Đảng Cộng sản đang làm chuyện bá láp khi Việt Nam đang cháy - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Đảng Cộng sản đang làm chuyện bá láp khi Việt Nam đang cháy


Ben Bland - Krishna Tran dịch

Đảng cộng sản VN quang vinh muôn năm,” là dòng chữ trên các biểu ngữ đỏ rực trời Hà Nội.

Giống như các công dân ở những quốc gia độc đảng khác, người VN có một khả năng không đoái hoài gì tới các lời tuyên truyền khi họ chạy xe gắn máy len lỏi khắp chốn để kiếm sống, để làm giàu. Một nhà khoa bảng VN nói châm chọc, rằng, “đảng thực sự muốn nhắn gửi tới nhân dân hay là đảng đang tự nói với mình?” Ông ta không muốn nói công khai, các xứ sở công an trị thường thế, về các nhà cai trị tự phong của đất nước.

Các nhà lãnh đạo VN hiện đang lo lắng. Giai đoạn phát triển nhanh (7% /năm) đã chấm dứt vào năm 2008. Nền kinh tế đang chới với vì bong bóng lạm phát, vốn bị rút ra ngoài, hai đại công ty nhà nước bị sụp đổ, nợ xấu tăng trong lĩnh vực ngân hàng.

Vào năm 2007, khi VN chuẩn bị gia nhập WTO, người ta đổ xô đến để đầu tư mà bỏ qua các khuyết tật mang tính hệ thống, tham nhũng lan tràn, sự vụng về trong vận hành nhưng tinh tướng trong chính trị của các công ty nhà nước, sự thiếu thốn trong cơ sở hạ tầng, sức khỏe, giáo dục. Các nhà kinh tế dự báo là VN phải cố lắm để có tốc độ phát triển 5% trong vài năm tới, không đủ để sử dụng hàng đoàn lao động trẻ đang chờ việc. Thời điểm tệ hại đã bắt đầu khi các nền kinh tế mới trỗi dậy của Đông Nam Á, Philippines và Indonesia ngày càng sắc sảo, chưa kể Miến Điện đang vượt qua những năm dài cô lập và trì trệ, tìm kiếm sự kết nối với kinh tế toàn cầu.

Mọi người, từ cố vấn chính phủ cho đến nhà đầu tư nước ngoài đều biết là phải chỉnh lại nền kinh tế cho đúng đường. Hà nội phải chấm dứt ban phát sự độc quyền, tín dụng dễ giải, và bao nhiêu thứ ưu tiên khác cho các doanh nghiệp nhà nước và các tay cánh hẩu của chúng. Lĩnh vực ngân hàng phải được tái cơ cấu vốn, phải được khích lệ để đua vốn vào các doanh nghiệp có hiệu quả. Chính phủ phải chống tham nhũng một cách nghiêm chỉnh, vì nó quan hệ hữu cơ với tất cả các bệnh hoạn khác. Cái cần làm đòi hỏi nhiều hơn là một khung kỹ thuật cho các chính sách, và một đảng cộng sản thụt ló thâm căn cố đế khó lòng là một tác nhân cải tổ.

Giới chỉ trích ở VN (chỉ trích mạnh và ẩn danh) đổ hết tội lỗi cho thủ tướng Dũng. Các nhân vật bên trong đảng, các nhà ngoại giao, giới khoa bảng đều cho rằng ông Dũng tập trung quá nhiều quyền lực, chưa có tiền lệ, để đảo ngược cái cách lãnh đạo theo nguyên tắt đồng thuận của bộ chính trị 14 thành viên. Quan trọng hơn, họ cũng cho rằng ông ta dùng ảnh hưởng quá đáng của mình ủng hộ bọn đàn em lèo lái các tập đoàn và ngân hàng nhà nước, gặm nhấm và vơ vét.

Ngư dân nhìn ra biển lớn. Nguồn ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
Khi ủy ban trung ương đảng họp kín (lúc nào chả thế) để hầu tìm một lối thoát, đã có nhiều lời đồn đoán (theo hướng hy vọng) rằng Dũng sẽ bị hạ bệ. Nhưng sau cùng thì họ chấp nhận một giải pháp năm cha ba mẹ cổ điển là, phê bình bộ chính trị, và đặc biệt là một đồng chí, đồn là chính Dũng, đã quản lý yếu kém nền kinh tế. Nhưng họ cũng chấp nhận không kỷ luật vì như thế sẽ tạo điều kiện cho các thế lực thù địch bôi bác và chống phá đất nước.

Các đảng viên cao cấp ngầm công nhận rằng sự tồn tại của họ bị đe dọa bởi sự yếu kém của nền kinh tế, tham những tràn lan, sự gia tăng tranh chấp đất đai và lao động, thì họ cũng cám thấy sự đe dọa do mất lòng tin còn lớn hơn. Vậy mà chả lo gì về việc nền kinh tế đang vật lộn và căng thẳng xã hội gia tăng, bộ công an lại tăng cường trừng trị các nhà đối lập. Gần đây nhất là họ bỏ tù, với tội trạng tuyên truyền chống phá nhà nước, hai nhạc sĩ và một cô nhóc sinh viên còn chụp hình với một con gấu bông.

Vào năm 2007 khi VN xin vào WTO, họ cư xử rất tốt trên vấn đề nhân quyền để thuyết phục các nhà ngoại giao Mỹ và các nước khác rằng họ cam kết thực hiện tự do ngôn luận và tôn giáo một cách nghiêm chỉnh. Cũng theo các nhà ngoại giao đó, thì chuyện ấy hết rồi, bây giờ họ dung dưỡng VN như phải làm trên việc chuyển trục sang châu Á mà cân bằng với nước Tàu đang lên.

Việc bắt bớ không dừng lại ở các tay gây phiền toái về chính trị. Nhà cầm quyền VN cũng bận rộn bắt giữ các đại gia bị đổ tội gây hại cho nền kinh tế. Vị trí cao của các nhân vật lọt vào tầm ngắm và ảnh hưởng rộng của họ làm sửng sốt giới làm ăn trong và ngoài nước. Lại quả, hối lộ, gian lận kế toán thực sự là có hệ thống tại VN. Ngay khi các ấy tay bị bắt vì tình nghi tội phạm kinh tế, thì người ta đặt câu hỏi là sẽ tới lượt ai. Vài nhân vật điều hành cao cấp bắt buộc phải xuất hiện để chứng tỏ là mình không bị tóm.

Với mong muốn hồi sinh VN như là một thị trường hấp dẫn, vài nhà đầu tư và viện trợ cho rằng việc bắt bớ đó là dấu hiệu cho thấy đảng cs muốn lập lại trật tự. Nhưng nhà khoa học chính trị người Anh Martin Gainsborough (có nhiều công trình nghiên cứu về VN) lập luận rằng bắt bớ vì tham nhũng ở VN thực ra là cuộc đấu đá bên trong vì quan hệ chủ tớ chứ không phải là chính sách gì cả.

Nước Tàu cũng đối mặt với các chuyện tương tự như VN. Nhưng nếu để qua một bên chuyện lu bu Bạc Hy Lai và vụ các quan chức cao cấp có tài sản khổng lồ, thì hình như họ tự điều chỉnh mình để thích hợp với thời đại mới hơn là các đồng chí VN.

Theo Richard McGregor, từng là trưởng văn phòng Bắc Kinh của Finacial Times thì bên Tàu có một hệ thống tinh hoa tuyển chọn những ai mong muốn lãnh đạo. Bên VN thì rất nhiều người trẻ rời bỏ đảng và nhà nước vì lương thấp, vì hệ thống đẳng cấp già nua. Đảng và nhà nước ở VN đang làm kiệt quệ tài sản nhân lực của mình. Một lý tưởng thực sự, đối với các khẩu hiệu tuyên truyền vô vị, hoàn toàn vắng bóng ở VN.

Nhiều nhà quan sát cho rằng các nhân vật lãnh đạo VN có một khả năng độc nhất vô nhị là giải pháp năm cha ba mẹ như kể trên, mà không phải đối diện với khủng hoảng, một khả năng ta không thấy ở các quốc gia chuyển tiếp từ Indonesia cho tới Argentina. Nhưng ông Vũ Tường ở ĐH Oregan cho rằng, đảng cs VN có một khả năng ứng phó nhưng chỉ là giải quyết tình huống. Cái não trạng giải quyết tình huống đó không thể giúp đảng ngăn chặn tham nhũng và hư hoại đã lan đến tầng lớp cao nhất.

Không giống như nước láng giềng Miến Điện đang thả tù chính trị và tiến hành những cải cách đã trễ lắm rồi, các nhà lãnh đạo VN lại muốn xoay ngược chiều để củng cố quyền lực của họ. Năm vừa qua họ lại thêm các giới hạn về nhập khẩu và nhân viên nước ngoài, và đang hoàn thành luật lệ cấm đoán Internet và kiểm soát giá cả kiểu Liên Xô.

Bộ máy khổng lồ của nhà nước cho phép họ giữ sự kiểm soát trong vài năm tới. Nhưng nếu không có những thay đổi tận gốc thì tính chính danh về chính trị sẽ suy tàn, và tiềm năng kinh tế lớn lao sẽ vẫn là tiềm năng. Ngay cả các nhân vật cải cách ảnh hưởng phương tây cũng cảm thấy bị trói tay. Một người nói, chúng tôi cần một khủng hoảng lớn cho đất nước đi tới, nhưng chúng tôi sợ cái gì sẽ xảy ra trong một tình hình như thế này.

Ben Bland, Foreign Policy, 21/11/2012

Nguồn tiếng Anh: Ben Bland, Southeast Asia’s economic poster child is stalling - How the Communist Party fiddling while Vietnam burns”. Foreign Policy, 21/11/2012



Nguồn: Đảng Cộng sản đang làm chuyện bá láp khi Việt Nam đang cháy. Krishna Tran on Facebook, Wednesday, November 21, 2012.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad