Giám đốc CIA tương lai của TT Biden dẫn đầu một nhóm nghiên cứu có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

Giám đốc CIA tương lai của TT Biden dẫn đầu một nhóm nghiên cứu có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc


Chủ tịch Quỹ Carnegie; cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William Burns phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Concordia 2016 - Ngày 1 tại Grand Hyatt New York vào ngày 19 tháng 9 năm 2016 ở Thành phố New York. (Ảnh của Ben Hider / Getty Images cho Concordia Summit)


William J. Burns, người được Tổng thống Joe Biden đề cử cho chức giám đốc CIA, là chủ tịch của một tổ chức nghiên cứu - nơi đã nhận được tới 2 triệu USD từ một doanh nhân Trung Quốc, cũng như từ một tổ chức nghiên cứu có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).


Với tư cách là chủ tịch của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, ông Burns cũng đã mời gần một chục nhân viên quốc hội tham dự một chuyến công du đến Trung Quốc, nơi họ gặp một thành viên ĐCSTQ và một chủ tịch của nhóm mặt trận Trung Quốc.


Ông Burns, người đã được trả 540.580 USD vào năm ngoái với tư cách là chủ tịch của Carnegie, sẽ xuất hiện trước Ủy ban Tình báo Thượng viện cho một phiên điều trần xác nhận - có lẽ được tổ chức trong tháng này. Ông là chủ tịch của Carnegie từ tháng 3/2015.



Mối quan hệ của giám đốc tương lai CIA và ĐCSTQ


Trong nhiệm kỳ của ông Burns tại Carnegie, một doanh nhân tên là Zhang Yichen đã tham gia hội đồng quản trị của tổ chức nghiên cứu này.


“Chúng tôi rất may mắn khi có Zhang Yichen trong hội đồng quản trị của chúng tôi”, ông Burns, cựu thứ trưởng ngoại giao, cho biết trong một tuyên bố vào tháng 10/2016. “Tôi mong muốn được hợp tác với ông ấy để biến Carnegie trở thành một tổ chức tốt hơn nữa”.


Ông Zhang, Giám đốc điều hành của CITIC Consulting - một công ty đầu tư có trụ sở tại Trung Quốc, đã quyên góp từ 500.000 USD đến 999.999 USD cho Carnegie từ ngày 1/7/2017 đến ngày 30/6/2018, theo trang web của Carnegie. Ông này đã đưa vào quỹ này từ 250.000 đến 549.999 USD trong năm tài chính 2020, theo báo cáo thường niên năm 2020 của Carnegie.


Ông Zhang là thành viên của hai tổ chức có liên hệ với ĐCSTQ, theo tiểu sử của ông tại CITIC Capital: Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) và Trung tâm vì Trung Quốc và Toàn cầu hóa.


CPPCC là một nhóm cố vấn cho ĐCSTQ được liên kết với hệ thống mặt trận thống nhất Trung Quốc - nhằm thúc đẩy các sáng kiến ​​của chính phủ Trung Quốc ở nước ngoài.


Đọc thêm »


Nó được mô tả trên trang web của một đại sứ quán Trung Quốc là “một tổ chức mặt trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ và là một cơ quan cho nhiều đảng phái chính trị khác, các tổ chức đoàn thể và các nhân vật thuộc các giới xã hội khác nhau tham gia điều hành đất nước".


Trung tâm vì Trung Quốc và Toàn cầu hóa, nơi ông Zhang làm phó chủ tịch cấp cao, là một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Bắc Kinh - cũng có liên hệ với bộ máy chính quyền Trung Quốc.


Theo báo cáo thường niên năm 2018 của Carnegie, các khoản đóng góp của ông Zhang cho Carnegie đã giúp tài trợ cho Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa có trụ sở tại Bắc Kinh được hình thành vào năm 2010 - với sự hợp tác của Đại học Thanh Hoa, một trong những trường đại học công nghệ hàng đầu của Trung Quốc.


Người phát ngôn của Carnegie nói rằng ông Zhang đã cung cấp các quỹ hỗ trợ chung cho các hoạt động tại Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa.


“Nguồn tài trợ của ông ấy không chi trả cho các dự án nghiên cứu hay hỗ trợ công việc ở Hoa Kỳ”, người phát ngôn nói với The Daily Caller News Foundation.


Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa đã hợp tác với Trung tâm vì Trung Quốc và Toàn cầu hóa để tổ chức các diễn đàn liên quan đến quan hệ Mỹ - Trung.


Thượng nghị sĩ Marco Rubio (R-FL) (R) phát biểu trước Ủy ban điều hành Quốc hội về Trung Quốc trong một cuộc họp báo để thảo luận về điều kiện nhân quyền và pháp quyền ở Trung Quốc, trên Đồi Capitol vào ngày 10 tháng 10 năm 2018 tại Washington, DC. (Ảnh của Mark Wilson / Getty Images)


Tháng 5/2018, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, đã nêu lên lo ngại rằng Wang Huiyao - chủ tịch Trung tâm vì Trung Quốc và Toàn cầu hóa, sẽ phát biểu tại một sự kiện do Trung tâm Wilson - một tổ chức nghiên cứu khác của Mỹ - tổ chức.


Ông Rubio đã nêu ra địa vị của ông Wang đối với Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, trong đó ông cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mô tả nó là một trong những “vũ khí ma thuật” của chế độ ĐCSTQ.


Carnegie cũng đã nhận được tài trợ từ Quỹ Giao lưu Hoa Kỳ - Trung Quốc (CUSEF), một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Hong Kong, tổ chức này cũng là một phần của hệ thống mặt trận thống nhất.


CUSEF đã quyên góp từ 100.000 USD đến 249.999 USD cho Carnegie năm 2015 và số tiền tương tự từ ngày 1/7/2016 đến ngày 30/6/2017, theo các phiên bản lưu trữ trên trang nhà tài trợ của Carnegie.


Người phát ngôn của Carnegie nói rằng nguồn tài trợ của CUSEF đã kết thúc vào năm 2017.


CUSEF đã bị giám sát chặt chẽ hơn trong những năm gần đây vì mối quan hệ của nó với hệ thống mặt trận thống nhất và chính phủ Trung Quốc.



Theo Jamestown Foundation, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington, D.C. do các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã nghỉ hưu lãnh đạo, CUSEF là “một nhân tố chính trong bộ máy tổ chức của ĐCSTQ, trong việc tiến hành công tác mặt trận thống nhất ở Hoa Kỳ”.


Theo báo cáo ngày 16/9, các hoạt động vận động hành lang của CUSEF tại Hoa Kỳ “cho phép tổ chức này đóng một vai trò có giá trị trong các nỗ lực của Bắc Kinh - nhằm xoay chuyển dư luận và xây dựng ảnh hưởng ở Hoa Kỳ”.


Một số công ty tư vấn của Hoa Kỳ tiết lộ công việc của họ đối với CUSEF cho Bộ Tư pháp theo Đạo luật Đăng ký Đại lý Nước ngoài (FARA).


Theo một báo cáo ngày 24/8/2018 từ Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc, một ủy ban do quốc hội chỉ định, CUSEF đã cho thấy một “ý định rõ ràng là tạo các chính sách đối với Trung Quốc - gây ảnh hưởng đến Hoa Kỳ và các quốc gia khác”.


Liệu chính quyền Biden có khả năng đối đầu với Bắc Kinh?


Các thành viên đảng Cộng hòa đã đặt câu hỏi rằng liệu chính quyền Biden có khả năng đối đầu với Bắc Kinh về các hoạt động thương mại không công bằng và vi phạm nhân quyền hay không.


Các nỗ lực tạo ảnh hưởng của Trung Quốc đã bị giám sát chặt chẽ hơn dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Chính quyền của ông Trump đã ráo riết điều tra hoạt động gián điệp kinh tế và học thuật và đưa ra cáo buộc chống lại các sĩ quan tình báo Trung Quốc hoạt động dưới vỏ bọc ở Mỹ.


Chính quyền cựu Tổng thống Trump đã ban hành quy định mới nhằm hạn chế việc các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và người thân của họ đến Mỹ. (Getty Images)


Các quan chức phản gián cũng đã xem xét kỹ lưỡng việc Trung Quốc sử dụng các nhóm mặt trận - như một phần trong nỗ lực gây ảnh hưởng ở nước ngoài của Bắc Kinh.


Bill Evanina, người từng là quan chức phản gián hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ cho đến khi ông Biden nhậm chức, cho biết vào tháng 12/2020 rằng Hoa Kỳ đã chứng kiến ​​sự gia tăng trong hoạt động "gây ảnh hưởng xấu từ nước ngoài" - nhằm vào các cộng sự của các nhân viên tiềm năng của chính quyền Biden.


“Chúng tôi bắt đầu thấy rằng hiện giờ điều đó diễn ra trên toàn quốc, đây không chỉ những người bắt đầu trong chính quyền mới, mà còn liên quan đến những người xung quanh những người trong chính quyền mới”, ông Evanina cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12/2020.


Carnegie phần lớn ủng hộ mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ hơn giữa Bắc Kinh và Washington, khác hẳn với cách tiếp cận hung hăng hơn của Trung Quốc - đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.


Tháng 5/2019, Carnegie đã tổ chức cái mà họ gọi là “cuộc đối thoại tần số 1,5” ở Bắc Kinh nhằm mục đích “giảm thiểu những nhận thức sai lầm và giữ cho các kênh liên lạc cởi mở ngay cả tại những thời điểm căng thẳng rõ rệt trong mối quan hệ”, theo báo cáo hàng năm của họ năm đó.



Ông Burns và Cui Tiankai - đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, đã cùng nhau xuất hiện tại một sự kiện của Carnegie vào năm 2018.


Ông Tiankai đã đưa ra nhiều thuyết âm mưu về virus Corona Vũ Hán. Và hôm Chủ nhật (7/2), ông đã phủ nhận trong một cuộc phỏng vấn trên CNN rằng chính phủ Trung Quốc đã ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi - sống ở miền Tây Trung Quốc.


Carnegie cũng đã tổ chức một chuyến đi cho các nhân viên quốc hội đến Bắc Kinh vào tháng 11/2019 để gặp gỡ các học giả, nhà báo, lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức chính phủ Trung Quốc.


Ông Burns đã ký vào các lá thư mời nhóm nhân viên tham gia chuyến đi, mà ông nói là nhằm tạo ra "cuộc đối thoại lưỡng đảng chu đáo về quan hệ Mỹ-Trung", theo các tài liệu nộp cho Quốc hội.


Một hành trình chuyến đi cho thấy 11 nhân viên quốc hội đã gặp gỡ các học giả, nhà báo và quan chức cơ quan nghiên cứu Trung Quốc trong vài ngày.


Liang Yabin, một phó giáo sư tại Trường Đảng Trung ương của ĐCSTQ, đã tham gia một cuộc thảo luận với các nhân viên này. Một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc tên là Liu Jun đã nói chuyện với phái đoàn về chủ đề “Quan điểm của Trung Quốc về các mối quan ngại về an ninh”.


Li Xiaolin, chủ tịch Hiệp hội Hữu nghị với Nước ngoài của Nhân dân Trung Quốc (CPAFFC), một nhóm mặt trận khác của ĐCSTQ và hệ thống công tác thống nhất, cũng đã nói chuyện với các nhân viên này.


Vào tháng 10/2020, Bộ Ngoại giao đã chỉ định CPAFFC là một phái bộ nước ngoài của Trung Quốc - khi nói rằng nhóm này “tìm cách gây ảnh hưởng trực tiếp và ác ý” đến các nhà lãnh đạo địa phương và nhà nước ở Hoa Kỳ.


Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden tiến tới bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, trong buổi lễ đến Nhà Trắng ngày 25 tháng 9 năm 2015 ở Washington, DC (Ảnh của Mark Wilson / Getty Images)


Một nhân viên đã thực hiện chuyến công du Bắc Kinh nói rằng chủ đề chung của chuyến công du là cách tiếp cận “ngoại giao trên hết” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thay vì duy trì một “vị thế cứng rắn” mà chính quyền ông Trump áp dụng.


Một nhân viên giấu tên mô tả bữa tiệc trưa được tổ chức vào cuối chuyến đi với các thành viên chính quyền Trung Quốc là "gượng gạo". Nhân viên rất ngạc nhiên khi Carnegie “có thể tiếp cận nhiều như vậy” với các học giả và quan chức chính phủ Trung Quốc. Ông Burns đã tham dự ngày đầu tiên của sự kiện, theo nhân viên này.


Người phát ngôn của Carnegie đã hạ thấp bất kỳ ảnh hưởng nào từ Bắc Kinh đối với nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu này và các chương trình khác.


“Carnegie không có quan điểm thể chế nào về Trung Quốc hay bất kỳ vấn đề nào khác”, người phát ngôn cho biết và nói thêm rằng nguồn tài trợ của ông Zhang “không chi trả cho các dự án nghiên cứu hoặc hỗ trợ công việc ở Hoa Kỳ”.


Ông Tập đã trao tặng ông Maurice Greenberg - ông trùm tỷ phú bảo hiểm, là người ủng hộ lớn của Carnegie - Huân chương Hữu nghị Cải cách Trung Quốc vào tháng 12/2018, vinh hạnh cao nhất mà Bắc Kinh dành cho người nước ngoài.


Quỹ Starr Foundation của ông Greenberg đã trao ít nhất 1 triệu USD cho Carnegie, theo danh sách các nhà tài trợ của tổ chức nghiên cứu này.


Carnegie cũng đã cung cấp cho Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) - một tổ chức tin tức do nhà nước kiểm soát - cơ hội tiếp cận với các chuyên gia chính sách đối ngoại khác nhau của mình.


Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Biden, đã xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12/2017 với CGTN để chỉ trích các chính sách của ông Trump ở Trung Đông. Sullivan là nhân viên cấp cao tại Carnegie vào thời điểm đó.


Tháng 4/2017, David Livingston, nhân viên của Carnegie đã xuất hiện trong một hội thảo do CGTN Hoa Kỳ tổ chức để thảo luận về điều mà Carnegie gọi là “Lãnh đạo mới nổi của Trung Quốc về biến đổi khí hậu trên phạm vi quốc tế”.


Trong một lần xuất hiện vào tháng 2/2017 trên CGTN, học giả Douglas Paal của Carnegie đã ca ngợi chính sách “Một Trung Quốc”, vốn không công nhận Đài Loan độc lập khỏi Trung Quốc đại lục. Bắc Kinh đã vận động hành lang Hoa Kỳ và các nước khác một cách tích cực để duy trì chính sách “Một Trung Quốc”. Paal cũng khen ngợi Tiankai, đại sứ Trung Quốc.


Hôm thứ Sáu (5/2), cơ quan quản lý truyền thông của Anh đã thu hồi giấy phép của CGTN vì cơ quan này do ĐCSTQ kiểm soát.


Đọc thêm »



© Thủy Tiên
    NTDVN
    dailycaller

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad