Địa chính trị ngày càng bất ổn dưới thời ông Biden, không phải dưới chính quyền Trump - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

Địa chính trị ngày càng bất ổn dưới thời ông Biden, không phải dưới chính quyền Trump


Tân Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, trái, và cựu Tổng thống Donald Trump. (Ảnh vanews.org)


Giờ mới là lúc chúng ta cần phải nhận thức rằng rủi ro lớn nhất trong kinh tế - chính trị toàn cầu là “căng thẳng và bất ổn địa chính trị leo thang và sẽ tiếp tục leo thang mạnh mẽ trong suốt 4 năm tới”...


Bất ổn địa chính trị leo thang bởi "sự khó lường, khó đoán định, tùy hứng của ông Trump" - được xem là câu cửa miệng của truyền thông dòng chính trong suốt 4 năm ông tại nhiệm. Thậm chí “bất ổn địa chính trị leo thang” trở thành cách hành văn của mọi báo cáo kinh tế - chính trị của các chính phủ khắp toàn cầu.


Truyền thông và định kiến khiến tất cả chúng ta, trong những lúc mơ hồ, quên đi bất ổn địa chính trị đã leo thang thật sự như thế nào dưới thời ông Obama và sau đó ổn định ra sao dưới thời ông Trump.



Kẻ thù im lặng và sợ hãi khi chúng ta thực sự mạnh mẽ từ bên trong và khi chúng ta thấu hiểu kẻ thù. Đó là cách ông Trump lập lại ổn định địa chính trị suốt 4 năm ông tại vị, một khoảng thời gian ổn định không có chiến tranh, kẻ thù sợ hãi và im lặng chìm vào bóng tối.


Khi nước Mỹ đủ mạnh mẽ và nhất quán trong tuyên bố và hành vi, khi các thế lực lợi ích ngang dọc của Mỹ và thế giới không thể can thiệp vào các quyết định chiến lược tuân thủ chặt chẽ giá trị và sứ mệnh của Mỹ, lúc đó Mỹ thực sự là đủ mạnh.


Đọc thêm »


Sức mạnh tự thân của Mỹ trở thành đối trọng với các thế lực tạo ra bất ổn địa chính trị khác trên toàn cầu như các tổ chức khủng bố ở Trung Đông, sự hung hăng của Trung Quốc trong chính trị, kinh tế và quân sự. Nhờ đó, hòa bình trở lại Trung Đông; các tổ chức khủng bố ở Trung Đông bị thu hẹp và phải im lặng rút vào bóng tối; các vấn đề Biển Đông, Đài Loan, Hong Kong đều được quan tâm và chăm sóc thoả đáng... Hỗn loạn suy giảm đồng thời giảm mọi căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu.


Bốn năm làm việc của ông Trump trong Nhà Trắng được đánh dấu bằng sự đối đầu trực diện với Bắc Kinh, với việc tổng thống sử dụng 3 vũ khí chính để hạ bệ các công ty công nghệ Trung Quốc. (Photo by NICHOLAS KAMM/AFP via Getty Images)


Và giờ, với sự quay trở lại của “nhiệm kỳ Obama thứ ba” thời ông Biden, các thế lực hắc ám lại trỗi dậy khắp toàn cầu, các sự kiện và dấu hiệu bất ổn địa chính trị quay trở lại, nhắc nhở rằng chúng ta đang tiến vào một chu kỳ hỗn loạn mới, gay gắt hơn và khốc liệt hơn.


Các bất ổn địa chính trị nhanh chóng ‘ổn định’ dưới thời ông Trump


Tổng thống Trump đã thực hiện mọi lời hứa của mình về chương trình nghị sự kinh tế, văn hóa và an ninh quốc gia trong 4 năm qua. Và cho đến giờ phút này, dường như lời hứa chưa thực hiện của ông duy nhất chỉ có “tát cạn đầm lầy” cho nước Mỹ nữa mà thôi.


Trong 4 năm, địa chính trị thế giới bình yên khi ông Trump khiến Trung Đông và Triều Tiên - các kẻ thù truyền thống của Mỹ - phải kiêng dè mà 'buông súng'. Khắp Trung Đông, các vụ khủng bố dần biến mất, không còn cảnh phiến quân gửi video chặt đầu con tin Mỹ, Châu Âu kinh hoàng - như dưới thời Obama. Các hình ảnh, tin tức về dải Gaza đỏ lửa hàng ngày trên bản tin bớt dần và mất hẳn. Các vụ thử tên lửa của Triều Tiên dần thưa thớt và biến mất…


  1. Chuyển sứ quán Mỹ tới Jerusalem: Không giống như ba tổng thống trước, ông Trump cuối cùng đã tuân theo Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem năm 1995 và chuyển cơ quan ngoại giao của Mỹ tới thủ đô của Israel.
  2. Ông Trump đã bác bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran - là thỏa thuận "thân thiện" với Ayatollah của chính quyền Obama-Biden trước đó. 
  3. Xoá sổ ISIS: cựu Tổng thống Trump đã lật tẩy các quy tắc giao tranh gây ngạt thở của Obama-Biden và dùng các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh đánh ISIS vào đầu năm 2017. Vào cuối năm nay, chính quyền khát máu, nguyên thủy, cực đoan của Hồi giáo - mà Obama-Biden đã khiến cho phình to lên bằng 2 lần bang New Jerseys - đã được xóa sạch khỏi bản đồ.
  4. Hạ gục thủ lĩnh khủng bố trong sự ngỡ ngàng của cả thế giới: Người sáng lập ISIS Abu Bakr al-Baghdadi và trùm khủng bố Iran Qasem Soleimani đều bị lực lượng quân đội Mỹ loại bỏ theo cách nhanh gọn nhất, bất ngờ nhất trong sự hoảng sợ của kẻ thù và sự ngỡ ngàng của người ủng hộ và dõi theo ông. 
  5. Hoà bình cho Trung Đông: Dưới tài thao lược của ông Trump, Israel đã ký Hiệp định Abraham - bốn hiệp định hòa bình (và hiệp định đầu tiên kể từ năm 1996) giữa Jerusalem và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Sudan và Morocco.
  6. Kiềm chế Triều Tiên: Chính sách ngoại giao của Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là không phi hạt nhân hóa quốc gia đó, Triều Tiên đã tạm dừng các vụ thử bom hạt nhân dưới lòng đất và các chuyến bay tên lửa tầm xa - vốn đã từng nhiều lần đe dọa nước Mỹ và thế giới trong những năm Obama-Biden nắm quyền.
  7. Bình đẳng và trách nhiệm trong khối NATO: Tổng thống khuyến khích các đồng minh NATO của Mỹ giữ lời và dành ít nhất 2% GDP cho phòng thủ chung. Trong khi bốn quốc gia đã tuân thủ vào năm 2016. Sau 4 năm, 10 quốc gia trong khối NATO đã tuân thủ luật chơi. Cho đến năm 2024, thêm 400 tỷ USD sẽ tài trợ cho NATO, nhưng không phải bằng chi phí của những người Mỹ đóng thuế. Điều này cũng làm cho ông Putin bực mình.



Trong 4 năm, sự hung hăng của Trung Quốc bị kiềm giữ, nhờ đó thế giới và các khu vực địa chính trị nhạy cảm “sợ Trung” như Biển Đông, Đài Loan được bình yên và trở nên mạnh mẽ hơn. Mặt trái “đầy chất độc” của nền kinh tế và mô hình chính trị mà Trung Quốc xuất khẩu thành công khắp toàn cầu - đã được "vị tổng thống kỳ lạ của Mỹ" chỉ ra cho toàn thế giới.


Có lẽ sứ mệnh của ông là thức tỉnh nước Mỹ và người dân toàn cầu. Ông Trump đơn giản là vô hiệu hoá WTO; thiết lập thương chiến vô tiền khoáng hậu với Trung Quốc; ngăn chặn các doanh nghiệp núp bóng chính quyền Trung Quốc ăn cắp công nghệ, vốn và thông tin từ Mỹ; đưa sản xuất từ Trung Quốc về Mỹ để tăng tự chủ nền kinh tế; bảo vệ dòng tiền tiết kiệm, hưu trí của người Mỹ; không nuôi dưỡng quân đội Trung Quốc hoặc bị lừa đảo bởi doanh nghiệp Trung Quốc trên chính thị trường chứng khoán của Mỹ (do quyết định ưu ái Trung Quốc khó hiểu dưới thời Obama-Biden).


Việc cựu Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi các tổ chức quốc tế lại giúp địa chính trị của thế giới ổn định hơn, bất kể các tổ chức này phàn nàn hay chỉ trích.


Bởi vì cuộc chơi cũ của các tổ chức này đã bị thao túng bởi các thế lực là kẻ thù của người dân Mỹ, đó là lý do các tổ chức này không giúp giảm căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu mà còn làm tăng mối nguy hại này. Việc dẹp bỏ hoặc thiết lập nguyên tắc minh bạch mới tại các tổ chức này, thực tế chứng minh, đã khởi tác dụng làm tăng ổn định địa chính trị toàn cầu trong 4 năm ông Trump tại vị.


Bóng ma nhiệm kỳ 3 của Obama-Biden đã trở lại


Chỉ 2 tháng bước chân vào Nhà trắng, những gì ông Biden làm không chỉ bất lợi cho người dân Mỹ và doanh nghiệp Mỹ, mà phản ứng chính sách bất nhất về đối ngoại và hợp tác kinh tế với kẻ thù của nước Mỹ dưới thời ông Biden - đã thúc đẩy bất ổn địa chính trị leo thang trên toàn cầu.


Chúng ta buộc phải chứng kiến sự hung hăng trở lại của Trung Quốc trên Biển Đông, đánh bom khủng bố quay trở lại Trung Đông… Và vừa qua, Iran lại đánh vào đại sứ Mỹ trong khi chính quyền Biden “giữ im lặng”, một cái tát của ‘thế lực hắc ám’ thử thách lòng dũng cảm của nước Mỹ. Đáng tiếc sự im lặng khó hiểu của chính quyền ông Biden đã cho thế lực hắc ám này câu trả lời mà họ không thể có suốt 4 năm ông Trump tại vị.


Chính sách Mỹ-Trung hiện thiếu định hướng, nhưng cuối cùng nó sẽ như thế nào? Tổng thống Joe Biden sẽ xử lý Trung Quốc như thế nào? Lập trường của Mỹ đối với các trại tra tấn và nô lệ bị cáo buộc của Trung Quốc là gì? Ông Biden sẽ ngăn Bắc Kinh đánh cắp việc làm và tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ như thế nào? Làm thế nào Hoa Kỳ sẽ ngăn chặn Trung Quốc xâm lược Đài Loan?


Trong cuộc chiến với Trung Quốc, chính quyền ông Trump ít dựa vào sắc thái ngoại giao mà dựa vào việc sử dụng các chính sách thương mại cứng rắn để đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán cũng như chặt đứt các vòi bạch tuộc bẩn của Trung Quốc hút vốn, công nghệ, tri thức từ Mỹ và các đồng mình.



Giống như ông Obama trước đây, cách tiếp cận của ông Biden dựa trên các giả định đã lỗi thời và các mục tiêu toàn cầu hóa đa phương hơn là các lợi ích thực tế của Mỹ. Đó có thể là lý do tại sao không có chính sách nào về Trung Quốc được thông báo từ Washington. Có vẻ như thách thức lớn nhất của Biden sẽ là ngăn công chúng Mỹ biết hoặc hiểu rằng chính sách về Trung Quốc của chính quyền Biden không có lợi cho Mỹ.


Trong các phát ngôn, dường như chính quyền ông Biden vẫn coi Trung Quốc là đối thủ đáng gờm nhất”, và “sự thách thức từng bước”. Các tuyên bố này khiến người dân Mỹ và giới quan sát nước ngoài tin tưởng rằng chính quyền ông Biden sẽ tiếp tục duy trì chính sách cứng rắn như chính quyền tiền nhiệm.


Nhưng những sắc lệnh ông Biden ký trong hai tháng qua hoàn toàn đi ngược lại với những gì ông và chính quyền của mình công bố và quảng bá trên truyền thông.


Gần đây nhất, vào ngày 26 tháng 1, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cấp Giấy phép Chung số 1A - cho phép người Mỹ tiếp tục mua cổ phần trong một số công ty liên kết với "các công ty quân đội Trung Quốc", được gọi là CCMC, cho đến ngày 27/5/2021. Thời hạn trước đó do chính quyền Trump thiết lập là ngày 28/1/2021.


Giấy phép Chung này đã giúp trì hoãn một phần việc áp dụng Sắc lệnh Hành pháp (EO) 13959 mang tính bước ngoặt của cựu Tổng thống Trump - được ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2020. EO 13959 đã ngăn các nhà đầu tư mua hoặc sở hữu cổ phần trong bất kỳ công ty nào được chỉ định là CCMC.


Không chỉ khía cạnh này, các quan chức chủ chốt của ông Biden cũng không trả lời câu hỏi rằng họ có tiếp tục cấm Huawei vì an ninh quốc gia Mỹ hay không. Thực tế, Trung Quốc đang thúc giục chính quyền ông Biden hủy bỏ những lệnh cấm doanh nghiệp, cá nhân Trung Quốc mà chính quyền ông Trump đã thiết lập trước đó.


Ông McCaul nói: “Thật là đáng báo động khi Chính quyền Biden đã từ chối cam kết giữ Huawei trong Danh sách thực thể của Bộ Thương mại”. Ông nói "Huawei không phải là một công ty viễn thông bình thường - nó là một công ty quân sự của Bắc Kinh đe dọa an ninh mạng 5G ở đất nước chúng tôi, đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ và hỗ trợ cho cuộc diệt chủng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương và những vụ vi phạm nhân quyền của họ trên khắp đất nước".


Một chứng minh khác về thái độ chống Trung Quốc trên bề mặt của chính quyền Biden hết sức rõ ràng là việc ông Biden đình chỉ lệnh hành pháp của Tổng thống Trump - cấm các cơ sở quốc phòng Mỹ mua sắm thiết bị Trung Quốc trong vòng 90 ngày và yêu cầu Bộ năng lượng xem xét lại vấn đề này ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức 20/1/2021.


Chính quyền Obama-Biden chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong buổi lễ đến Nhà Trắng ngày 25 tháng 9 năm 2015 ở Washington, DC (Ảnh: Getty)


Và ngay sau vài ngày tại vị, chính quyền của ông Biden ban hành sắc lệnh cấm các cơ quan chính phủ liên bang sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc". Mặc dù dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát sớm nhất là ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc là điều không phải bàn cãi, hơn nữa, Trung Quốc cũng không thể đại diện cho toàn bộ người "Á Kiều" (người Mỹ gốc châu Á), nhưng chính quyền Tổng thống Biden vẫn cho rằng, cách gọi “China virus” là kỳ thị đối với những người này.


Đi xa hơn, ông Biden thậm chí còn “đồng tình” với các vi phạm nhân quyền, mà thực tế là tội ác chống lại loài người đang diễn ra tại Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với CNN vào ngày 19/2, khi được hỏi về vấn đề vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Bắc Kinh. Ông Biden nói rằng: “Về mặt văn hóa, mỗi quốc gia có những quy định khác nhau và các nhà lãnh đạo của những quốc gia này phải tuân theo đó mà làm”.


Đối với vấn đề này, Cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ – Frank Gaffney nói với của tờ Epoch Times, về cuộc phỏng vấn của Tổng thống Biden với CNN rằng: “Cá nhân tôi nghĩ rằng, lời phát biểu của Biden là một sự nhượng vô cùng khủng khiếp đối với ĐCSTQ”.


Ông nói: “Đây thực sự là một loại phủ nhận đối với người Trung Quốc. Bởi vì ông Biden đã thể hiện rằng tội ác diệt chủng hàng loạt xảy ra với người Trung Quốc là có thể chấp nhận được. Ông ấy sẽ ủng hộ chỉ thị hỗn loạn và đau thương này. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ nguy hiểm cho đất nước chúng ta và cả thế giới”.


Về vấn đề Đài Loan: Chính quyền Biden đã gửi nhiều thông điệp hỗn hợp tới Bắc Kinh và Đài Bắc, nhưng không có điều gì thực sự có tác dụng... Trước thái độ yếu ớt và "thân thiện" với chính quyền Trung Quốc của ông Biden, tư thế của Hoa Kỳ đối với Đài Loan là “vô định hình”, và điều này đe dọa vị thế dẫn đầu toàn cầu của Hoa Kỳ.



Trong tuần đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống Biden, chính quyền Trung Quốc đã xâm phạm không phận Đài Loan nhiều lần, với số lượng kỷ lục các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu. Mục đích rõ ràng là đe dọa Đài Loan và cho thấy rằng quốc đảo này đang đơn độc chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).


Điều then chốt là, không hề có sự bác bỏ chính thức nào của Hoa Kỳ liên quan đến hành vi của ĐCSTQ đối với Đài Loan. Điều đó tự nó đã gửi đi “thông điệp” đến chính quyền Trung Quốc và các đối thủ khác của Mỹ.


Ông James R. Gorrie - tác giả của “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc” đã đặt ra câu hỏi rằng: “Liệu chính quyền Biden có ý thức được rằng chính sách đối với Đài Loan quan trọng như thế nào không? ĐCSTQ chắc chắn sẽ ‘nắn gân’ chúng ta về điều đó”.


Tình trạng hỗn loạn ở Mỹ, từ đại dịch Covid-19 bùng phát đến sự suy yếu địa chính trị - ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Biden - mang lại cho ĐCSTQ một động lực và cơ hội vàng để quay trở lại “Giấc mộng Trung Hoa” - giấc mộng “soán ngôi” Hoa Kỳ. Bởi thế, địa chính trị thế giới không chỉ căng thẳng mà thực sự sẽ hỗn loạn và khó dự báo khi “cơ hội vàng” rơi vào tay Trung Quốc và các thế lực ngầm của chính quyền này trên khắp toàn cầu (ví dụ như các tổ chức thánh chiến ở Trung Đông).


Đọc thêm »



© Hữu Nguyên - Tâm An
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad