Khi chuẩn giáo sư – PGS trở thành “căn bệnh thời đại”!
Sau “lò ấp Tiến sỹ “ 300TS / năm , “Tiến sỹ 8” ngày thì con số biết nói 1.226 người được phong chức danh GS-PGS năm 2017 đang tạo nên một cơn địa chấn làm rung chuyển giới truyền thông. Hàng loạt các ý kiến trái chiều về con số trên, trong bài viết này, tác giả đưa ra các cơ sở khoa học góp phần lý giải nguyên nhân hiện tượng tăng đột biến chức danh GS/PGS và những dự đoán năm 2018.
Trong chiến lược săn lùng nhân tài , có địa phương đưa ra giá mời chào trí thức về làm việc như: Giáo sư về địa phương được hỗ trợ 500 triệu, Phó Giáo sư 250 triệu … Những tưởng như thế là tín hiệu tốt cho một xã hội trọng dụng nhân tài , tôn sư trọng đạo , vậy nhưng …
Theo PGS.TS Ngô Tứ Thành – Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra những hiện tượng cười ra nước mắt!
Vào Bệnh viện dễ dàng nhận ra sự khác biệt về giá khám bệnh của các Giáo sư và Bác sĩ. Cụ thể ở bệnh viện da liễu Trung ương, Giáo sư khám bệnh: 300 nghìn/1 người, còn Bác sĩ khám 30 nghìn/1 người.Đẳng câp chêng nhau đến mức như thế nên cơn sôt GS- PGS là tất yếu quy luật “ cung- cầu” mà. Thế mà khi “mục sở thị” trải nghiệm đi khám vết nám da trên mặt, cả Giáo sư và Bác sĩ đều “phán” và kê đơn thuốc như nhau. Nhưng người dân ở khắp nơi khi đã đến Bệnh viện luôn xếp hàng chờ Giáo sư khám chứ nhất định không chịu đến Bác sĩ khám.
Từ năm 2008 đến nay, các Trường Đại học trên cả nước đều yêu cầu Giảng viên phải có bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong danh mục phong học hàm GS-PGS mới đủ tiêu chuẩn xét thi đua và có tiền thường cuối năm.Càng nhiều bài báo, tiền thường tết càng tăng lên. Chính sách này lúc đầu đã có mặt tích cực, cổ vũ các giảng viên say mê nghiên cứu khoa học và viết bài đăng trên tạp chí. Từ năm 2015, khi có chính sách giảng viên là PGS được đặc cách lên giảng viên cao cấp, thì “phong trào” thi đua viết bài báo khoa học càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhiều giảng viên có học vị Tiến sĩ “nhường” giờ dạy cho người khác để chuyên tâm viết bài báo khoa học và đến năm 2017 hầu hết đã thừa điểm xét PGS.
Còn theo GS. Nguyễn Văn Tuấn -Giáo sư tại ĐH New South Wales và ĐH Công nghệ Sydney, Úc thì : Tâm lí “bộ lạc” thường ngự trị trong suy nghĩ và nhận thức về chức danh giáo sư, và thường dẫn đến những so sánh phiến diện. Những cơ sở dữ liệu trắc lượng khoa học như Scopus, ISI và Google Scholar làm cho giới khoa học trở nên ám thị về năng suất khoa học của họ và của người khác.
Nhiều người liên tục vào các trang này để xem năng suất của họ và so sánh với các đồng nghiệp khác trên thế giới; họ trở nên bồn chồn, bất an, và có khi tức tối trước thành tựu của đồng nghiệp, nhưng cũng không hài lòng với chính họ. Đó gần như là một căn bệnh thời đại.
Giáo sư là chức vụ dành cho người giảng dạy và/ hay nghiên cứu khoa học; đó là một cách hiểu cũ, không còn thích hợp cho ngày nay nữa.
Tuyên bố gây sốc “GS- PGS chỉ là ngạch giảng viên chứ không phải học hàm”!
Sau cơn địa chấn phong hàm 1226 GS- PGS , Thủ tướng Chính phủ khẩn cấp chỉ thị phải rà soát lại , HĐCDGS- PGS đã phải họp khẩn , rà xét các hội đồng ngành để từ con số 1226 rút “sợi dây kinh nghiệm “ nên đã mang lại thành công lớn , từ 1226 xuống còn 1131 . Theo GS.TSKH. Bùi Văn Ga Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cho biết, GS,PGS hiện nay khác với GS,PGS trước năm 2008. Trước năm 2008 giáo sư là Học hàm do nhà nước phong còn 2008 trở lại đây, GS,PGS là ngạch của giảng viên theo qui định của Luật Giáo dục Đại học. Như vậy “GS- PGS chỉ là ngạch giảng viên chứ không phải học hàm” théo cách nghĩ của mọi người trước đó .
Vì sao lại có chuyện nhu vậy , ông Ga cho biết : Chức năng, nhiệm vụ giảng viên (trong đó có PGS, GS) mỗi nước có những điểm khác nhau. Vì thế việc xét, bổ nhiệm các chức danh này cũng khác nhau, không có mô hình nào chung nhất khả dĩ áp dụng được cho tất cả các nước trên thế giới. Khi Luật GD đại học ban hành năm 2012 thì giảng viên có 5 bậc: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, PGS, GS. Cũng như công nhân có 7 bậc vậy. Cho nên, giáo sư bây giờ không còn là học hàm do Nhà nước phong mà là ngạch giảng viên do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm. Từ năm 2008 trở đi thì GS, PGS là viên chức của một trường đại học cụ thể chứ không còn là học hàm GS, PGS được Nhà nước phong như trước đó.
Việc nâng bậc giảng viên cũng đã được qui định cụ thể trong các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành. Từ giảng viên lên giảng viên chính thì giảng viên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chuyên môn, nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ, tin học… và phải trải qua kỳ thi do Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức.
Để được xét bổ nhiệm GS, PGS, giảng viên phải được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước xét và công nhận đạt chuẩn. Như vậy theo các qui định hiện hành, để được nâng bậc từ giảng viên chính trở lên thì giảng viên phải qua kỳ thi hoặc qua hội đồng nhà nước xét.
Như vậy tốn rất nhiều công sức , bao nhiêu giấy mực ….thì kết cục “GS- PGS chỉ là ngạch giảng viên chứ không phải học hàm” làm nhiều ứng viên té ngữa .
Người có tên trong danh sách thì vừa mừng , vừa buồn cười , còn những người bị loại thì cảm thấy quê quê …vì tấm bằng đỏ không còn trên tray nữa . Buổi lễ hoành tráng và những phút giây tỏa sáng giữa hội trường .bổng dựng như…bong bong xà phòng !
Kết cục chỉ là “miếng da lừa “ !
|
Nhận ra được sự thật đau đớn, Raphael đã tìm đến cái chết và tình cờ anh có được một miếng da lừa thần kỳ tìm thấy trong tiệm đồ cổ. Miếng da rất lớn, có liên quan tới cuộc đời anh. Nó sẽ giúp anh thoả mãn tất cả những gì anh mơ ước nhưng bù lại, nó sẽ nhỏ đi dần đi và tương ứng với việc cuộc sống của anh sẽ ngắn dần đi.
Với miếng da lừa, “Raphael có được điều mình mong muốn như quyền lực, cuộc sống sung túc, giàu sang, trả thù được tất cả mọi người và cưới Pauline. Nhưng mỗi khi Raphael cảm thấy hạnh phúc thì miếng da lừa lại ngắn lại. Lo sợ trước cái chết và không sao phá được phép thiêng của tấm bùa mặc dù có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà vật lý, nhà hóa học... Raphael tìm cách xa lánh mọi người, không ước mơ, không hy vọng.
Nhưng miếng da lừa cũng đã tới giới hạn cuối cùng của nó và trong cơn hoảng loạn, Raphael đã ước mơ được ân ái với Pauline và chết trong tay nàng ….”
Vậy ra qua sự kiện ồn ào vừa qua tại VN , chức danh GS- PGS 2017 cũng tuân thủ luật chơi nghiệt ngã được - mất này với một thủ pháp nghệ thuật hết sức độc đáo và lôi cuốn.
Sau những chuyện nực cười tại Bộ Giáo Dục và Đào tạo : Cộng điểm thi Đại học cho các bà mẹ VN Anh hùng , mô hình VNEN , các kiểu cải cách ….thì kết cục cơn địa chấn “GS- PGS chỉ là ngạch giảng viên chứ không phải học hàm” làm vở mộng cả trên chục ngàn GS- PGS từ trước đến nay chứ chẳng chơi !
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả. Tác giả gửi tới VANEWS từ Việt Nam
Ts Trần Đình Bá
Trandinhba.vt@gmail.com
0913758555
*Ts Trần Đình Bá: Thầy giáo dạy các Thứ trưởng và các GS- PGS, Tiến sỹ bộ GTVT về “ Vận trù học Giải tích –PP Trần Đình Bá “ tại Hội trường D2 - Bộ GTVT 13/2/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét