Tướng Mỹ trấn an: Hoa Kỳ không quay lưng với châu Á - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Tướng Mỹ trấn an: Hoa Kỳ không quay lưng với châu Á


Lễ đón tiếp đô đốc Mỹ Harry Harris, tư lệnh Thái Bình Dương, tại tổng hành dinh quân đội Philippines, Manila, ngày 25/08/2015. AFP PHOTO / NOEL CELIS

Để trấn an các đồng minh châu Á đang hoang mang chưa biết chính sách của Washington đối với khu vực này sẽ ra sao dưới chính quyền Trump, hôm qua 15/11/2016, một quan chức cao cấp quân sự Mỹ lên tiếng khẳng định Hoa Kỳ không quay lưng lại với châu Á trong những năm tới.

Tại Washington, đô đốc Harry Harris, tư lệnh các lực lượng Mỹ trong vùng châu Á – Thái Bình Dương, đã nói với báo chí rằng : mặc dù lúc này suy đoán chính sách của chính quyền sắp tới là việc không thích hợp, nhưng ông khẳng định chắc chắn Mỹ sẽ duy trì những cam kết không lay chuyển đối với các nước châu Á.

Ông Doanld Trump đắc cử tổng thống, các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á có lý do lo ngại về chính sách của chính quyền sắp tới đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bởi vì trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố sẽ cắt giảm các viện trợ, thay đối các cam kết với các đồng minh để giảm gánh nặng chi tiêu cho nươc Mỹ. Thí dụ như với đồng minh Nhật Bản, ông Trump chủ trương đòi Tokyo phải cùng gánh vác chi phí cho việc bảo đảm an ninh của mình.

Đô đốc Mỹ nói rõ là : « Tôi muốn trấn an các lo ngại của những đối tác của chúng ta cũng như những đối thủ tiềm ẩn của chúng ta là vùng châu Á-Thái Bình Dương giờ đây cũng quan trọng như từ trước tới nay », Hoa Kỳ vẫn luôn là « đối tác đáng lựa chọn » trong lĩnh vực an ninh của những nước châu Á và điều này sẽ còn tồn tại lâu dài.

Với trường hợp Philippines, một đồng minh lâu đời của Mỹ và cũng có một tổng thống Rodrigo Duterte ăn nói bốc đồng không kém gì ông Donald Trump, từng có lần ngỏ ý muốn quân đội Mỹ rút khỏi đất nước mình, đô đốc Harry Harris khẳng định đến giờ hợp tác quân sự Mỹ-Philippines không có thay đổi gì.

Tất cả những tuyên bố hứa hẹn tranh cử của ông Donald Trum chưa thể gọi là đường lối chính sách của chính quyền tương lai ở Mỹ, cũng như chỉ huy quân đội không phải người quyết định chính sách. Dư luận có thể đoán được phần nào chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mỹ, khi ông Trump công bố tên của ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng trong những ngày tới. Bắt đầu từ ngày 20 tháng Giêng năm tới, chính quyền của tổng thống tân cử mới chính thức hoạt động.

Anh Vũ
RFI

Ông Trump trấn an đồng minh châu Á khi gặp Thủ tướng Nhật

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu sau lễ đón tổng thống Philippines Duterte tại Tokyo ngày 26/10/2016.

Nhân cuộc họp đầu tiên trong tuần này với một nhà lãnh đạo nước ngoài trong cương vị Tổng thống đắc cử Mỹ, ông Trump theo dự kiến sẽ tìm cách trấn an Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và các đồng minh châu Á khác đang lo lắng về những phát biểu của ông trong chiến dịch tranh cử, theo các cố vấn ông Trump.

Ông Abe là một chính trị gia có dòng dõi và một nhà lập pháp kỳ cựu, trong khi ông Trump là một người nóng nảy không có kinh nghiệm về ngoại giao, và chưa từng làm việc trong chính phủ. Cả hai có quan điểm khác biệt về chính sách và về thương mại tự do. Nhưng hai ông có thể sẽ tìm thấy nhiều điểm chung khi gặp nhau tại New York vào thứ Năm. Hai nhà lãnh đạo đều cam kết sẽ khôi phục ảnh hưởng toàn cầu và đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy, và cả hai đều muốn cải thiện quan hệ với Nga.

Một cố vấn của ông Trump cho biết Tổng thống tân cử sẽ tái khẳng định cam kết của mình đối với liên minh Mỹ-Nhật và với khu vực, bất chấp những lập luận đưa ra trong chiến dịch tranh cử đã nêu lên nhiều nghi vấn.

Những phát biểu của ông Trump trong chiến dịch tranh cử về khả năng Nhật Bản có thể thủ đắc vũ khí hạt nhân và đòi các đồng minh phải chi thêm để duy trì các lực lượng Mỹ trên lãnh thổ các nước này đã gây nhiều quan ngại.

Thắng lợi bầu cử của ông Trump cũng làm tiêu tan hy vọng Hoa Kỳ sẽ thông qua hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 quốc gia, một trụ cột trong chiến lược xoay trục của Washington sang châu Á và cũng là một trụ cột trong những cải cách kinh tế của ông Abe.

Một cố vấn của ông Trump nói ông hy vọng cuộc họp sẽ tạo được không khí chung cho mối quan hệ giữa ông Trump với Nhật Bản và khu vực. Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao nói rất khó đánh giá các chính sách của ông Trump về một số vấn đề, kể cả các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông hay mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên cho tới khi ông Trump hoàn tất việc chọn người vào các chức vụ trọng yếu.

Reuters
VOA

2 nhận xét:

Post Bottom Ad