‘Trong đó rất dễ chết’: Tù nhân ở Việt Nam sống như thế nào - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

‘Trong đó rất dễ chết’: Tù nhân ở Việt Nam sống như thế nào


Bà Đỗ Thị Mai, mẹ của chàng trai 17 tuổi, là người đã bị chết sau một cơn hôn mê khi đang bị tạm giam, đang ngồi trong ngôi nhà ở Hà Nội, thủ đô Việt Nam. “Làm thế nào mà nó lại bị như thế được chứ!” bà nói. Nguồn: Amanda Mustard/ NYT

HÀ NỘI, Việt Nam – Bà Đỗ Thị Mai nói rằng bà bị sốc khi biết tin người con trai 17 tuổi của bà, anh Đỗ Đăng Dư, đã bị hôn mê trong tù chỉ vài tuần ngay sau khi anh bị bắt với lý do mà phía công an cáo buộc là ăn trộm số tiền khoảng 2 triệu đồng.

Theo một vị luật sư của gia đình cho biết: Công an ban đầu nói rằng vết thương nặng trên đầu và ở chân của anh Dư là do bị ngã trong nhà tắm. “Nó bị hôn mê vì vậy tôi chẳng thể nào hỏi nó cho rõ được”, bà Mai nói.

Anh Dư đã chết trong bệnh viện ngay sau đó vài ngày trong tháng Mười năm 2015. Gia đình anh đã trả lời một người phỏng vấn rằng họ tin anh ta đã bị tra tấn khi bị giam giữ. Tháng tiếp theo, hai vị luật sư của họ đã bị đánh gần nhà của gia đình họ mà theo lời các vị luật sư là do tám người đàn ông đeo khẩu trang.

Gần hai năm sau, bà Mai vẫn còn đi tìm kiếm kết luận. “Hai tháng trước khi con tôi chết, nó vẫn khỏe mạnh. Làm thế nào mà nó lại bị như thế được chứ?” Người mẹ nói trong một cuộc phỏng vấn đầy xúc động tại nhà của bà ở một vùng nông thôn ven ngoại ô thủ đô Hà Nội.

Dưới sức ép từ các chính phủ phương Tây, vài năm gần đây, Việt Nam đã và đang sửa đổi quy trình tố tụng hình sự một cách chậm chạp và một số điều khoản sửa đổi đã được quốc hội phê chuẩn vào tháng Sáu và sẽ có hiệu lực vào tháng Giêng năm sau. Tuy nhiên, căn cứ vào các cuộc phỏng vấn với các cựu tù nhân và các bản báo cáo trên các phương tiện truyền thông của nhà nước, các nhà ngoại giao và các hội nhóm đấu tranh cho nhân quyền, từ lâu vẫn nghi ngờ rằng các nhà tù trong nước có một tỷ lệ rất cao về hành hình, lao động cưỡng bức và những cái chết trong khi bị giam giữ.

Một bản báo cáo gần đây của chính phủ về hệ thống nhà tù ở Việt Nam – đã được đăng tải trên một trang chính thống cách đây vài tháng, có thể là do sự cố, theo các nhà hoạt động cho biết – dường như đã xác nhận nỗi sợ hãi tệ hại nhất của nhiều nhà hoạt động.

Trong một phần của bản báo cáo nói rằng 429 tù nhân đã bị hành quyết trong khoảng thời gian từ tháng Tám năm 2013 đến tháng Sáu năm 2016, một sự thừa nhận hiếm hoi của một nước độc đảng mà từ lâu đã giấu diếm quy trình xử tử một cách mù mờ. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, điều đó có nghĩa là Việt Nam đã có một tỷ lệ xử tử cao thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Iran.

Trong phần khác của bản báo cáo, đề cập đến khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, cho biết, 261.840 tù nhân đã được đào tạo nghề, một thuật ngữ mà các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng nó có nghĩa là lao động cưỡng bức. Ngoài ra, bản báo cáo cũng cho biết tro cốt của 2.812 tù nhân sau khi hỏa táng đã được gia đình của họ tiếp nhận. Điều đó cho thấy tỷ lệ người bị giam giữ đã bị chết rất cao so với số tù nhân mà chính phủ nói rằng chưa tới 150.000 tù nhân.

Các số liệu thống kê “cho chúng tôi lý do để nghi ngờ rằng chính phủ đang dần trở nên ít độc tài và ít bạo lực hơn khi Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường”, ông Benjamin Swanton, một nhà tư vấn về phát triển và là người ủng hộ công bằng xã hội ở Việt Nam, nhận định.

Văn bản chính thức liên quan đến cái chết của anh Đỗ Đăng Dư mà gia đình anh nói rằng họ nhận được từ các cơ quan chức năng của Việt Nam. Nguồn: Amanda Mustard/ NYT.

Bộ Ngoại giao Việt Nam không hồi đáp email đặt các câu hỏi về những điều kiện trong các nhà tù ở Việt Nam.

Nhiều quan chức nhà nước ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản ủng hộ những thay đổi đối với quy trình tố tụng hình sự, giáo sư Pip Nicholson của trường đại học Luật Melbourne ở Úc, một người chuyên nghiên cứu về luật của Việt Nam, cho biết.

Các chuyên gia về chính sách và các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng, kết quả là một hệ thống tòa án hầu như luôn luôn dẫn tới những bản kết tội và một hệ thống nhà tù nơi mà nhân quyền là một điều cần suy nghĩ. Tham nhũng, tội ác không bị trừng phạt và nạn bạo lực trong các nhà tù hầu như được dung thứ bởi vì hệ thống đó phục vụ cho các quyền lợi của đảng bằng cách bịt mồm các nhà bất đồng chính kiến và làm giàu cho các giám thị nhà tù, những nhà hoạt động nói.

“Trong đó rất dễ chết”, bà Đoan Trang, một nhà báo độc lập ở Hà Nội, là người đã viết rất nhiều về sự đàn áp do nhà nước chỉ đạo trong khắp cả nước, nhận định.

Bản báo cáo gần đây của chính phủ, đưa ra các thống kê về nhà tù như là một phần của một quá trình thay đổi lâu dài để phù hợp với các xu hướng toàn cầu. Nó chỉ ra, ví dụ như số lượng các tội phạm bị xử tử tại Việt Nam đã giảm xuống còn 22 vụ trong năm 2009 so với 45 vụ trong năm 1993.

Tuy nhiên, bản báo cáo cũng cho biết, con số người bị chết ở Việt Nam cũng tăng lên tới 681 người trong năm ngoái, so với 336 người trong năm 2011 và chính phủ đã lên kế hoạch xây 5 trung tâm hành hình để đáp ứng nhu cầu.

Xu hướng toàn cầu là giảm án tử hình, bà Janice Beanland, một nhà vận động chiến dịch của Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết. “Đó chính là lý do tại sao chúng tôi khá sốc khi biết về điều đó, trên thực tế, Việt Nam đã và đang xử tử phạm nhân thường xuyên hơn là chúng tôi nghĩ’, bà nói.

Bản báo cáo của chính phủ cũng nói rằng, Việt Nam đã cải thiện việc dạy nghề ở trong các nhà tù và các phạm nhân được đào tạo các nghề như may vá, xây dựng, mộc, cơ khí, làm nông và chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Nhưng các cựu tù nhân và các nhóm hoạt động nhân quyền nói rằng, những công việc lao động như vậy thường không phải là tự nguyện và các sản phẩm như hạt điều, quần áo và các sản phẩm khác được xuất khẩu từ các công xưởng trong nhà tù với mục đích lợi nhuận. Đoàn Huy Chương, một nhà hoạt động về công đoàn, là người đã ra tù vào tháng Hai vừa qua sau 7 năm bị cầm tù, nói rằng các tù nhân thường phải dậy từ 6 giờ sáng và làm các công việc chân tay mà không được trả công cho tới tận khoảng 3 giờ chiều hay 7 giờ tối.

Ông Đỗ Đăng Ứng, bố của anh Đỗ Đăng Dư, đang sửa lại ảnh thờ của con trai trên ban thờ. Nguồn: Amanda Mustard/ NYT.

Các tù nhân có tiền có thể hối lộ để được đi bệnh viện nếu như họ bị ốm, Chương nói. “Còn không có tiền thì nếu họ bị sốt họ vẫn phải đi làm việc”, anh cho biết thêm.

Các nhà hoạt động nhân quyền nói, họ đặc biệt lo ngại về tuyên bố của chính phủ như trong bản báo cáo, rằng tro cốt của 2.812 tù nhân đã được người nhà của họ tiếp nhận.

Trong bản báo cáo năm 2014 của tổ chức Human Rights Watch, cho biết, các tù nhân bị chết trong tù thường bị giữ lại vì vi phạm nhỏ và rằng những lời giải thích chính thức đối với cái chết của họ là “sự cả tin gượng ép và đưa ra vẻ bề ngoài của những biện pháp che giấu có hệ thống”. Bản báo cáo trích dẫn những trường hợp sống sót khi nói rằng các sỹ quan công an đôi khi đã đánh họ để lấy lời nhận tội cho những tội mà họ không phạm phải.

“Tôi có nghĩ họ bắt đầu với ý nghĩ đánh đập một ai đó đến chết không? Không. Nhưng tôi có nghĩ rằng chẳng ai chịu trách nhiệm hay sự kiểm soát nào trong hệ thống không? Có. Và đó chính là vấn đề căn bản”. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Human Rights Watch nói.

Trong vụ của anh Dư, một thanh niên trẻ đã bị chết trong khi bị giam giữ vào năm 2015, các điều tra viên sau đó hằng tháng lại nói rằng vết thương trên đầu anh ấy – một vết thương rộng hơn 2 cm – đã bị gây ra khi người bạn tù đá vào đỉnh đầu của anh ấy chứ không phải do cú ngã trong nhà tắm như họ đã nói lúc ban đầu, theo luật sư Lê Luân, một trong những luật sư của gia đình.

Vũ Văn Bình, người bạn tù cùng phòng với Dư, sau đó đã bị tuyên án 10 năm tù giam vì “cố ý gây thương tích”. Tuy nhiên, luật sư Luân nói trong một cuộc phỏng vấn, ông cho rằng những lời giải thích của phía công an về cái chết của anh Dư là lộn xộn với những mâu thuẫn về mặt pháp y.

Ví dụ, ông dẫn chứng một bức ảnh chụp X-quang mà ông cung cấp cho báo The New York Times, rằng vết thương nằm ở trán của anh Dư chứ không phải trên đỉnh đầu. Thật là khó tưởng tượng nổi, làm sao mà những vết thương trầm trọng trên chân anh Dư lại có thể bị gây ra bởi cú ngã trong nhà xí bên trong nhà tắm như tuyên bố của các cơ quan có thẩm quyền, luật sư Luân nói thêm.

Những nguyên nhân mà phía công an mô tả “không thể tạo ra những vết thương nghiêm trọng đến như vậy. Phải có một sự việc khác”, ông Luân nói.

Người trong họ của anh Dư nói trong một cuộc phỏng vấn khác, rằng họ vẫn không biết chắc là anh ta đã chết như thế nào.

Họ nói điều chắc chắn duy nhất là, có điều gì đó về lời giải thích chính thức không có ích gì.

“Nó đã làm việc gì đó sai. Nhưng nó không đáng bị chết như vậy”. Ông Đỗ Đình Vân, ông nội của anh Dư nói khi ông đang đứng cạnh chiếc ban thờ mà gia đình mới lập ra cho anh trong căn phòng khách đơn sơ của họ.


Mời xem Video: Tin nóng: Tình hình sức khỏe Chủ tịch Trần Đại Quang nguy kịch, có thể đã về Phú Quốc để dưỡng bệnh?




Tác giả: Mike Ives | New York Times
Dịch giả: Tấn Chi
Tiếng Dân
Nguồn: ‘It’s Very Easy to Die There’: How Prisoners Fare in Vietnam - Mike Ives | New York Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad