Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mặt đỏ lừ, nét hưng phấn thỏa mãn ngồi cạnh người đẹp Lý Nhã Kỳ . (Nguồn: Facebook Cô gái Đồ long – Lynk Unliked) |
Chưa nói đến cách đặt vấn đề, lý giải vấn đề… thì một đảng viên như ông Sang, một công dân như ông, còn đau đáu, nỗi niềm như thế… thì đó là một người tử tế lắm rồi. Vì tôi biết, biết rất rõ, cùng địa vị, trang lứa với ông, các vị đồng chí của ông, sau khi đã vơ vét của nhân dân được một núi tài sản, họ đang rung đùi ngồi hưởng lầu son gác tía với vợ con, và mua sẵn nhà ở nước ngoài, phòng có biến là cút… không mảy may đếm xỉa gì đến số phận của cái Đảng mà họ từng là đảng viên, đến đất nước mà họ đã sinh ra và lớn lên từ đó. Vì thế, tôi khẳng định, ông là một người tử tế.
Một ông Nông Đức Mạnh không có được một phần nghìn cái tử tế đó của Trương Tấn Sang! Là người hơn tuổi ông Sang (tôi sinh năm 1942), tức là đã sống cả đời dưới chế độ toàn trị, nên tôi thông cảm với cái tâm tư “Đảng này” của ông. Cái đảng mà ông đã rời ghế sinh viên đi theo nó, đấu tranh cho “đất nước này” mà ông vẫn đang lo cho nó.
Chính ông nội của tôi là cụ Lê Phú Chỉ đang hưởng lương hưu trí thư ký bưu chính (vaguemestre) của Toàn quyền Đông Dương cũng ném cả sổ hưu xuống sông Hồng để đưa cả gia đình, dòng họ đi kháng chiến là gì (!)? Hãy nhìn lịch sử một cách công bằng, toàn cảnh, để thương xót cho từng số phận của con người VN chúng ta, dù họ là ai, trừ những kẻ đã táng tận lương tâm như cha con Nông Đức Mạnh, cha con Phùng Quang Thanh v.v… và v.v…
Nhân đây, tôi muốn kể một câu chuyện cũ với ông Trương Tấn Sang để bạn đọc hiểu thêm về con người ông Tư Sang mà tôi kết luận, ông là người tử tế.
Cách đây đã hơn 20 năm, một hôm đã 9 giờ tối, tôi nhận được từ tay cậu lái xe của cơ quan một bao thư đề ngoài là của Văn phòng Thủ Tướng gửi ông Lê Phú Khải, báo Nhân Dân!
Bóc thư ra xem, tôi biết là có sự nhầm lẫn, nên sáng hôm sau, vội đem đến 40 Phạm Ngọc Thạch trả lại thư cho nhà báo Trần Quốc Khải, phóng viên báo Nhân Dân.
Số là, ông Trần Quốc Khải kiện ông Trương Tấn Sang lên Thủ tướng Chính phủ vì ông chủ tịch thành phố đã bắt con ông đi nghĩa vụ quân sự trái luật! Trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt là ông Quốc Tuấn do nhầm lẫn nên mới trả lời bằng công văn cho Lê Phú Khải, là đã nhận được đơn kiện, chờ xem xét.
Chuyện chỉ có thế rồi trôi qua.
Vài năm sau, nhân 20 năm ngày đất nước thống nhất (1975-1995), tôi được cơ quan thường trú Đài Tiếng Nói Việt Nam tại TP.HCM cử đến phỏng vấn chủ tịch TP. Trương Tấn Sang nhân 20 năm …
Nhà báo Lê Phú Khải và TS Thanh Dũng bên lề Hội thảo 8 năm làm sách của nhóm Cánh Buồm (tháng 12 năm 2017) tại Hà Nội. Nguồn: tác giả gửi tới |
Phỏng vấn xong, tôi đưa một biên nhận, yêu cầu đồng chí chủ tịch TP.HCM ký, và trả cho ông Sang 100.000 đồng tiền thù lao, người được (“bị”) phỏng vấn! Ông Tư Sang ngạc nhiên quá và hỏi tôi: “Trả lời phỏng vấn cũng được trả nhuận bút sao?” Tôi trả lời: Đây là luật quốc tế rồi, xin đồng chí cứ vui lòng nhận cho, những người khác phỏng vấn đồng chí mà không trả nhuận bút là họ ăn gian đó (!) Ông Sang cầm 100.000 đồng, sau đó lại đút vào túi áo ngực của tôi, và nói: Coi như tôi đã nhận, và biếu lại nhà báo để uống cà phê!
Câu chuyện tưởng đến đó là hết. Nhưng trước khi chia tay, ông Tư Sang vỗ vai tôi, vui vẻ nói: Thôi! Chuyện kiện cáo nhau năm xưa, bỏ qua đi nhé !!!
Tôi giật mình nghĩ lại chuyện cũ. Thì ra Văn phòng Chính phủ cũng đã gửi cả công văn về chuyện kiện cáo này cho Chủ tịch Thành phố Trương Tấn Sang. Vì thế ông Sang vẫn đinh ninh là tôi đã kiện ông! Thật là “Oan Thị Kính!”. Tôi vội vàng tường trình về sự nhầm lẫn này! Cả hai đã cười xòa!
Nếu ông chủ tịch TP.HCM là người không tử tế thì tôi đã mắc nạn lâu rồi. Trong một chế độ toàn trị, công an trị, thiếu gì cách để ông chủ tịch một thành phố uy quyền như ông “trị” tôi.
Vì thế, tôi nghĩ rằng, một người tử tế như nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có thừa trí thông minh để lý giải được những vấn đề mà ông đặt ra trong bài viết được nhiều trí thức và đồng bào quan tâm như vừa qua.
Có điều là, hãy chờ đợi ở những người như ông Sang… đi hết cái lô-gích của tâm hồn ông, của tư duy, của lịch sử…như nhà thơ họ Chế đã từng viết: “Chờ rừng tre lên ở chỗ bụi gai tàn!” Năm 2018, theo tôi, vẫn phải chờ đợi cái lô-gích ghê gớm của lịch sử đang đi tới…
© Lê Phú Khải
TÌNH THƯ NGƯỜI TÌNH LỠ
Trả lờiXóa*
Chẳng biết em yêu sống thế nào
Từ Hy vọng Ý mộng làm sao
Từ Ấy em bỗng dưng Người Mỹ
Việt Nam Từ Dủ bỏ Nam Cao
*
Tất Tố nên em hát Ả đào=trù tuồng Hát bộ Chắc Cà Down
Cải lương vọng cổ đành quên hết
Em biết đâu anh nghiện thuốc lào
Hà Nội không còn hương tam đảo=Salem sông hậu Ké vàng sao
*
Hồ Hải vào tù Hồ Duy Hải
Quỳnh Dao rọc giấy quấn đồng hao
Điếu Cầy đưa đóm dân Tiên Lãng
Quên em bất khả nhớ phong trào
*
Từ Hải đứng tim vì đột quỵ=hỗn lười Kim Tiến phạm quy bao
Kim Ngân không đủ Cù Huy Cận
Vũ Nhôm xu bạc mạ vàng thau
Tô Lâm vừa độ phù dung rộ=trái thẩu Lao Kai Thầu Chín Đầu
*
TÂM THANH