‘Bộ tứ’ lên kế hoạch chống Trung Quốc ở Biển Đông - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

‘Bộ tứ’ lên kế hoạch chống Trung Quốc ở Biển Đông


Khu trục hạm tên lửa dẫn đường lớp Burke USS Kidd đến Ấn Độ để chuẩn bị cho cuộc tập trận Malabar 2017 giữa hải quân Ấn Độ, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và hải quân Mỹ.

Một nhóm bốn quốc gia liên minh phương Tây có ý định duy trì mở cửa Biển Đông cho quốc tế sử dụng, bất chấp sự kiểm soát ngày càng tăng của Trung Quốc, và có thể sẽ đưa ra các tuyên bố cứng rắn, giúp cho các đối thủ hàng hải của Trung Quốc đồng thời tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung gần tuyến thủy lộ tranh chấp trong năm nay, theo các nhà phân tích.

Bộ tứ Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ có phần chắc sẽ áp dụng các biện pháp này hơn là trực tiếp thách thức Trung Quốc, chẳng hạn hành động của Bắc Kinh lắp đặt cơ sở quân sự trong khu vực 500 đảo nhỏ ở Biển Đông.

Giáo sư Stuart Orr, chuyên về quản lý chiến lược tại Đại học Deakin, Australia, nói: “Thứ nhất, sự hiện diện có lẽ sẽ do Hoa Kỳ thúc đẩy”.

“Nếu được dự đoán, tôi có thể nói rằng theo sau sẽ là Ấn Độ, với Nhật Bản đóng vai trò tương tự như Australia, cung cấp hỗ trợ hậu cần tiên tiến”.

Bộ tứ muốn giữ khu vực biển giàu tài nguyên, rộng 3,5 triệu cây số vuông, ở tình trạng mở trong lúc vẫn bảo vệ mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, theo nhận định của các chuyên gia am hiểu vấn đề.

Hiện tàu thuyền của nhiều quốc gia vẫn đang đi lại, đánh cá và dò tìm dầu khí ở Biển Đông.

Cảnh báo

Hồi tháng 11, lãnh đạo liên minh bốn nước đã gặp nhau ở Manila để thảo luận về việc giữ tình trạng mở ở Biển Đông.

Các lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Donald Trump tại một cuộc họp ở Manila, Philippines.

Úc và Nhật Bản sau đó lần lượt kêu gọi một “trật tự dựa trên pháp luật” và “tôn trọng luật pháp quốc tế” ở Biển Đông.

Tại cuộc họp ngày 26/1, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói với các nhà lãnh đạo từ 10 nước Đông Nam Á, trong đó có 4 nước có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền lãnh hải, rằng Ấn Độ cam kết làm việc với họ nhiều hơn về các vấn đề hàng hải.

Các nhà phân tích dự đoán sẽ có thêm nhiều tuyên bố được đưa ra nhằm đề phòng Trung Quốc.

Chuyên gia Ben Ho của Chương trình Nghiên cứu Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, nói:

“Điều thực tế nhất họ có thể làm là ban hành một số tuyên bố về tranh chấp Biển Đông. Thậm chí, tôi cho rằng họ cũng sẽ không nêu tên cụ thể Trung Quốc trong một tuyên bố như vậy”.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên khoảng 90% Biển Đông.

Bắc Kinh nói các dữ liệu lịch sử chứng minh yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông. Luận điệu này đã bị tòa án trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016.

Tập trận chung

Các chuyên gia cho rằng sự kết hợp của bốn quốc gia có thể qua việc đưa tàu hải quân đến Biển Đông, đặc biệt dọc theo vùng ven biển các quốc gia nhỏ hơn muốn chống lại tàu Trung Quốc.

Hoa Kỳ, cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, đã đưa tàu hải quân đến Biển Đông 5 lần dưới thời Tổng thống Donald Trump, mở rộng hoạt động từ thời người tiền nhiệm nhằm khẳng định quan điểm của Washington về tự do hàng hải ở Biển Đông.

Chiến đấu cơ F-18 đáp xuống hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson sau cuộc tuần tra ở Biển Đông ngày 3/3/2017

Giáo sư nghiên cứu quốc tế Oh Ei Sun của trường Đại học Nanyang, Singapore, cho rằng Nhật Bản có thể sẽ theo bước Mỹ khi nước này đang nỗ lực “thoát khỏi những hạn chế tự đặt ra”.

Tokyo đã đưa một trực thăng mẫu hạm đi qua vùng biển tranh chấp vào tháng 6 năm 2017. Nhật Bản cũng thách thức Trung Quốc ở các đảo thuộc biển Hoa Đông. Các lãnh đạo của Tokyo đang nghiên cứu thay đổi hiến pháp để lực lượng vũ trang có thêm nhiều sức mạnh hơn.

“Bạn sẽ thấy Nhật Bản cố gắng thực hiện các cuộc viếng thăm bến cảng thường xuyên hơn và thực sự tham gia các cuộc diễn tập quân sự, cung cấp huấn luyện hay những điều tương tự cho các quốc gia này”, Giáo sư Oh nhận định.

Các nhà phân tích nói Ấn Độ và Úc cũng sẽ hỗ trợ bất kỳ động thái quân sự nào nhằm cảnh báo Trung Quốc.

Úc có thể trở thành nơi để theo dõi “những gì đang xảy ra” và cập nhật thông tin, theo Giáo sư Orr.

Theo ông Sameer Lalwani, Phó giám đốc Chương trình Nam Á của trung tâm nghiên cứu Stimson của Mỹ, Ấn Độ sẽ thực hiện các cuộc viếng thăm bến cảng và tham gia bất kỳ cuộc tuần tra hải quân nào với các nước. Ấn Độ đang cạnh tranh với Trung Quốc trong việc kiểm soát địa chính trị ở khu vực Nam và Trung Á.

“Ấn Độ cũng có thể tăng cường số lượng diễn tập quân sự, cả ở cấp quốc gia lẫn với các nước khác nhằm nâng cao trình độ, tăng cường hợp tác và khả năng về tín hiệu”, ông Lalwani nói. “Rõ ràng, sự hợp tác nhiều hơn với Hoa Kỳ sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ hơn”.

Cung cấp vũ khí

Theo giáo sư Stephen Nagy chuyên về chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Quốc tế Christian ở Tokyo, Nhật Bản sẽ “tiếp tục nâng cao năng lực” của các nước đồng minh châu Á.

Ông dự đoán sẽ có huấn luyện quân sự, các thiết bị mới và hai chuyến thăm của khu trục hạm hải quân đến Việt Nam trong năm nay, “như một thông điệp cho thấy mối quan hệ càng sâu sắc giữa hai nước”.

Việt Nam được xem là quốc gia tích cực nhất trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.

Tháng 1 năm 2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết sẽ cung cấp sáu tàu tuần tra cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis mới có chuyến thăm Việt Nam vào tháng trước và cho biết hai bên đã thảo luận về kế hoạch viếng thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng dự định sẽ đưa hàng không mẫu hạm đến thăm quốc gia Đông Nam Á trong năm nay.

“Với việc Hoa Kỳ đưa tàu đến, Việt Nam và các nước khác đang được mời hợp tác về an ninh”, Giáo sư Nagy nhận định.

Ấn Độ trước đây từng giúp Việt Nam dò tìm dầu khí. Nước này có thể nhờ bộ tứ để có cơ hội phát triển kinh tế, công nghệ và quan hệ ngoại giao, theo các chuyên gia.

Phản ứng của Trung Quốc

Trung Quốc dự kiến sẽ phản ứng lại hành động của bộ tứ cùng một lúc. Nếu các nước này đưa ra tuyên bố, Trung Quốc sẽ dùng lời nói để trả đũa, chuyên gia Ho nói. Nếu các nước tổ chức tập trận quân sự, Trung Quốc có thể tăng gấp đôi việc củng cố các hòn đảo mà Bắc Kinh đang nắm giữ trong chuỗi đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vẫn theo chuyên gia Ho, ít có khả năng Ấn Độ và Nhật Bản sẽ thúc đẩy quá mạnh vấn đề nói chung vì còn phải xử lý những tranh chấp của họ liên quan đến Trung Quốc. Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh chấp hai khu vực ở biên giới miền núi.

Đe dọa chính của Trung Quốc đối với bộ tứ có thể là về tiềm năng kinh tế. Chẳng hạn, Australia coi Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của nước này, với xuất khẩu tăng 27% trong năm 2016 và 2017, theo số liệu chính thức của Úc. Chính vì vậy, chuyên gia Ho cho rằng một cuộc tập trận hải quân nhiều phần chắc sẽ không xảy ra.

Ông nói: “Tôi cho rằng Canberra có quá nhiều nguy cơ bị đe dọa về các liên kết kinh tế với Bắc Kinh để có thể có một biện pháp mạnh mẽ như vậy”, ông Ho nói. “Cuối cùng thì Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Australia, cả về nhập khẩu và xuất khẩu, và Canberra sẽ không làm bất cứ điều gì quyết liệt để gây tổn hại cho mối quan hệ này”.


VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad