Chuyện báo nhà nước gỡ phát biểu của ông Phúc về gia đình và Việt Á? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2023

Chuyện báo nhà nước gỡ phát biểu của ông Phúc về gia đình và Việt Á?


Ông Nguyễn Xuân Phúc khi còn là Chủ tịch nước tại Đại hội đồng LHQ ở New York hôm 22/9/2021

Phần âm thanh - Nhấp vào nút play (►) phía dưới để nghe


Kết thúc bài phát biểu với tư cách Chủ tịch nước trong buổi lễ bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, chiều ngày 4 tháng 2 năm 2023, tại Văn phòng Chủ tịch nước, ông Phúc khẳng định: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng”.

Phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc được các tờ báo lớn trong nước như Thanh Niên, Tiền Phong, Tạp chí Công thương… đăng tải. Hai ngày sau, phát biểu này bị gỡ ra khỏi các bản tin và các đoạn video tường thuật.

Việc đưa tin rồi gỡ bỏ lập tức được cư dân mạng xã hội bàn tán, bởi Việt Á được coi là một đại án với hàng loạt cán bộ từ trung ương đến địa phương bị khởi tố, bị bắt giam, trong đó có Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh và ông Phạm Công Tạc, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ. Điều đáng nói là trước khi bị bắt, hàng loạt giám đốc CDC đều tuyên bố trên báo chí là “không nhận bất cứ đồng nào từ Việt Á”.

Thứ nhất ở góc độ của ông Phúc, với tư cách là một chủ tịch nước thì tôi cho rằng đó là một cách thanh minh rất dở. Bởi một chính trị gia khi đối diện với vấn đề khuất tất được dư luận quan tâm đặc biệt, thì càng thanh minh càng dễ bị khuấy sâu với thành ngữ là ‘có tật giật mình’. - Nhà báo Nguyễn Ngọc Già


Theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, việc ông Phúc phát biểu rằng vợ con không liên quan Việt Á lẫn việc báo chí rút tin xuống đều là những điều gây mất thêm lòng tin trong dân chúng. Ông nói:

“Thứ nhất ở góc độ của ông Phúc, với tư cách là một chủ tịch nước thì tôi cho rằng đó là một cách thanh minh rất dở. Bởi một chính trị gia khi đối diện với vấn đề khuất tất được dư luận quan tâm đặc biệt, thì càng thanh minh càng dễ bị khuấy sâu với thành ngữ là ‘có tật giật mình’.

Người dân chúng tôi không cần chính trị gia nói suông. Người dân chúng tôi cần chính trị gia hành động .

Còn đứng về phía báo chí, chuyện gỡ tin như vậy đã trở nên rất quen thuộc. Chắc chắn họ phải nhận được lệnh miệng từ một cấp rất cao trong Bộ Chính trị. Cái tư duy lệnh miệng này tai hại của nó rất lớn, và nó là một cái tư duy để quản trị xã hội suốt hàng chục năm qua tại Việt Nam ở tất cả mọi lĩnh vực. Cả vấn đề an ninh quốc gia và vấn đề tham nhũng đều được điều khiển bằng tư duy lệnh miệng.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ở cấp cao nhất của Bộ chính trị cần phải nghiêm túc coi lại điều quan trọng nhất, đó là tính trách nhiệm, đối với nhân dân trong mọi vấn đề. Đặc biệt là vấn đề nghiêm trọng - tham nhũng.”


Trong khi đó, một luật gia, từng là đảng viên Đảng cộng sản, không muốn nêu tên lại cho rằng, đây là điều báo chí nhà nước phải làm. Ông phân tích:

“Theo tôi, việc báo chí đăng câu nói của ông Phúc thanh minh chuyện gia đình không liên quan Việt Á là ngoài nội dung của buổi lễ bàn giao nhiệm vụ chủ tịch nước, nên phải bị gỡ bài.

Còn về phát ngôn của ông Phúc thì theo tôi, ông Phúc lợi dụng cơ hội cuối cùng này để thanh minh, vì từ nay sẽ không có dịp nào nữa, thì tung hê luôn thỏa thuận ngầm về việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận như thế. Giả sử đúng như ông Phúc nói, thì kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ có giá trị đối với đảng viên và trong nội bộ Đảng thôi, nếu sau này cơ quan điều tra chứng minh được tội của gia đình ông Phúc, thì viện kiểm sát vẫn có quyền khởi tố công dân Phúc, Thu…, rồi đưa ra tòa xét xử. Ủy ban Kiểm tra Trung ương không thể làm thay cơ quan tư pháp được.

Trong chính trị, đây là đòn răn đe để ông Phúc sợ, đừng ho he gì nữa thôi, còn thực tế ông và gia đình nhiều khả năng vẫn an toàn, vì Tổng bí thư Trọng muốn đánh Chuột nhưng không được vỡ bình quý (bình ở đây là Đảng). Nếu làm cho Phúc nhục, thì tức là Đảng cũng nhục luôn, vì Phúc chắc chắn sẽ tung hết những cái bẩn thỉu khác của phe ‘chưa bị lộ’, không có lợi cho Đảng.”


Vị luật gia này so sánh vụ việc ông Phúc với vụ Watergate của Mỹ rằng, nếu Tổng thống Richard Nixon không từ chức thì sẽ bị Quốc hội Mỹ phế truất, rồi tòa án truy tố, sẽ nhục hơn, bởi vậy Tổng thống Nixon từ chức để đổi lấy sự an toàn cho bản thân, sẽ không phải ra tòa.

Theo tôi, việc báo chí đăng câu nói của ông Phúc thanh minh chuyện gia đình không liên quan Việt Á là ngoài nội dung của buổi lễ bàn giao nhiệm vụ chủ tịch nước, nên phải bị gỡ bài. Còn về phát ngôn của ông Phúc thì theo tôi, ông Phúc lợi dụng cơ hội cuối cùng này để thanh minh, vì từ nay sẽ không có dịp nào nữa, thì tung hê luôn thỏa thuận ngầm về việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận như thế. - Một luật gia


Chuyện báo chí đưa tin rồi lấy xuống không là chuyện lạ với báo chí nhà nước Việt Nam, bởi tất cả báo chí Việt Nam hiện nay đều nằm dưới sự chỉ đạo, quản lý của Ban Tuyên giáo Trung ương. Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đây không phải lần đầu phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc "biến mất" trên truyền thông nhà nước sau khi đăng. Có thể nêu lại ví dụ, hôm 20 tháng 2 năm 2020, báo chí nhà nước đăng thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi bài thơ “Đất nước ở trong tim” trong phong trào chống COVID-19 của cô giáo Chu Ngọc Thanh. Nhưng chỉ sau vài tiếng, các bản tin trên đều đồng loạt bị gỡ bỏ mà không đưa ra lý do.

Có ý kiến cho rằng, bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh vần điệu có phần giống bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo Trần Thị Lam viết năm 2016.

   Mời xem thêm »


© RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad