80% du khách ngoại quốc không quay lại Việt Nam - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

80% du khách ngoại quốc không quay lại Việt Nam


Rất ít khách ngoại quốc quay trở lại Việt Nam du lịch lần thứ hai. (Hình: Thanh Niên)

Việt Nam – Năm 2017 ngành du lịch Việt Nam đón 13 triệu lượt khách ngoại quốc, tăng 28% so với năm ngoái. Tuy nhiên, do “du lịch nghèo nàn” nên theo Tổng Cục Du Lịch, 80% du khách ngoại quốc không quay trở lại.

Theo báo Thanh Niên, con số 80% du khách ngoại quốc “một đi không trở lại” là con số “hết sức đáng buồn nếu so với tỉ lệ 82% lượng du khách quay trở lại Thái Lan trên hai lần và 89% lượng du khách quay trở lại Singapore.”

Báo này cho hay, trước đó, Hiệp Hội Du Lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) đưa ra con số, lượng khách du lịch quay lại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6%. Ngay cả với khách nội địa, chỉ 24% đến thăm các điểm du lịch lần thứ hai và chỉ 13% đến lần thứ ba.

Ông Phạm Trung Lương, Hiệp Hội Đào Tạo Du Lịch Việt Nam, cho rằng nguyên nhân chính khiến du khách không mấy mặn mà với Việt Nam là sự nghèo nàn về sản phẩm cũng như giải trí. Đặc biệt, môi trường du lịch còn nhiều bất cập khiến tình trạng lừa đảo, đeo bám, mất cắp hành lý, vệ sinh thực phẩm, trở thành vấn đề nhức nhối.

Đồng quan điểm, ông Lương Hoài Nam, thành viên Hội Đồng Tư Vấn Du Lịch, chỉ ra rất nhiều mảng có tiềm năng nhưng Việt Nam chưa khai thác như du lịch lịch sử. Việt Nam có rất nhiều địa danh nổi tiếng thế giới, nhưng các địa danh được khai thác du lịch còn ít. Ngay cả hệ thống bảo tàng của Việt Nam, hàng chục năm nay cũng vẫn nằm trong tình trạng nhiều số lượng, nghèo phẩm chất. Nhiều bảo tàng thuộc diện “vỏ khủng-ruột rỗng,” nghèo hiện vật, thiếu các câu chuyện cuốn hút du khách, lạc hậu về kỹ thuật trưng bày và thuyết minh, kể cả các bảo tàng tại các địa danh lịch sử nổi tiếng thế giới.

Các chuyên gia cũng chor ằng, chính sách visa cũng là một trong những điểm nghẽn. Hiện Việt Nam chỉ miễn visa 15 ngày cho công dân 12 nước đã được miễn visa, khiến nhiều du khách không thể tham gia các tour xuyên Việt. Đặc biệt, quy định “mỗi lần nhập cảnh phải cách ngày xuất cảnh lần trước ít nhất 30 ngày” trong khi các chương trình miễn visa du lịch hiện nay chỉ cho “từng năm,” khiến vô hiệu hóa khả năng biến Việt Nam thành một trung tâm hàng không và du lịch đường dài. (Tr.N)


Người Việt


Chưa đầy 10% du khách ngoại quốc trở lại Việt Nam

Khách du lịch xuống tàu ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hôm 23/4/2017

Chưa đến 10% khách du lịch nước ngoài quay trở lại thăm Việt Nam. Đây là con số thống kê được Tổng Cục Du Lịch Việt Nam đưa ra trong báo cáo tổng kết năm nay và được truyền thông trong nước dẫn lại vào ngày 27 tháng 12.

Hiệp Hội Du lịch Châu Á- Thái Bình Dương vừa qua cũng nêu rõ số khách du lịch quay trở lại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% mà thôi.

Theo báo cáo tổng kết của Tổng Cục Du Lịch thì trong năm 2017 Việt Nam ước đạt 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, số trở lại Việt Nam là chưa đến 10%. Trong khi đó tỷ lệ khách du lịch quay trở lại Thái Lan trên 2 lần là 82% và đối với Singapore là 89%.

Nguyên nhân chính khiến khách du lịch nước ngoài sau khi đến thăm Việt Nam một lần rồi thôi không trở lại nữa/ được Phó Giáo Sư- Tiến Sĩ Phạm Trung Lương, thuộc Hiệp Hội Đào Tạo Du Lịch Việt Nam nhận định là bởi sự nghèo nàn về sản phẩm cũng như giải trí.

Vị chuyên gia này cho rằng Việt Nam có nhiều danh lam- thắng cảnh, di tích lịch sử đặc sắc; thế nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ khai thác tự nhiên, chưa đầu tư xây dựng hấp dẫn.

Tiến sĩ Lương Hoài Nam, thành viên Hội Đồng Tư Vấn Du Lịch, nêu thêm là Việt Nam có nhiều địa danh chiến tranh nổi tiếng thế giới, những trận đánh được nói đến trong các tài liệu nghiên cứu lịch sử, văn học, điện ảnh quốc tế; nhưng các địa danh được khai thác du lịch còn ít, chất lượng dịch vụ yếu, chưa chuyên nghiệp.

Ông Vũ Đức Đam, phó thủ tướng Việt Nam, vào chiều ngày 26 tháng 12 lên tiếng tại cuộc họp Ban chỉ đạo Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai công tác năm 2018 thừa nhận chất lượng du lịch là vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết.

RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad