“Sự nguy hiểm khi lãng quên: Chủ nghĩa Cộng sản là thứ phản tiến bộ” - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

“Sự nguy hiểm khi lãng quên: Chủ nghĩa Cộng sản là thứ phản tiến bộ”


Hội thảo về ảnh hưởng của chù nghĩa cộng sản đối với kinh tế, xã hội và môi trường tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS Washington DC, ngày 23/2/2018

Những thông tin sai lầm về chủ nghĩa cộng sản khiến cho chủ nghĩa này vẫn còn sức thu hút một cách nguy hiểm, theo nhận xét của bà Romina Bandura, một chuyên gia của CSIS:

“Thứ nhất, 26% dân số và 32% những người trẻ trong độ tuổi 18 đến 34 (sinh trong khoảng đầu những năm 1980 đến đầu những năm 2000) cho là có nhiều người bị giết dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush hơn dưới thời nhà độc tài Nga Joseph Stalin. Thứ hai, gần 70% người Mỹ và gần 60% thế hệ những người tuổi từ 16 đến 20 tin một cách sai lầm là nhiều người bị giết bởi Hitler hơn là bởi Stalin. Và thứ ba, nhiều người trẻ trong độ tuổi 18 đến 34 không biết các nhân vật lãnh đạo của cộng sản: 42% biết về Mao trạch Đông, 40% biết đến Che Guevara, 18% biết Stalin, 33% biết đến Lenin mà trong số này có 25% có quan điểm thuận lợi đối với Lenin.”

Ngoài ra, vẫn theo chuyên gia nghiên cứu Romina Bandura, còn có một số nguyên nhân khác khiến chủ nghĩa Cộng sản vẫn còn vị trí, trong đó phải kể đến thực trạng giới trẻ thiếu nhận thức về sự khủng khiếp, sự lừa gạt, dối trá của chủ nghĩa cộng sản. Lịch sử bị bóp méo cũng là điều đáng nói khi mà học sinh, sinh viên thường không được giảng dạy về sự ác độc, giết chóc và khủng bố của chủ nghĩa cộng sản. Thứ đến, vẫn còn một số người nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản là một lý tưởng tốt đẹp, và theo họ, vấn đề nằm ở chỗ thực thi chủ nghĩa này chưa đúng mà thôi. Chủ nghĩa cộng sản cũng bị lầm tưởng là một lựa chọn tốt hơn trong mắt những ai không hài lòng với kinh tế thị trường.

Trong 100 triệu người chết vì Cộng sản trên thế giới, chiếm phần lớn là ở Trung Quốc: 65 triệu nạn nhân. Kế đến là 20 triệu nạn nhân chết vì cộng sản Liên Xô. Tại Campuchea và Triều Tiên, mỗi nơi có 2 triệu nạn nhân. Số tử vong vì cộng sản ở Châu Phi là 1,7 triệu; tại Afghanistan là 1,5 triệu. Số nạn nhân chết vì cộng sản Việt Nam là 1 triệu người. Cộng sản Đông Âu cướp đi mạng sống của 1 triệu người. Cộng sản ở Châu Mỹ Latin chịu trách nhiệm 150 ngàn sinh mạng bị bức tử.

Đáp câu hỏi con số 1 triệu nạn nhân của cộng sản Việt Nam bao gồm những ai, ông Marion Smith, giám đốc điều hành Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản, một diễn giả tại buổi hội thảo, đáp:

“Số này bao gồm những thiệt hại về thường dân trong chiến tranh Việt Nam, những người tù cải tạo…”

Ngoài những hậu quả tai hại đối với kinh tế và xã hội, các chuyên gia tại buổi hội thảo của CSIS cũng cho rằng chủ nghĩa cộng sản còn làm tổn hại đến môi trường nữa.

Ông Marion Smith giải thích:

“Tại Trung Âu, một trong những phong trào phản kháng sớm nhất bắt đầu với một số tổ chức môi trường biểu tình chống lại một số dự án của nhà nước làm tổn hại môi trường địa phương, như nguồn nước, đất đai, cảnh sắc thiên nhiên.”

Trả lời câu hỏi có phải chủ nghĩa cộng sản tại Trung Quốc hay Việt Nam chẳng hạn đã tiến hóa thích nghi với tình hình để sống còn hay không. Ông Smith nói:

“Đảng Cộng sản đã học được những bài học của thế kỷ 20 hơn chúng ta học được về thế kỷ 20. Chúng ta phải hiểu rõ, công việc của chúng ta là làm thế nào chế ngự và hạn chế đảng cộng sản trên sân khấu thế giới. Nếu chúng ta hiểu được, chúng ta đã chế ngự được ảnh hưởng của cộng sản trong 20 năm qua tại châu Á cũng như chúng ta hạn chế được hoạt động của Cuba tại Venezuela trong 3, 4 năm qua. Do đó chúng ta chắn chắn là phải học những bài học lịch sử. Cộng sản Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Nước này đã sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho một chế độ độc tài, nhà nước kiểm soát. Thành thử, truyền thông xã hội và công nghệ thông tin không mang lại một xã hội cởi mở, và chủ nghĩa cộng sản hiện nay tinh khôn hơn.”

Một diễn giả khác tại buổi hội thảo, cô Laura M. Nicolae, hiện là sinh viên trường đại học Havard, con gái của một người tị nạn trốn khỏi chế độ cộng sản Romania, chia sẻ sự khó khăn của việc tiếp nhận thông tin từ bên ngoài khi phải sống trong một chế độ độc tài cộng sản:

“Cha mẹ tôi trưởng thành trong chế độ cộng sản Romania với những hạn chế sách vở và các nguồn thông tin khác đến từ các nước phương Tây, nên không biết đời sống bên ngoài chế độ cộng sản như thế nào.”

Cô Nicolae cho rằng đối với giới trẻ sống trong thế giới tự do, việc giáo dục nhất thiết phải vừa lý thuyết vừa thực tế để họ khỏi bị chủ nghĩa cộng sản chiêu dụ. Cô khuyến nghị:

“Khi giáo dục giới trẻ thì phải nói thật rõ về chủ nghĩa cộng sản, không làm sai lạc nhưng nhấn mạnh đến hậu quả thực tế của chủ nghĩa này, sự mất mát về sinh mạng do chủ nghĩa cộng sản gây ra.”

“Điều tuyệt đối cần thiết là trong thế kỷ 21 này, Hoa Kỳ phải tiếp tục đại diện cho tự do và chúng ta phải quy tránh nhiệm cho chế độ cộng sản trong cách đối xử với người dân hay cách họ phá hoại mậu dịch quốc tế và giá trị của thế giới tự do,” giám đốc điều hành Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản, Marion Smith, kêu gọi.


Hà Vũ
VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad