Thụ động chính trị có liên quan gì tới bạo lực học đường? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Thụ động chính trị có liên quan gì tới bạo lực học đường?


Một khi giới trẻ nhận ra sức mạnh của sự tranh đấu, có thể giúp thay đổi xã hội, thì họ sẽ dùng hết khả năng và trí tuệ của mình, cùng nhau lên tiếng đấu tranh cho những áp bức, bất công mà họ đối mặt hàng ngày. Chính bản thân của từng cá nhân hợp lại, những bạn trẻ này có thể giúp thay đổi vận mệnh đất nước.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Nhiều người Việt đang sống trong nước, dù ở lứa tuổi đi học, còn rất trẻ nhưng họ đã chọn thái độ sống thụ động, không quan tâm tới chính trị, ngoan ngoãn đóng nộp, bảo gì nghe nấy. Cho đến khi họ tham gia một vụ đánh nhau, gia đình mới ngã ngửa ra rằng tại sao con mình tự dưng có bản tính côn đồ như vậy. Cần phải xâu chuỗi hai tính cách đó với nhau, mới lý giải được thực trạng học đường Việt Nam ngày nay.

Những người sinh trong một gia đình cam chịu, dường như không tham gia đấu tranh khi bị áp bức, bất công. Cá nhân tôi được sinh ra trong một gia đình mà ông cố “địa chủ” bị cướp đất, ông nội đi dân quân hỏa tuyến mà không được hưởng chế độ, bố thi đại học làm bài tốt nhưng bị chấm rớt… Lớn lên trong một gia đình ba bốn thế hệ như vậy, từ nhỏ tôi được nghe ông cha chửi những kẻ cầm quyền khốn nạn, hà hiếp dân, cho nên nhận thức của tôi cũng khác với những bạn trẻ cùng trang lứa. Trong lớp, tôi thường cãi lại thầy cô khi nói về lịch sử, tôi luôn cãi lại mỗi khi nhận ra những điều thầy cô dạy không đúng với sự thật mà tôi đã biết.

Nhưng xung quanh tôi, các gia đình hàng xóm dạy con cái phải sống hiền, không được chống đối chế độ, không được “phản động”. Đây có phải là sự hiền lành không? Tôi nghĩ là không. Những ông bố bà mẹ này cũng gặp những oan ức, nhưng họ không dám trỏ mặt quan xã, quan huyện mà chửi thẳng. Sự ấm ức, bức xúc đè nén trong con người họ lâu dần, sinh ra cáu tính. “Giận cá chém thớt”, những ông bố, bà mẹ không làm gì được đám quan chức địa phương nhũng nhiễu, áp bức, họ chuyển qua chửi mắng vợ/ chồng, con để xả stress. Con cái lớn lên trong gia đình có bố mẹ như thế, cũng bị lây nhiễm tính khí đó, chúng không dám cãi lời thầy cô, dù biết thầy cô nói sai, nhưng sẵn sàng tát bạn bè, xem họ như kẻ thù từ đời nào.

Khi một cơn bực bội bị dồn nén trong lòng, nếu không thoát ra đường này thì ắt phải thoát ra đường khác, giống như dòng nước bị bịt ở chỗ này thì sẽ trào ra chỗ kia. Tôi nhận ra rằng, ở những nơi học sinh quan tâm đến chính trị thì ít hành xử bạo lực ở chốn học đường. Ngược lại, ở những nơi mà tâm lý bảo gì nghe nấy, chính là nơi cảm xúc dễ bị bộc phát thành “bạo lực cách mạng” mà chúng ta thường thấy trên tivi, như nữ sinh đánh nhau, cởi áo nhau quay clip tung lên mạng, hoặc nam sinh đánh nhau chỉ vì mấy cái nhìn.

Điều này có thể minh chứng khi ở Hong Kong, hàng vạn sinh viên rủ nhau đi biểu tình chống bầu cử rubber-stamp, nhưng chúng ta hiếm khi thấy bạo lực học đường ở Hong Kong. Hoặc ví dụ như thời VNCH, một nền giáo dục vàng son đã qua, nơi học sinh, sinh viên rủ nhau đi biểu tình nhiều nhất nước, nhưng hiếm khi thấy học sinh đánh nhau như thời nay. Trong khi đó, dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, mặc dù chẳng có học sinh nào xuống đường biểu tình chống lạm thu học phí, hay chống bất công lần nào, nhưng bạo lực học đường liên tục xảy ra. Năng lượng mà các em sở hữu trong độ tuổi ấy, nếu không được tháo ra bằng những giờ tranh luận tự do, cởi mở, hay bằng những cuộc tuần hành ôn hòa, thì ắt sẽ bùng phát bằng cách thượng cẳng chân, hạ cẳng tay.

Tôi thường nghe nhiều bạn bè nói rằng, ở nước nào cũng có cái xấu, chẳng có nước nào là tốt đẹp hoàn toàn cả, sao cứ phải chống đối? Từ đó tôi cố gắng tìm hiểu xem, vì sao những bạn bè đồng trang lứa với tôi, có thể chấp nhận bị áp bức, bất công, bị đè đầu cưỡi cổ.

Trước đây tôi khá tức giận với họ, nhưng sau này, khi đã đặt mình vào hoàn cảnh của họ, tôi bắt đầu hiểu ra nguyên nhân. Có lẽ giới trẻ chưa cảm thấy tin tưởng vào công lý, chưa tin rằng nếu đứng lên tranh đấu, họ có thể chống lại áp bức, như những gì họ đã được học, “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”.

Một khi giới trẻ nhận ra sức mạnh của sự tranh đấu, có thể giúp thay đổi xã hội, thì họ sẽ dùng hết khả năng và trí tuệ của mình, cùng nhau lên tiếng đấu tranh cho những áp bức, bất công mà họ đối mặt hàng ngày. Chính bản thân của từng cá nhân hợp lại, những bạn trẻ này có thể giúp thay đổi vận mệnh đất nước.


Mời xem Video: Xây nhà trên đất Chùa thiêng: Nông Đức Mạnh cướp Đỗ Thị Huyền Tâm vợ bé của con trai Nông Quốc Tuấn



Triệu Tử
Đại học KHXHNV TP.HCM
Tiếng Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad