Ôn tiếp chuyện lịch sử với ông Trương Tấn Sang - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Ôn tiếp chuyện lịch sử với ông Trương Tấn Sang


Ông Trương Tấn Sang trong lần về thăm Quảng Ninh.

Ngay vào lúc các đồng chí mang các đồng chí của mình ra xét xử ầm ầm thì ngài Trương Tấn Sang cựu chủ tịch nước đăng đàn lên nhiều báo đảng ôn chuyện lịch sử, chuyện vua quan, chuyện thịnh suy các triều phong kiến để từ đó rút ra bài học lớn vận dụng vào chuyện thịnh suy của đảng ông ngày hôm nay.

Ông kể khi còn làm “vua” ở kinh thành Thăng Long, ông thường đi qua Hoàng Thành, đắm chìm vào “những dấu tích của thời đại vàng son” và “ngẫm nghĩ về những thời kỳ thịnh, suy của đất nước, về những lẽ hưng vong của thời cuộc”.

Ông kể dài dòng từ triều Lý qua triều Trần qua triều Hồ rồi tâm đắc với chuyện Chu Văn An dâng sớ “thất trảm” thanh lọc bộ máy cầm quyền sa đọa để cứu triều phong kiến của giòng họ nhà Trần vào thời mạt vận.

Bài học lịch sử lớn mà “cựu vua” rút ra là hầu hết giòng họ phong kiến suy tàn bởi nguyên nhân giống nhau là vua lú lên ngôi sử dụng gian thần đưa đến rối loạn triều ca rồi sụp đổ. Rồi vận dụng vào thực trạng đảng ông ngày nay, ông ta thán: “Nếu tình hình tham nhũng và suy thoái không được loại trừ, Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu”?

Từ đó ông ca ngợi đảng của ông đã đến hồi sáng suốt, không đi vào vết xe đổ của các giòng họ phong kiến trước, biết chọn dùng người tài, biết trừng trị quan tham, làm trong sạch trở lại bộ máy cai trị, mang lại niềm tin yêu cho toàn dân. “…những gì Ðảng ta đã làm trong công tác cán bộ và xây dựng Ðảng là đúng với mong muốn và nguyện vọng của toàn dân” – ông lạc quan viết như thế và tin rằng bằng phương cách thanh lọc triều ca mà cụ Chu Văn An đề nghị cách đây cả ngàn năm, triều đại của đảng ông sẽ trường tồn bất chấp các quy luật khách quan của lịch sử.

Rút ra bài học lịch sử như thế thì chẳng rút ra được gì hết, nhất là đối với một người có bằng cấp lý luận Mác Lê siêu cao vốn phải thuộc làu làu kinh điển chủ nghĩa duy vật lịch sử như ông.

Tôi nhớ không lầm thì chủ nghĩa duy vật lịch sử dạy rằng trình độ sản xuất quyết định quan hệ sản xuất rồi hình thành nên thể chế chính trị tương ứng. Đất nước ta trải qua thời kỳ lâu dài ở trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu nên tương thích với nó là thể chế chính trị quân chủ độc tài kéo dài suốt 4000 năm lịch sử. Giòng họ này lên cầm quyền rồi suy tàn thì có giòng họ khác lên thay. Hết triều Đinh thì có triều Lê, hết triều Lê thì có triều Lý, hết Lý đến Trần, hết Trần đến Hồ, hết Hồ đến Lê, hết Lê đến Mạc, hết Mạc đến Trịnh – Nguyễn (lúc đó vua Lê vẫn tồn tại nhưng chỉ làm vì), hết Trịnh Nguyễn đến Tây Sơn, hết Tây Sơn đến Nguyễn, và hết Nguyễn là đến… (cái gì đó sẽ bàn sau).

Tên họ triều đình liên tục thay đổi, nhưng chế độ phong kiến tức bản chất thể chế chính trị theo kiểu quân chủ độc tài không hề thay đổi. Giòng họ cai trị có thịnh suy, nhưng thể chế quân chủ độc tài không hề suy suyển, chẳng có thịnh suy. Phong kiến nối tiếp phong kiến, vì trình độ và quan hệ sản xuất của xã hội vẫn chưa thay đổi, vẫn con trâu đi trước cai cày theo sau, vẫn mua bán đổi chác theo kiểu chợ quê, chưa có thị trường hàng hóa….

Cho đến khi người Pháp đên xâm lăng, họ đồng thời mang trình độ và quan hệ sản xuất mới đến với xã hội VN. Lúc đó xã hội VN có thêm sản xuất công nghiệp tiên tiến đang xen với sản xuất nông nghiệp lạc hậu, bắt đầu manh mún thị trường hàng hóa. Đó là lúc chế độ phong kiến kéo dài cả hàng ngàn năm lịch sử bắt đầu lung lay và đi vào suy tàn.

Cái suy của phong kiến là do thay đổi quan hệ sản xuất của xã hội chứ không phải do vô phước có ông vua lú lên ngôi và gian thần lộng hành. Vua lú và gian thần chỉ làm suy tàn giòng họ chứ không làm suy tàn chế độ. Chế độ chỉ suy tàn khi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thay đổi.

Cuối đời nhà Nguyễn, chế độ phong kiến suy tàn, thể chế chính trị quân chủ độc tài không còn tương thích với hình thái xã hội mới và người dân cũng dần hiểu biết về các thể chế chính trị tiến bộ khác từ phương Tây, nên cách mạng, trước sau cũng phải nổ ra theo cách này hay cách khác để thay đổi thể chế. Đây là thời điểm xuất hiện những Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Áí Quốc, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm…Những bậc tiền phong này liên tục thôi thúc xã hội đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ đồng thời với công cuộc giành độc lập để thay thế chế độ phong kiến đến lúc suy tàn.

Những thôi thúc đó đã tác động đến Bảo Đại, ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến. Ông học hành từ Pháp về nên nhanh chóng am hiểu thời cuộc. Ông thức thời, tự làm cách mạng trước khi người dân nổi dậy làm cách mạng, bằng cách chuyển từ thể chế quân chủ độc tài qua thể chế quân chủ lập hiến, mời nhà trí thức Trần Trọng Kim ra lập chính phủ. Đây là một cuộc cách mạng to lớn tạo ra bước ngoặc lịch sử mới cho dân tộc chứ không phải là chuyện tầm thường như đánh giá của lịch sử được viết lại bởi những kẻ cơ hội cướp chính quyền sau nầy.

Đây là cuộc cách mạng phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với lòng dân, không gây ra xáo trộn và đổ máu.

Rút ra bài học lịch sử là rút ra từ chỗ nầy, từ thời điểm suy tàn của thể chế quân chủ độc tài sau khi đã kéo dài gần 4000 năm lịch sử của dân tộc, chứ không phải từ chỗ thịnh suy nhất thời của từng giòng họ. Chế độ phong kiến với thể chế quân chủ độc tài đã làm xong nhiệm vụ lịch sử của mình và đến lúc phải tự giác rút lui để thay vào một thể chế mới tiến bộ hơn và tương thích với hình thái xã hội mới.

Thể chế chính trị hiện nay theo mô hình độc đảng của nhà nước Liên Xô thực chất chỉ là hình thức mới của chế độ phong kiến, một loại phong kiến tập thể, thay vì “quân chủ độc tài” là “đảng chủ độc tài”, đã quá lỗi thời vì không tương thích với hình thái xã hội mới dựa trên lực lượng sản xuất mới và quan hệ kinh tế thị trường nên đã bị chính những kẻ đẻ ra nó tự giác đào thải.

Gắng gượng tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại của thể chế chính trị lỗi thời là duy ý chí, là chặn đứng bánh quay của lịch sử, là phản động, là có tội với đất nước.

Đó là điều chủ nghĩa duy vật lịch sử của các ông nói, chứ không phải người viết bài nầy nói.

Huỳnh Ngọc Chênh
FB Huỳnh Ngọc Chênh

1 nhận xét:

  1. HỒ RĂNG HAM ÁI QUẤC
    *
    Càn Long tảo bắc Trần Hồng Hà
    Hòa Thân Thanh Hóa Đỗ Hữu Ca
    Nay Mai Tiến Dũng Tòng Thị Phóng
    Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Trần Thúy Nga
    *
    Huyền Như sắp kỉ băng hà=Tăng Thanh Hà Cường đô la Rub Gạc Ma
    Jack Ma ma Alibaba
    Xì Trump Syria=Pu Tin KGB tịch tà CIA
    Tấn Sang Đảo Mắt Kê Gà=len trâu Tấn Dũng giặc cà Huỳnh Đức Thơ
    *
    Ván bài lật ngửa cuối cuộc cờ
    Mể Tây Cơ hội Kít Sinh Dzơ
    Con thuyền không bến Bành Lệ Viện
    Tập Cận Bình Hoa vỡ giấc mơ
    *
    Trịnh Xuân Thanh tịnh như tờ=giấy than quá Date đợi chờ Bankup-roll
    Táo Dzai chùm rụm hồng giòn
    Biên Hòa Thủ Đức Sài Gòn còn Việt Nam
    CAM Bu Chia bốn tốp làm=Thân Đức Nam hồ răng ham Nguyễn Thị Bình
    *
    TÂM THANH

    Trả lờiXóa

Post Bottom Ad