Vào ngày chủ nhật, 23.07.2017, lúc khoảng 10 giờ 40 phút, tại Berlin – Tiergarten, công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh cùng với một người Việt Nam khác đã bị dùng bạo lực bắt cóc ngay trên phố, cả hai người bị tống vào một chiếc xe hơi. Sự việc này có nhân chứng nhìn thấy và báo cho cảnh sát Berlin.
Vào ngày thứ hai, 24.07.2017, họ đã bắt đầu tiến hành điều tra sự việc.
Cho đến ngày 31.07.2017 thì Trịnh Xuân Thanh bị mất tích và cả người nhà cũng như cảnh sát đều đã không tìm thấy. Ngày 31.07.2017, trên báo chí chính thức của Việt Nam xuất hiện thông báo là ông ta đã ra đầu thú chính quyền Việt Nam và hiện đang ở Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mà đã bị bắt cóc cùng với ông thì nằm trong bệnh viện Việt Đức, Hà Nội từ ngày 25.07.2017 dưới sự canh gác của cảnh sát.
Diễn biến chính xác tiếp theo sau khi ông Trịnh Xuân Thanh bị dùng bạo lực bắt cóc tại Berlin vào ngày 23.07.2017 và cho tới ngày 31.07.2017 ông ta đã bị giữ tại đâu thì hiện chưa rõ; có nghi ngờ là ông ta đã bị đưa về Việt Nam qua một nước Đông Âu và dưới vỏ bọc không xâm phạm của ngoại giao, trái với ý muốn của mình. Giữa chừng thì chính phủ Việt Nam cho đưa tin trên truyền thông chính thức là ông Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện ra đầu thú các cơ quan Việt Nam. Rõ ràng là người ta có ý định dùng thông tin sai sự thật này để che đậy hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của chính phủ Việt Nam.
Ông Thanh đã nộp đơn xin tỵ nạn tại Đức và có hẹn phỏng vấn về việc này với sự hiện diện của luật sư của mình vào ngày 24.07.2017 tại Cơ quan Liên bang về di cư và người tỵ nạn ở Berlin. Việc này đã không thực hiện được do vụ bắt cóc nói trên.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào ông Thanh đều không tự nguyện để mình bị rơi vào tay các cơ quan Việt Nam. Ông ta đã biết chắc chắn rằng tại Việt Nam, vì lý do chính trị ông ta sẽ hoàn toàn không được xét xử công bằng.
Tất cả những nhận biết có được cho đến nay chỉ có thể dẫn đến kết luận là theo chỉ thị của chính phủ Việt Nam, ông Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin và bị dùng bạo lực đưa về Việt Nam một cách bất hợp pháp.
Tháng 6/2017, các lãnh đạo cấp cao của Đảng vẫn còn tuyên bố trên báo chí Việt Nam là muốn bắt bằng được ông Trịnh Xuân Thanh.
Về cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh và lý do của vụ bắt cóc: Ông Thanh là Tỉnh ủy viên, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang từ tháng năm 2015 và được cử tri Hậu Giang bầu với số phiếu cao nhất làm đại biểu quốc hội khóa 2016-2020.
Từ năm 2007 đến 2012, ông đã là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
– 2 –
Liên quan đến một cuộc tranh chấp quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thì những cáo buộc đã được bỏ qua đối với ông Trịnh Xuân Thanh lại bị đưa ra xem xét và dẫn đến việc ông bị ra lệnh bắt giam với tội danh vi phạm vào điều 165 của bộ luật hình sự Việt Nam (vi phạm về kinh tế).
Cuộc tranh chấp quyền lực này đã lên đến đỉnh điểm vào đầu năm 2016: Nguyễn Phú Trọng, khi đó là Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, và Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là Thủ tướng chính phủ Việt Nam, là những đối thủ trong cuộc tranh chấp quyền lực này. Trong khi Nguyễn Tấn Dũng thúc đẩy cải cách kinh tế thì Nguyễn Phú Trọng đại diện cho những người trong Đảng cộng sản Việt Nam lo ngại rằng những cải cách kinh tế – mà kèm theo sẽ là tăng tham nhũng và công nợ – có thể sẽ dẫn đến sự kết thúc của Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
Thuộc về “phe phái” của Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là Thủ tướng chính phủ, là những người nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam như Vũ Huy Hoàng và Đinh La Thăng. Vũ Huy Hoàng trước kia đã du học tại Freiberg thuộc bang Sachsen tại Đức, đã là Bộ trưởng Bộ công thương dưới thời Nguyễn Tấn Dũng. Giữa chừng thì ông ta đã bị miễn nhiệm. Đinh La Thăng đã từng là Bộ trưởng Bộ giao thông. Là Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh nhưng bị cách chức vào đầu tháng 5/2017, ông ta đã từng là ủy viên Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhiều nhà quan sát đã tin rằng Đinh La Thăng là một ứng cử viên cho chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc ông ta bị mất chức ủy viên Bộ Chính trị được đánh giá là sự thanh trừng từ phía hiện đang thắng về chính trị của Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trịnh Xuân Thanh đã được coi là đàn em thân tín của Vũ Huy Hoàng cũng như của Đinh La Thăng. Ông ta cũng có mối liên hệ cá nhân với Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo của phe phái hiện đã bị lật đổ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông ta thuộc về khuynh hướng cải cách của Đảng Cộng sản Việt Nam và đã có một sự nghiệp thành công dưới thời Nguyễn Tấn Dũng. Theo nhận xét của các nhà quan sát chính trị thì việc truy tố hình sự đối với ông Trịnh Xuân Thanh nhằm mục đích chính trị chống lại phe của Nguyễn Tấn Dũng, với ý định tiêu diệt những người cải cách (những “kẻ tư bản”) trong nội bộ Đảng Cộng sản và khôi phục và tăng cường vai trò của Đảng trên cơ sở ý thức hệ cộng sản.
Để làm tiêu biểu cho vụ điều tra hình sự chống lại ông Trịnh Xuân Thanh thì những cáo buộc mà năm 2015 đã từng được đình chỉ liên quan đến các vi phạm kinh tế vào thời kỳ ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã lại được đưa ra xem xét.
Năm 2015 Bộ công thương sau khi xem xét các vấn đề xảy ra trong công nghiệp điện và khí đốt Việt Nam của những năm trước (liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh là thời kỳ tính đến 2012) đã kết luận là (ông Trịnh Xuân Thanh) không có hành động vụ lợi cho bản thân.
Trước tiên thì vào ngày 11.07.2016, Ủy ban kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản đã ra quyết định thực hiện các biện pháp kỷ luật đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Đến tháng 9/2016 thì ông ta đã bị phát lệnh bắt giam.
– 3 –
Việc phát lệnh bắt đối với ông Trịnh Xuân Thanh với tội danh vi phạm điều 165 của Bộ luật Hình sự Việt Nam cũng như các sai trái của ông ta đã được chỉ đạo lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, tức là ông Trịnh Xuân Thanh đã bị lên án công khai.
Ông Thanh đã trốn thoát được mối đe dọa bị bắt giam ở Việt Nam và năm ngoái đã sang đến Đức.
Sau khi rời khỏi Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh đã chống lại những cáo buộc về mình và trong một „Bản tường trình cá nhân“ đề ngày 04.09.2016 gửi cho Ủy ban kiểm tra Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam và gửi đến lãnh đạo Đảng, ông đã nêu những cáo buộc đối với lãnh đạo hiện nay của Đảng Cộng sản, cụ thể là cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và ông đã tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau khi có tiến hành điều tra ông Trịnh Xuân Thanh thì trong nội bộ Đảng có quyết định ra “xử lý kỷ luật” đối với nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Người ta đang xét xem có tiến hành điều tra hình sự đối với ông ta hay không.
Nguyên Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng cũng có nguy cơ bị như vậy. Trong một cuộc họp báo ngày 04.10.2016 thì ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cho rằng việc chuyển tải một cuộc phỏng vấn ông Trịnh Xuân Thanh, được thực hiện bởi một Blogger có được thông tin về ông Thanh, coi là “một hoạt động gián tiếp tiếp tay cho hoạt động chống phá nhà nước của người này”.
Nước CHXHCN Việt Nam có gửi cho Interpol một thông báo gọi là thông báo đỏ, dựa trên cơ sở lệnh bắt ngày 16.09.2016 với tội danh “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, và tham ô tài sản”.
Việc này đối với chính quyền Đức không vào thời điểm nào là lý do ra biện pháp gì đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Chính quyền Đức không ra lệnh bắt dẫn độ và không tiến hành điều tra dẫn độ đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
—
Thông tin về vụ việc này được cung cấp qua Nữ Luật sư Petra Isabel Schlagenhauf
Mời xem Video: Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Màn kịch của phe Nguyễn Tấn Dũng lật ngược thế cờ khiến Nguyễn Phú Trọng phải ngậm ngùi ra đi?
Thời Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét