Làng báo Việt Nam và vụ nghi phạm Đoàn Thị Hương - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Làng báo Việt Nam và vụ nghi phạm Đoàn Thị Hương


Hình của cảnh sát Malaysia công bố ghi rõ số hộ chiếu C1031046 của nghi phạm Đoàn Thị Hương và ngày đến từ Hà Nội                 

Mời xem Video: Chủ tịch UBND xã Nghĩa Bình, Tỉnh Nam Định nói gì về gia đình 'Nghi can Đoàn Thị Hương'?


Tôi muốn tìm nguyên do tại sao các báo tại Việt Nam mất một tuần trước lúc nêu danh tính nghi phạm Đoàn Thị Hương trong vụ sát hại ông Kim Jong-nam.

Hãy thử điểm lại diễn biến vụ việc được tường thuật trên mặt báo để xem tác nghiệp của các nhà báo thế nào.

Hôm 15/2, cảnh sát Malaysia phát đi thông cáo về việc bắt giữ nghi phạm Đoàn Thị Hương sinh ngày 31/5/1988 tại Nam Định và tiếp đó có thông báo người này bị tạm giam bảy ngày.

Từ thời điểm ấy, hầu hết các báo Việt Nam đều đưa tin về vụ án và nghi phạm này nhưng không hề đề cập hai chữ 'Việt Nam' trong các bản tin, một số chỉ ghi là 'nghi phạm châu Á'.

Đêm 19/2, Reuters đăng bài tường thuật lời một người đàn ông ở Nam Định nói rằng ông tin em gái mình là nghi phạm Đoàn Thị Hương.

Chiều 20/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam phát đi thông cáo nói phía Malaysia "chưa cho tiếp xúc lãnh sự với Đoàn Thị Hương".

Sau thời điểm này, một loạt báo như VnExpress, Thanh Niên… mới có bài chi tiết về nhân thân của nghi phạm này.

Có thể đoán để làm các bài này, tòa soạn đã phải chuẩn bị trước.

Hôm 21/2, một người làm công tác tòa soạn tại một nhật báo ở TP. Hồ Chí Minh trả lời BBC nhưng đề nghị không nêu danh tính: "Chính xác là không ai cấm đăng [vụ Đoàn Thị Hương], nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ban tuyên giáo đã khuyến nghị rằng do vụ việc phức tạp, chưa thể xác minh được nhân thân cô này nên đề nghị [các báo] chờ khi có xác minh thì đăng"

"Trong thời gian chờ đợi, các tòa soạn vẫn cử phóng viên đi xác minh tại địa phương của Đoàn Thị Hương và để bài nằm đó."

"Cũng không ai nói cho đăng mà khi thông tin từ Malaysia quá rõ và công khai rồi, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng rồi thì đăng thôi."

Mời quý vị xem thêm: Qua lời kể của gia đình những biểu hiện bất thường đầy nghi vấn của nghi can Đoàn Thị Hương?



'Không suy diễn'

BBC được tiếp cận với một email được cho là do Ban tuyên giáo gửi hôm 21/2 với nội dung: "Vụ công dân Triều Tiên có tên là Kim Chon bị ám sát có phải là anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên hay không cơ quan chức năng Malaysia đang cho xét nghiệm ADN."

"Do đó, các báo không suy diễn, không liên hệ các mối quan hệ giữa cá nhân, quan hệ Việt- Triều Tiên- Hàn Quốc."

"Đặc biệt, việc cảnh sát Malaysia bắt nghi phạm người Việt mang hộ chiếu là Đoàn Thị Hương [thì] các báo càng đặc biệt thận trọng."

"Nếu đưa không cẩn thận, không có nguồn chính thống, khả năng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của người Việt Nam tại Malaysia cũng như ảnh hưởng hình ảnh của Việt Nam."

"Việc cảnh sát mới bắt nghi phạm nhưng có báo đã về quê Nam Định của cô gái này, rồi khai thác đời tư, đăng chia sẻ của bố mẹ, gia đình nghi phạm là thiếu nhạy cảm."

Trong bối cảnh truyền thông xã hội trở thành nguồn cung cấp tin tức - cả tin thật, tin giả - cho công chúng, dễ hiểu khi nhiều người Việt Nam cảm thấy sốt ruột.

Trên một diễn đàn về nghề báo hôm 21/2, một facebooker đặt câu hỏi: "Làng báo Việt Nam kể cũng lạ. Một tin nhỏ xíu như diễn viên Megan Fox có nuôi thú cưng là một chú heo mọi gốc Việt thì đưa tin rất nhanh, trong lúc những tin quan trọng hơn như về vụ Đoàn Thị Hương thì lại rất dè dặt."

"Phải chăng các tòa soạn cho rằng nếu không đọc báo chính thống thì người đọc không có cách nào để tiếp cận thông tin về vụ việc trên báo nước ngoài hoặc mạng xã hội?".

"Nghĩ như thế thì bao giờ báo chí Việt Nam mới xứng đáng để người đọc đặt niềm tin là nơi đăng tải sự thật chứ không phải 'sự thật phiên phiến' như kiểu 'một nữ nghi phạm châu Á' khi viết về Đoàn Thị Hương."

Hôm 21/2, ông Nguyễn Thành Phong, Cựu tổng biên tập báo Dân Sinh, nói với BBC: "Theo thông lệ thì báo Việt Nam phản ứng rất nhanh với những thông tin quốc tế liên quan đến người Việt."

"Nhưng những thông tin mang tính tích cực như thành tích, việc tốt người tốt thì họ đưa nhanh hơn, còn những thông tin tiêu cực như nghi phạm người Việt thì [các tòa soạn] cần có thời gian tìm hiểu kỹ hơn."

"Nói theo dân gian thì 'tốt khoe ra, xấu che lại."

"Sự cẩn trọng của những người làm báo tại Việt Nam là cần thiết để giảm thiểu rủi ro bị phạt hoặc bị lên án, mất uy tín nếu đưa tin sai."

Ben Ngô
BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad