Người Buôn Gió
Mấy hôm rồi Tết bận bịu, có đọc được bài viết của nhà văn, phó giáo sư, tiến sĩ, sĩ quan quân đội hàm trung gì đó nói rằng - bỏ điều 4 là nguy hiểm đe doạ tồn vong của dân tộc.
Vậy điều 4 là điều gì mà quan trọng đến tồn vong của dân tộc thế. Nó liên quan đến mức độ nào?
Điều 4 này có trong hiến pháp từ năm 1992 đến nay được hơn 20 năm, tính từ năm 1945 khi nắm quyền đến nay thì ĐCSVN lãnh đạo đất nước gần 70 năm.
Nhà văn trung tá quân đội, PGS, TS kia bằng lập luận theo ông ta gọi là có lý, có tình. Lý là ĐCS cướp được chính quyền từ chính quyền bù nhìn thân Pháp thì đương nhiên là phải được lãnh đạo đất nước. Tình của ông nêu ra là bấy lâu nay ĐCS của ông hy sinh bao xương máu, cho nên phải được đền đáp bằng việc nắm quyền ghi trong hiến pháp là điều tất nhiên.
Lập luận này thật phi lý và thật phản động.
Phản động ở chỗ, nói theo kiểu ấy thì đầy tính chợ búa, dạng như ai cướp được thì người ấy có quyền dùng. Chẳng cần là chính nghĩa chính ngheo gì cả. Mai này lỡ có thế lực xấu xa nào đó cướp được chính quyền tốt đẹp của ĐCS VN quang vinh, thì thế lực ấy nghiễm nhiên lại có quyền lãnh đạo đất nước Việt Nam này, dù chúng xấu xa đủ tội như tham nhũng, độc tài, áp bức và bóc lột nhân dân, can tâm lại tay sai cho ngoại bang dâng đất đai, biển đảo. Như thế chúng cũng tự cho mình là chính nghĩa hơn ĐCSVN đầy chính nghĩa thực.
Rồi chưa kể trong khi cướp chính quyền do ĐCSVN quang vinh lãnh đạo, chúng bị an ninh ĐCS bắt bỏ tù, bị quân đội trung thành với ĐCS càn quét trấn áp khiến chúng thiệt hại vô số. Sau này chúng lại kể lể lý tình đau thương, mất mát như kiểu nhà văn này, thì nhân dân ta sẽ không thể biết được ĐCS VN ta trước kia quang minh, chính nghĩa nhường nào. Vì khi ấy chúng sẽ độc quyền tuyên truyền, dùng lương hưu làm mồi nhử cho những tên bồi bút phải vì miếng cơm, manh áo cúi đầu phục vụ cho chúng lừa mị nhân dân. Chúng xoá sạch những điều tốt đẹp của ĐCSVN vinh quang và thay thế bằng những điều vu không, bịp bợm. Thế thì chả công bằng cho ĐCSVN tí nào.
Lẽ ra nhà văn trung tá ấy phải nghĩ một cách lập luận nào cho nhân văn và bất biến hơn là một lập luận lý tình kiểu giang hồ đạo tặc ấy. Kiểu như ĐCS Việt Nam là hun đúc của dân tộc, là tinh hoa của đất nước. Nếu không để tinh hoa lãnh đạo thì rõ ràng dân tộc ấy suy vong. Như thế cũng còn có chút lý hơn và đúng đắn với quy luật sinh tồn hơn, vì dân tộc nào cũng cần phải có lớp người tinh hoa nhất lãnh đạo. Tức là để cho nhân dân tự đánh giá về vai trò lãnh đạo của gia cấp, triều đại nào và lựa chọn, như thế mới nhân văn và trường tồn bất biến được.
Đáng tiếc là nhà văn quân đội lại kết luận đầy sơ hở ngay rằng - bỏ điều 4 là đe doạ sự tồn vong của dân tộc.
Vậy trước khi có điều 4 quy định ĐCSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo, thì dân tộc Việt Nam này tồn tại đến ngày nay bởi điều gì. Mấy nghìn năm qua dựng nước, giữ nước qua bao nhiêu triều đại lãnh đạo, cầm quyền dân tộc Việt Nam này tồn hay vong?
Không hiểu sao ông nhà văn này suy luận ngây thơ thế. Tổ tiên của nhân dân Việt Nam vẫn tồn tại từ xưa đến nay. Được mấy nghìn năm rồi lịch sử rành rành ra đó, bỗng hôm nay xuất hiện ông, phán câu xanh rờn là vậy. Hay là tổ tiên ông trước kia không ở trên mảnh đất Việt Nam này, không sống cùng dân tộc này. Mà mới cách đấy 20 năm, khi có điều 4 hiến pháp, gia đình ông mới từ đâu sang đây sinh sống. Cho nên ông chỉ biết đến quãng thời gian đó mà thôi?
Nếu vậy xin ông gác bỏ mấy cái bằng PGS, TS để nghe thằng học chưa hết cấp 3 này nói:
- Dân tộc này khi chưa có điều 4 như hiện nay, đã tồn tại mèng nhất cũng 2 ngàn năm. Chả cần bằng cấp gì, chỉ cần thoát nạn mù chữ là biết được điều đó.
Theo blog Người Buôn Gió
Post Top Ad
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013
Từ khóa tìm kiếm:
# Chính Trị - Xã Hội
Share This
About
Người Đưa Tin
Chính Trị - Xã Hội
Labels:
Chính Trị - Xã Hội
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Post Bottom Ad
Author Details
Người Đưa Tin - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Người Đưa Tin mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét