Thông điệp Vương Nghị gửi Tokyo qua cuộc điện đàm gần đây là gì? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

Thông điệp Vương Nghị gửi Tokyo qua cuộc điện đàm gần đây là gì?


Katsuji Nakazama, Analysis: Wang has message for Japan -- 'Taiwan, Taiwan, Taiwan'. Nikkei Asia | APRIL 8, 2021
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, bên phải, bấm nút cho người đồng cấp Nhật Bản Toshimitsu Motegi, bên trái, trước hội nghị thượng đỉnh Suga-Biden vào cuối tháng này. (Nguồn ảnh của Reuters và Getty Images)


Trong cuộc gọi 90 phút, nhà ngoại giao Trung Quốc vạch ra ranh giới đỏ trước hội nghị thượng đỉnh Suga-Biden


Cuộc điện đàm kéo dài 90 phút giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị diễn ra hôm thứ Hai (5/4/) đã diễn ra theo yêu cầu của phía Bắc Kinh. Ông Vương có một thông điệp khẩn cấp muốn gửi tới Ngoại trưởng Motegi qua cuộc đối thoại này, đó là: ‘Đài Loan, Đài Loan, Đài Loan’, theo Nikkei.


Động thái của ông Vương phản ánh sự lo lắng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ được tổ chức tại Washington vào ngày 16/4.



Cuộc điện đàm đã mang lại cho ông Motegi một cơ hội vàng để bày tỏ “những lo ngại nghiêm trọng” về tình hình nhân quyền ở khu tự trị Tân Cương, vấn đề Hồng Kông cũng như việc hải cảnh Trung Quốc liên tục xâm nhập vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku mà Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.


Ông Vương có một thông điệp. Và việc gửi thông điệp đó quan trọng đến nỗi ông Vương sẽ biết biết người đồng cấp Motegi sẽ tung ra một vài “cú đấm”.


“Trung Quốc hy vọng rằng Nhật Bản, với tư cách là một quốc gia độc lập, sẽ nhìn nhận sự phát triển của Trung Quốc một cách khách quan và hợp lý, thay vì bị đánh lừa bởi một số quốc gia có quan điểm thiên vị chống lại Trung Quốc”, ông Vương nói.


Theo cây viết KATSUJI NAKAZAWA, đó là dòng quan trọng nhất của bản ghi lại cuộc điện đàm. Vương đang vẽ một lằn ranh đỏ cho Nhật Bản.


   Mời xem thêm »


Vậy, rốt cuộc ông Tập lo lắng điều gì nhất?


Sau cuộc điện đàm của Vương và Motegi, Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của ĐCSTQ đã đăng hai tuyên bố. Một là một báo cáo ngắn gọn về cuộc điện đàm. Một tuyên bố khác có tiêu đề “Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc: Nhật Bản nên nhìn nhận sự phát triển của Trung Quốc với thái độ tích cực hơn”.


Một điều nghịch lý là, họ không nhắc đến điều mà chắc chắn là mối lo ngại lớn nhất của ông Tập: Vấn đề Đài Loan.


Đối với ông Tập, người đặt mục tiêu kéo dài thời gian cầm quyền của mình với tư cách là tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc sau đại hội toàn quốc tiếp theo của đảng sẽ diễn ra vào năm 2022, thì Đài Loan là một vấn đề có thể ảnh hưởng hoặc phá vỡ vận mệnh chính trị của ông.


Sau cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc, Biden và Suga có khả năng sẽ đưa ra một tuyên bố chung. Trong đó, họ dự kiến sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan.


Eo biển không phải là vấn đề được đề cập thường xuyên trong các thông cáo của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật.


Trong một tuyên bố năm 1969, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Eisaku Sato và Tổng thống Mỹ Richard Nixon chỉ ra rằng việc duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực Đài Loan là quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản. Tuyên bố này được đưa ra trước khi Hoa Kỳ và Nhật Bản bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và chuyển quan hệ ngoại giao của họ từ Đài Loan sang Bắc Kinh.


Năm nay, eo biển Đài Loan đã xuất hiện trong một tuyên bố chung sau cuộc họp “hai cộng hai” giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ-Nhật vào giữa tháng 3. Tuyên bố có viết: “Các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”. Các Bộ trưởng hai nước cũng chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.


Trong quá khứ, các bộ trưởng đã thúc giục giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình thông qua đối thoại. Tuy nhiên, tuyên bố mới nhất đi xa hơn là “thúc giục” hòa bình; nó ngụ ý rằng các đồng minh đang xem xét một phản ứng chung đối với bất kỳ tình huống nguy hiểm nào có thể phát sinh.


Tuyên bố được đưa ra sau lời cảnh báo của Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, rằng Trung Quốc có thể hành động để thay đổi hiện trạng của Đài Loan trong vòng 6 năm.



Ba sự kiện gần đây cho thấy vấn đề Đài Loan quan trọng như thế nào đối với ông Tập.


Vào cuối tháng 3, ông Tập đã ở Vũ Di Sơn, một vùng sản xuất trà nổi tiếng ở tỉnh Phúc Kiến. Ông ấy uống trà một cách nhàn nhã và ngồi trên một chiếc bè tre xuôi dòng. Đồng hành cùng ông trong chuyến đi thảnh thơi này có đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện.


Phúc Kiến là nơi nhà lãnh đạo đã trải qua 17 năm sự nghiệp trước đó của mình, bắt đầu từ năm 1985. Sau khi kết hôn, ông và bà Bành đã ở tỉnh này một thời gian.


Chuyến thị sát Phúc Kiến từ ngày 22/3 đến ngày 25/3 diễn ra ngay sau khi các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Trung Quốc có cuộc gặp ở Alaska. Tập dường như đang truyền đi thông điệp rằng cuộc họp băng giá ở đất Mỹ có chút làm phiền ông.


Tuy nhiên, chuyến đi của ông đến Phúc Kiến là màn dạo đầu cho một cuộc tấn công ngoại giao lớn nhằm chống lại sự hình thành của một liên minh chống Trung Quốc do Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác dẫn đầu. Điều này trở nên rõ ràng 6 ngày sau khi ông Tập rời Phúc Kiến.


Mới từ chuyến công du Trung Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã đến thẳng Phúc Kiến. Ông đã đến thăm thành phố Nam Bình và thành phố ven biển Hạ Môn.


Tại Nam Bình, Vương đã tổ chức các cuộc hội đàm riêng biệt với những người đồng cấp từ bốn quốc gia ASEAN – Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines – từ ngày 31/3 đến ngày 2/4. Tại Hạ Môn, Vương đã gặp người đồng cấp Hàn Quốc vào ngày 3/4.


Việc lựa chọn Phúc Kiến cho cuộc hội đàm có ý nghĩa chính trị.


Một bài đăng trên blog của một phương tiện truyền thông liên kết với Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, có viết: “Ngay bên kia eo biển Phúc Kiến là Đài Loan. Họ đang chứng tỏ với Đài Loan rằng có rất nhiều quốc gia đang ủng hộ Trung Quốc”.


Hạ Môn, nơi ông Vương hội đàm với Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong vào ngày 3/4, là một địa điểm đặc biệt nhạy cảm trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về eo biển Đài Loan.


Sợi dây chung xuyên suốt chuyến thị sát Phúc Kiến của ông Tập, cuộc hội đàm của ông Vương với những người đồng cấp ASEAN và cuộc gặp của ông với Bộ trưởng Hàn Quốc chính là “Đài Loan”.



Sự kiện thứ ba có sự tham gia của quân đội Trung Quốc.


Hôm thứ Hai (5/4), cùng ngày Ngoại trưởng Nhật Bản và Trung Quốc có cuộc điện đàm, người phát ngôn của Hải quân Trung Quốc thông báo rằng một đoàn tàu Trung Quốc, trong đó có tàu sân bay Liêu Ninh, đã tập trận ở vùng biển gần Đài Loan. .


Hai ngày trước đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc đã đi qua giữa đảo Okinawa và đảo Miyako trước khi đi về phía nam và đến vùng biển gần Đài Loan từ phía Thái Bình Dương.


Trong bối cảnh căng thẳng, Nhật Bản nắm giữ một con bài ngoại giao mà nước này có thể dùng được. Vào giữa tháng 4, cuộc họp “hai cộng hai” bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Nhật Bản và Đức sẽ được tổ chức lần đầu tiên. Các bộ trưởng sẽ thảo luận về hợp tác an ninh hướng tới hiện thực hóa “một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.


Bắc Kinh hết sức cảnh giác trước động thái này khi Liên minh châu Âu, nơi Đức nắm giữ nhiều quyền lực, gần đây đã trừng phạt chính quyền Trung Quốc vì cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ.


Hôm thứ Tư (7/4), ông Tập đã điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Tập nói với bà Merkel rằng quan hệ Trung-EU đang đối mặt với “nhiều thách thức khác nhau”.


Như Vương Nghị nói với Motegi, Tập nói rằng ông hy vọng khối 27 quốc gia có thể “độc lập” đưa ra các phán đoán chính xác.


Kể từ Alaska, Bắc Kinh đã tiến hành một nỗ lực ngoại giao không mệt mỏi để tránh bị quốc tế cô lập.


Trong thời gian tới Nhật Bản và Trung Quốc vào năm tới nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao bình thường hóa, chắc chắn quan hệ song phương cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi cuộc đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.


Chính vì thế, các ngoại trưởng Nhật Bản và Trung Quốc đã đột ngột tổ chức cuộc nói chuyện khá dài để cố gắng nắm bắt ý định thực sự của nhau.


   Mời xem thêm »



© Katsuji Nakazama Nikkei senior staff writer
    Hải Lam biên dịch
    Việt Luận
Nguồn: Katsuji Nakazama, Analysis: Wang has message for Japan -- 'Taiwan, Taiwan, Taiwan'. Nikkei Asia | APRIL 8, 2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad