Suy ngẫm về đôi chân người đã khuất - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Suy ngẫm về đôi chân người đã khuất


Hình ảnh đôi chân người đã khuất thò ra từ manh chiếu là điều không ai muốn chứng kiến. Nhưng sẽ thật không công bằng nếu chỉ tay về phía các thầy thuốc. Không chỉ chính quyền các cấp, mà các tổ chức, hội đoàn cá nhân cũng cần chung tay với hoạt động công tác xã hội ở các bệnh viện.

Tất cả vì dân giau mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh....

Gần bốn thập niên đã trôi qua, nhưng những đôi chân ấy vẫn thế, chỉ có phương tiện chuyên chở là thay đổi. Ngày xưa khi nhìn thấy cảnh đó, người ta cúi đầu ngậm ngùi chào tiễn biệt. Ngày nay người ta đưa điện thoại lên chụp hình và bày tỏ xúc cảm của mình qua những comment trên mạng xã hội...

Tôi đã nhìn thấy những đôi chân như tại Sơn La tuần qua, những đôi chân mềm oặt quệt xuống đất theo những vòng quay bánh xe đạp.

Mẹ tôi từng là y tá tại khoa hồi sức cấp cứu của một bệnh viện tỉnh ở miền núi phía Bắc trong những năm cuối thập niên 1970. Thời đó, bệnh nhân thường được hai người khiêng đến viện trên những chiếc võng có đòn là cây tre tươi, gọi là cáng võng. Nhà nào có điều kiện hơn thì cáng võng được cột một đầu vào gácbaga xe đạp trước và ghi đông của xe đạp sau. Tôi không hiểu bằng cách nào để hai người đi xe di chuyển với chiếc cáng võng như vậy mà không bị ngã.

Bệnh nhân thường không muốn chết tại bệnh viện, họ được đưa về nhà để trút hơi thở cuối cùng bên cạnh người thân. Thời đó xe ôtô có rất ít, xe máy cũng hiếm, nên những người bệnh trở về trên những chiếc xe đạp, xe trâu xe bò, xe ba gác do người kéo và cả trên những chiếc cáng võng giống như khi họ được đưa đến. Khi còn bé hơn một lần tôi đã nhìn thấy những đôi chân, giống như những đôi chân trong ảnh chụp tại Sơn La tuần qua.

Gần bốn thập niên đã trôi qua, nhưng những đôi chân ấy vẫn thế, chỉ có phương tiện chuyên chở là thay đổi. Ngày xưa khi nhìn thấy cảnh đó, người ta cúi đầu ngậm ngùi chào tiễn biệt. Ngày nay người ta đưa điện thoại lên chụp hình và bày tỏ xúc cảm của mình qua những comment trên mạng xã hội... Có rất nhiều ý kiến giận dữ trách móc, lên án sự vô cảm của các thầy thuốc.

Hôm 18/9, UBND tỉnh Sơn La cũng đã lên tiếng phê bình tập thể lãnh đạo Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh "thiếu tinh thần trách nhiệm", để xảy ra hình ảnh "đôi chân" gây bão trên mạng xã hội.

Người thầy thuốc lại được chồng thêm áp lực và trách nhiệm. Họ phải chịu trách nhiệm về bệnh nhân ngay cả khi người bệnh không còn ở trong bệnh viện nữa. Thầy thuốc có vô cảm không khi đã cố gắng hết sức thuyết phục người thân của cho bệnh nhân ở lại "còn nước còn tát", nhưng họ vẫn nằng nặc đòi về? Một bác sĩ của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Sơn La nói với tôi, anh không ngại bị chỉ trích là vô cảm, anh chỉ day dứt là không thể giữ bệnh nhân ở lại khi mà cơ hội sống của người đó vẫn còn.

Thực tế, ở các bệnh viện, thầy thuốc không chỉ khám và chữa bệnh cho bệnh nhân. Họ đã và đang phải giúp giải quyết những vấn đề ngoài tầm với của bệnh nhân và gia đình, từ tìm nguồn thanh toán giúp viện phí, lo các suất ăn miễn phí, cho tới việc trợ giúp tâm lý và giải quyết cả các vấn đề hậu sự.

Do biết thầy thuốc không thể lo hết được mọi sự cho bệnh nhân một cách chu toàn, tháng 11/2015, Bộ Y tế ban hành thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác xã hội trong bệnh viện, theo đó các bệnh viện cần thành lập đơn vị công tác xã hội và nhiệm vụ hàng đầu của đơn vị này là "hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh". Cụ thể hơn, đơn vị này có trách nhiệm "tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện".

Do những điều kiện khác nhau và cũng do thời gian thông tư ban hành chưa lâu, nên không phải bệnh viện nào cũng đã thành lập được đơn vị công tác xã hội. Đó là chưa kể, Sở Nội vụ ở một số địa phương chưa đồng ý để các bệnh viện có biên chế tuyển dụng nhân viên công tác xã hội. Hình ảnh đau buồn ở Sơn La cho thấy đã đến lúc công tác xã hội cần được triển khai ở tất cả các bệnh viện và trở thành cánh tay nối dài trợ giúp các thầy thuốc giải quyết những vấn đề ngoài chuyên môn liên quan tới người bệnh.

Nếu câu chuyện này có khía cạnh nào tích cực, thì đó là việc UBND tỉnh Sơn La từ nay sẽ hỗ trợ chở miễn phí đối với những gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa... để không còn cảnh bệnh nhân nặng phải di chuyển trên xe gắn máy hay xe thô sơ để trút hơi thở cuối cùng tại nhà.

Hình ảnh đôi chân người đã khuất thò ra từ manh chiếu là điều không ai muốn chứng kiến. Nhưng sẽ thật không công bằng nếu chỉ tay về phía các thầy thuốc. Không chỉ chính quyền các cấp, mà các tổ chức, hội đoàn cá nhân cũng cần chung tay với hoạt động công tác xã hội ở các bệnh viện. Có như thế, thầy thuốc mới tập trung được nhiều hơn tâm sức, thời gian vào việc cứu chữa bệnh nhân mà không bị mang tiếng là vô cảm.

Vũ Mạnh Cường
VnExpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad