phá tan những thành quả kinh tế, tạo công ăn việc làm cho dân của TT Trump, rồi giết cả trăm ngàn người khiến dân hốt hoảng không biết tránh dịch cách nào. Như DĐTC đã viết, dân Mỹ là dân thiếu kiên nhẫn nhất thế giới, cũng dễ rét nhất, cuống cuồng lo tìm thuốc chữa và bác sĩ mới. Bác sĩ Trump không chữa được, vớ đại bác sĩ Biden, biết đâu? Tìm hy vọng trong tuyệt vọng. Đảng DC thấy rõ, khai thác triệt để dù mang tiếng bất nhân. Bất ngờ, cụ Biden thấy được ánh sáng cuối đường hầm.


Trong tình trạng hiện hữu, tuyệt đối không có một người Mỹ nào tin tưởng một lão ông lẩm cẩm, mà 48% dân Mỹ nghĩ là đã bị bệnh đãng trí, lại có thể có khả năng đối phó hữu hiệu với Covid, hay đi xa hơn nữa, có khả năng phục hồi kinh tế mau chóng, rồi đấu chưởng với Putin, Tập Cận Bình hay ngay cả Cậu Ấm Ủn. Thây kệ, nhiều người Mỹ quá hoảng sợ vẫn bám vào hy vọng ở một thay đổi, bất kể vô lý tới đâu.



Mới đây, ta thấy nổ ra vụ laptop của cậu ấm Hunter. Đó là một xì-căng-đan tham nhũng khổng lồ. Nếu anh Hunter mà là con của ông Trump thì TT Trump đã bị đàn hặc và truất phế ngay trong vòng 5 phút sau khi câu chuyện nổ đùng ra rồi. Nhưng vì anh ta là cậu ấm của phe ta nên mọi chuyện được tất cả phe ta, nhất là TTDC, cố hết sức nhận chìm hay bào chữa tróc lưỡi luôn.


Như đã bàn, cuộc bầu cử năm nay hoàn toàn bị chi phối bởi ‘identity politics’, phản ảnh qua việc một cụ BLM -Biden Lờ Mờ- ngáp được vai trò đại diện đảng DC. Nhưng đằng sau cái bung xung đó, cuộc bầu cử năm nay sẽ có hậu quả cực kỳ lớn, vì nó cho chúng ta một lựa chọn giữa hai người khác nhau một trời một vực, và quan trọng hơn nhiều, giữa hai chính sách, hai hướng đi cũng khác nhau một trời một vực.


Một bên là khuynh hướng mà kẻ này gọi tạm là cấp tiến thiên tả. Phe này gồm có một mớ cử tri có vẻ loạn xà ngầu như nồi cháo lòng, trong đó có dân da đen, da nâu, dân lao động, dân thành thị, dân có học cao, lớp trẻ, đa số phụ nữ trẻ ham vui, giới truyền thông, giới các mạng xã hội, giới nghệ sĩ, đám đại tài phiệt dửng mỡ,…


Bên kia là khối gọi là bảo thủ gồm các ông bà già da trắng, dân nông thôn, dân tương đối ít học, dân coi nặng tôn giáo, giá trị gia đình, đại đa số dân trung lưu lo làm ăn,…


Thuần tuý trên phương diện dân số, thì khối dân cấp tiến càng ngày càng đông đảo hơn, càng lấn át khối bảo thủ, để rồi sẽ thống trị nước Mỹ luôn. Nhưng đó là chuyện tương lai của một hai thế hệ nữa, chứ trong hiện tại, khối cấp tiến vẫn còn là thiểu số. Nhưng cái thiểu số đó mỗi ngày có tiếng nói thực tế mạnh hơn, chỉ vì khối bảo thủ đa số rất lười đi bầu bán. Các cụ cũng như các thương gia ít khi chịu khó đứng xếp hàng cả ngày để đi bầu.


Kẻ này chưa có may mắn học qua lớp bói toán sơ cấp, nên chẳng có cách nào đoán ai sẽ là tổng thống năm tới. Nhưng vẫn có thể có vài nhận định.


Nếu TT Trump tái đắc cử, đảng DC sẽ phải đóng cửa, diện bích ít nhất cả năm để xem lại coi mình đã sai chuyện gì, đến nỗi mà một ‘tay vua nói láo, vô đạo đức, vô tài, vô đủ thứ’ lại vẫn có thể hạ một bà ‘siêu thần tượng’ để đắc cử, rồi lại hạ một ‘siêu chính khách lão làng’ để tái đắc cử, bất kể nỗ lực bá thở của phe ta từ đảng DC, tới hầu hết TTDC, tất cả hệ thống mạng xã hội,…


Nếu cụ Biden đắc cử, kẻ này có thể mường tượng cụ sẽ là một trong những tổng thống tệ dở nhất lịch sử Mỹ, ngang ngửa với ông trồng đậu phộng Carter.


Cụ Biden là một chính khách tầm thường, tầm thường đến độ lăn lộn trong chính trường gần nửa thế kỷ mà tuyệt đối không để lại được bất cứ một dấu ấn nào ngoài tiếng đồn là người ‘ôn hòa’ không gây sóng gió, hay nôm na ra, là loại các cụ ta gọi là ba phải, gì cũng cười, chỉ biết gật gù mà không bao giờ có sáng kiến hay tối kiến nào.


Bây giờ, nếu cụ Biden đắc cử, ta sẽ thấy một Carter nhiệm kỳ 3, với một nước Mỹ tuột hậu, cả thế giới coi thường, kinh tế lụn bại. Đó là trường hợp lạc quan.


Nếu nước Mỹ kém may mắn hơn, ta sẽ thấy cụ Biden như Obama nhiệm kỳ 3. Những gì ta thấy trong những năm của Obama sẽ tái xuất giang hồ: kinh tế phục hồi chậm hơn sên, sưu cao thuế nặng, Vú Em bao phủ cuộc sống, công chức và luật lệ tràn lan, công ty xách dép chạy ra ngoài nước, thất nghiệp dây dưa, kỷ lục trợ cấp, kỷ lục phiếu thực phẩm, kỷ lục thâm thủng ngân sách, kỷ lục công nợ, thời vàng son của ‘phải đạo chính trị’ trở lại, với sự hồi sinh của các phong trào phá thai thả dàn, cầu tiêu chung, xì ke hợp pháp, và những người hùng mới như đồng tính, chuyển giới, antifa, bờ lờ mờ, thất nghiệp, welfare queens, homeless,... Dĩ nhiên kèm theo lời đổ thừa lỗi tại Trump hết.


Có thể dưới trào Biden, chính trị Mỹ sẽ bớt náo loạn hơn, phân hóa chính trị sẽ giảm phần nào. Nhưng không phải vì cụ Biden có khả năng tạo đoàn kết hơn, mà chỉ vì phe đối lập CH, vốn dĩ đa số là các cụ da trắng, luôn có tính ôn hoà hơn đám cuồng khùng antifa, Bờ Lờ Mờ, các bà la sát mê phá thai, nên những chống đối không thể thô bạo như ta đã thấy trong bốn năm qua.


Lão ông bát tuần Biden thở không ra hơi sẽ kẹt cứng giữa hai gọng kìm cực mạnh mà cũng cực năng động, một gọng là giới TTDC của đám nhà báo trẻ cấp tiến nặng, với ảnh hưởng ngày một thống trị thiên hạ, một gọng là khối thiên tả cực đoan trong chính đảng DC dưới sự lãnh đạo của cô bán bar AOC. Hãy thử tưởng tượng một ông lão hom hem đãng trí đứng ra lãnh đạo những đám trẻ quá khích hung hãn nhất, chuyện gì sẽ xẩy ra?


Kẻ này có thể tiên đoán cụ Biden sẽ không làm tổng thống hơn một nhiệm kỳ. Nếu không bị alzheimer hành thì cũng bị các xì-căng-đan của ông quý tử hại, hay cũng có thể bị cô ban bar đảo chánh. Cuối cùng chỉ là cục gạch lót đường cho khối cực tả của đảng DC, với bà Kamala Harris là ngôi sao thực thụ của đảng DC thời đại mới.



© Vũ Linh
    Diễn Đàn Tra;i Chiều

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad