Bộ Trưởng Ngoại Giao Đức tuyên bố chính quyền Đức “đang xem xét những việc cần phải làm để các đối tác Việt Nam thấy chúng tôi không thể chấp nhận hành động ấy.”
Một trong những kế hoạch trả đủa của Đức là giới hạn viện trợ phát triển gồm 257 triệu Mỹ kim trong giai đoạn 2 năm. Mặt khác, với vai trò lãnh đạo bán chính thức của Âu Châu, Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể huy động các quốc gia Âu Châu khác đình chỉ hiệp ước Tự Do Mậu Dịch Việt-Âu vốn đã được hai bên ký kết hồi cuối năm 2016.
Hiệp ước thương mại này vô cùng quan trọng đối với Việt Nam. Liên Hiệp Âu Châu là đối tác thương mại lớn thứ nhì chỉ sau Trung Cộng, và Âu Châu là thị trường xuất cảng đứng thứ nhì sau Hoa Kỳ. Phía Âu Châu ước tính hiệp ước thương mại này có thể gia tăng 15% tổng sản lượng GDP của Việt Nam.
Không chỉ với sự việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, việc Hà Nội leo thang các cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến trong thời gian gần đây đã khiến bản hiệp ước gặp nhiều trở ngại. Các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền đang ráo riết vận động các quốc gia Âu Châu phải có biện pháp trừng phạt các vi phạm của Hà Nội bằng cách một là huỷ bỏ hiệp ước thương mại này, hoặc hai là đặt để nhiều ràng buộc nếu muốn hiệp ước thông qua, nhà cầm quyền Hà Nội phải cải thiện vấn đề nhân quyền.
Mời xem Video: Lộ diện người Việt Nam đã thuê xe từ Cộng Hòa Czech để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin là ai?
FB Nguyễn Hoàng Thanh Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét