Viettel và hàng triệu đô la vấy máu ở Myanmar - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

Viettel và hàng triệu đô la vấy máu ở Myanmar



Những đồng đô la vấy máu kiếm được nhờ hợp tác với quân đội Myanmar, tiếp tay cho tham nhũng và vi phạm nhân quyền.


Ngày 21/02/2021 Justice for Myanmar – Công lý cho Myanmar – đã kêu gọi người dân trong nước huỷ Sim điện thoại Mytel vì các hành động tiếp tay cho quân đội sau khi công bố một báo cáo dài 161 trang về mối liên hệ giữa Viettel và quân đội Myanmar.


Trang web Denial of Secrets tiết lộ tướng lĩnh của quân đội Myanmar có thể nhận được đến hơn 700 triệu USD từ Mytel.


Một dự báo nội bộ của Mytel cho thấy lợi nhuận từ hàng triệu khách hàng ở Myanmar dự kiến sẽ tăng vọt trong thập niên này từ 28% cổ phần sở hữu của Mytel.



Tiền từ trên trời rơi xuống


Dự báo lợi nhuận của Mytel bắt đầu từ tháng 1/2017 theo như hồ sơ nộp cho cơ quan đầu tư Myanmar để được cấp giấy phép chính thức,


Trong 4 năm đầu tiên, Mytel sẽ không có lợi nhuận. Từ năm thứ năm đến năm thứ 9, cổ phần của quân đội Myanmar có thể mang về cho Mytel 270 triệu USD, và 450 triệu USD nữa trong 5 năm sau đó.


Tuy nhiên tháng 6 năm 2020, Báo Quân Đội Nhân Dân đã khoe rằng Viettel Myanmar vươn lên nhà thuê bao lớn thứ 2 với 10 triệu khách thuê bao và lãi 25 triệu USD dù chỉ mới có 2 năm hoạt động, tức sớm hơn 2 năm so với dự kiến.


Như vậy quân đội Myanmar cũng có thể bắt đầu được chia cổ tức sớm hơn dự định.


Dẹp bỏ Mytel


Mytel không phải là một liên doanh thương mại bình thường mà là sở hữu của quân đội Myanmar và Việt Nam.


Mytel cho phép các tướng lĩnh của Myanmar tiếp cận tiền bạc, công nghệ và dữ liệu mà họ có thể sử dụng cho các mục đích quân sự, cũng như để hỗ trợ cho chính sách quân sự tàn bạo sau cuộc đảo chính bất hợp pháp vào ngày 1 tháng Hai.


Viettel bị cáo buộc sử dụng công nghệ của Huawei và ZTE của Trung Quốc tại Myanmar bất chấp rủi ro về an ninh mạng. Viettel cũng bị tố cáo đang khai thác dữ liệu người dùng “để phân tích tại Việt Nam và quân đội Myanmar có “quyền truy cập vào dữ liệu này và có thể sử dụng nó cho mục đích quân sự”.


Mối liên hệ của Mytel với quân đội đã gây ra e ngại cho một số đối tác kinh doanh và nhà đầu tư.


Theo Reuters, công ty thanh toán Coda có trụ sở tại Singapore vào tuần trước thông báo đã “vô hiệu hóa” Mytel tại các kênh thanh toán, Điều này có nghĩa là khách hàng của Mytel không thể mua hàng bằng dịch vụ của Coda.


Một trong những nhà đầu tư trong nước của Mytel đang tách ra khỏi công ty điện thoại là công ty International Power Generation (IPG).


IPG là nhà đầu tư vào Myanmar National Telecom Holdings (MNTH), một tập đoàn các công ty Myanmar sở hữu cổ phần tại Mytel thông báo vào tuần trước họ đã bắt đầu quá trình thoát khỏi “thoát khỏi MNTH một cách có trách nhiệm.”


IPG cũng tôi yêu cầu loại IPG khỏi danh sách các Hiệp hội Doanh nghiệp Quan trọng của quân đội.



Các cổ đông Mytel


28% cổ phần trong Mytel thuộc về chính phủ Myanmar, chính phủ đã mời các tổ chức và công ty nhà nước đấu thầu để nắm giữ số cổ phần này. Vào thời điểm đó, chính phủ được lãnh đạo bởi Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh (USDP), một ủy nhiệm của quân đội Myanmar.


Vào tháng 2 năm 2016, chính phủ do USDP lãnh đạo đã quyết định rằng “cổ đông chính phủ” tại Mytel sẽ là Star High, một công ty nhỏ do quân đội Myanmar kiểm soát, trực tiếp dưới quyền tổng giám đốc.


Star High dường như được thành lập từ tháng 3 năm 2015 để nắm giữ cổ phần của quân đội trong Mytel. Theo trang web Mytel, Star High là công ty con của tập đoàn quân sự Myanmar Myanmar Economic Corporation, mặc dù cổ phần của Star High do các cá nhân nắm giữ.


Việc bổ nhiệm Star High làm cổ đông chính phủ có nghĩa là lợi nhuận kiếm được từ 28% cổ phần này sẽ được chuyển cho quân đội, thay vì cho ngân sách quốc gia.


Cổ phần của Star High hiện lớn hơn 28% vì đã mua lại 10,8% cổ phần thuộc sở hữu trước đây của nhà đầu tư trong nước khác, MNTH. Cổ phần của quân đội trong Mytel, thông qua Star High, hiện có thể là 39% so với 28% ban đầu, có nghĩa là họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn của Mytel.


49% còn lại của Mytel thuộc sở hữu của Viettel, tập đoàn trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.


MNTH đã vay 10 triệu đô la Mỹ từ Ngân hàng Innwa, giống như Star High, do công ty MEC được quân đội điều hành kiểm soát. Nói cách khác, MNTH dường như phụ thuộc rất nhiều vào sự hậu thuẫn tài chính từ đế chế kinh doanh của quân đội.


Các sản phẩm thuộc sở hữu quân đội bị tấy chay. Mytel ở vị trí đầu tiên.


Tẩy chay Mytel


Quân đội Myanmar dự kiến sẽ kiếm được mối lợi sản kếch xù từ cổ phiếu Mytel. Lợi nhuận của Mytel sẽ cho phép quân đội Myanmar tiếp tục vi phạm nhân quyền, phạm tội diệt chủng, phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.


Justice For Myanmar kêu gọi tất cả các doanh nghiệp cắt đứt quan hệ với quân đội Myanmar, mà Mytel là một ví dụ để sát cánh cùng người dân Myanmar.


Người dân Myanmar đã đồng loạt tẩy chay mạng Mytel. Người dân huỷ bỏ thẻ SIM, các cửa hàng cũng ngưng cung cấp thẻ Sim.


Tập Đoàn Viettel Việt Nam


Mytel phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ nhà nước Việt Nam.


Viettel đã đồng ý góp phần vốn lớn nhất trong số 1,38 tỷ đô la Mỹ mà Mytel cần trong ba năm đầu tiên bằng cách đầu tư 169 triệu USD vào cổ phiếu và cho vay lên tới 903 triệu USD. Đây là mức đầu tư lớn nhất của Viettel ở Myanmar từ trước đến nay.



Ngoài việc cung cấp tiền, Viettel cung cấp các nhà quản lý và chuyên gia kỹ thuật.


Ngoài phần lợi nhuận được chia, Viettel được trả lãi cho khoản vay và phí quản lý 2% doanh thu hàng năm của Mytel.


Mytel cũng đã có giao dịch với các ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng TP của Việt Nam cho Mytel vay một khoản vay 5 năm trị giá 40 triệu USD. Viettel sẽ đảm bảo 49% cho khoản vay – bằng với quy mô cổ phần Mytel.


Hiện nay, thương hiệu Viettel được định giá lên đến 5,8 tỷ USD, đứng số 1 Đông Nam Á và thứ 9 Châu Á.‍


Mặc cho dịch Covid hoành hành khắp nơi. Viettel Global vẫn chuyển về nước hàng trăm triệu đô la mỗi năm.


Những đồng đô la vấy máu kiếm được nhờ hợp tác với quân đội Myanmar.


   Mời xem thêm »



© Nguyễn Thị Sen
    VNTB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad