Tâm sự quân nhân Mỹ gốc Việt trên tàu sân bay USS Carl Vinson - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Tâm sự quân nhân Mỹ gốc Việt trên tàu sân bay USS Carl Vinson


Quân nhân Mỹ gốc Việt Hiền Trịnh trên tàu sân bay USS Carl Vinson. 

Một trung tá hải quân Hoa Kỳ gốc Việt có cha từng chiến đấu cho Việt Nam Cộng hòa, nói với VOA tiếng Việt rằng ông “thực sự vui mừng” cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trở lại Việt Nam, nơi cả gia đình ông từng rời bỏ khi ông mới hai tuổi. Ông Hiền Trịnh nói thêm rằng thời gian đã giúp ông xóa bỏ “cảm xúc tiêu cực” về Việt Nam và dần thay thế bằng “tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó”, đồng thời cho biết rằng ông “rất vui” được trở lại nơi mình sinh ra, trên một trong những chiếc tàu sân bay tốt nhất trên thế giới để là một phần của sự kiện lịch sử trong quan hệ Việt - Mỹ. Mời quý vị theo dõi buổi trò chuyện sau đây giữa VOA tiếng Việt và trung tá Hiền Trịnh, hiện làm trong phòng nha khoa trên USS Carl Vinson.

VOA: Ông có thể cho chúng tôi biết đôi chút về nguồn gốc Việt của mình được không?

Trung tá Hiền Trịnh: Tôi sinh ra ở Sài Gòn. Gia đình tôi gốc Hà Nội, nhưng chuyển vào Nam năm 1954 khi Việt Nam đang bị chia cắt.

Gia đình tôi gồm ba mẹ, năm anh chị em và tôi, khi ấy mới hai tuổi, lên một chiếc tàu đánh cá để chạy khỏi một nơi bất định để tới một nơi bất định khác.

Trung tá Hiền Trịnh nói.
Bố tôi phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa và đồn trú tại Nhà Bè trong suốt thời kỳ chiến tranh. Ông chỉ huy một đơn vị ở đó. Vì thế, khi Việt Nam Cộng hòa thất thủ năm 1975, chúng tôi phải trốn chạy.

Gia đình tôi gồm ba mẹ, năm anh chị em và tôi, khi ấy mới hai tuổi, lên một chiếc tàu đánh cá để chạy khỏi một nơi bất định để tới một nơi bất định khác.

VOA: Lý do vì sao ông lại quyết định gia nhập hải quân và phục vụ trên USS Carl Vinson? Nhiều quân nhân Mỹ gốc Việt hay nói với chúng tôi rằng họ làm vậy để trả ơn quê hương thứ hai đã đón nhận. Còn ông thì sao?

Trung tá Hiền Trịnh: Tôi cũng có lý do giống như vậy. Như những gì ba mẹ tôi kể, sau khi trốn chạy, chiếc tàu đánh cá của chúng tôi tới được Singapore. Nhưng nước này không nhận người tỵ nạn nên họ lại cho phép chúng tôi ra khơi. Sau đó, chúng tôi may mắn được một tàu hải quân Mỹ phát hiện và đưa tới Vịnh Subic, Wake Island [nằm giữa Honolulu và Guam], Hawaii rồi cuối cùng là trại tị nạn Fort Chaffee ở Arkansas.

Nếu không có sự cứu giúp của hải quân Mỹ và quan trọng hơn là cơ hội ở Hoa Kỳ, tất cả những điều đó có lẽ đã không thể xảy ra.

Trung tá Hiền Trịnh nói.
Sau đó, chúng tôi đã được một nhà thờ Cơ đốc ở Lansing, Michigan, bảo lãnh. Và đó là lúc gia đình tôi bắt đầu Giấc mơ Mỹ. Thoạt đầu, gia đình chúng tôi cũng chật vật, nhưng sau đó anh em chúng tôi đều tốt nghiệp đại học Michigan State University, lập gia đình và thành công trong cuộc sống. Nếu không có sự cứu giúp của hải quân Mỹ và quan trọng hơn là cơ hội ở Hoa Kỳ, tất cả những điều đó có lẽ đã không thể xảy ra.

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson.

Tôi đã phục vụ trong hải quân khoảng 15 năm. Tôi từng làm thủy thủ trên ba tàu khác nhau. Tôi muốn làm việc trên Vinson vì muốn đó là đỉnh cao của sự nghiệp của mình và tôi đã không thất vọng. Làm việc trên hàng không mẫu hạm này là trải nghiệp thực sự khác biệt. Thật tuyệt vời khi chứng kiến khối lượng công việc cũng như con người tham gia để vận hành con tàu này.

Tôi muốn làm việc trên Vinson vì muốn đó là đỉnh cao của sự nghiệp của mình và tôi đã không thất vọng.

Trung tá Hiền Trịnh nói.
Chứng kiến những người trẻ tuổi dám đảm nhận trách nhiệm mà những người khác phải rùng mình khiến tôi tin tưởng vào tương lai. Chứng kiến nhiều người thuộc đủ mọi thành phần cùng nhau nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ thực sự truyền cảm hứng cho tôi.

Trong phần còn lại của sự nghiệp của tôi sau chuyến đi lần này, tôi sẽ giảng dạy hoặc điều hành các phòng khám trên bờ, nên tôi muốn chuyến đi này trở thành đỉnh cao của sức mạnh hải quân.

VOA: Cảm xúc của Trung tá ra sao khi trở lại nơi mình sinh ra? Người thân của ông nói gì về chuyến đi đầu tiên của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam kể từ những năm 60?

Trung tá Hiền Trịnh: Khoảng 10 năm trước tôi đã trở lại Việt Nam một lần trong chuyến đi tình nguyện với các hoạt động về nha khoa với bạn gái tôi (nay đã trở thành vợ). Và cũng giống như khi ấy, tôi rất vui khi tận mắt chứng kiến những nơi trước đây chỉ tồn tại trong lời kể của cha mẹ tôi.

Người tị nạn Việt Nam trên tàu của Hoa Kỳ năm 1975.
Tôi từng có lúc có những cảm xúc vui buồn lẫn lộn vì cuộc chiến vẫn còn hằn rõ trong tâm trí cha mẹ tôi và các thành viên khác trong gia đình. Tôi có nhiều thành viên gia đình không sống sót trong cuộc chiến. Nhưng cùng với thời gian, những cảm xúc tiêu cực đó và những điều tôi được dạy đã dần được thay thế bằng tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó.

Còn về chuyến thăm của hàng không mẫu hạm, tôi thực sự vui mừng khi trở thành một phần của sự kiện lịch sử này. Tôi hy vọng nó sẽ mang lại mối quan hệ chân tình và nồng ấm trong nhiều năm tới.

VOA: Ông muốn làm gì nhất khi USS Carl Vinson cập cảng ở Việt Nam?


Trung tá Hiền Trịnh: Đây là câu hỏi dễ trả lời nhất. Tôi muốn ăn, ăn thật nhiều. Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để biết về một nền văn hóa là qua ẩm thực. Tôi thích món ăn Việt Nam vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều nước như Trung Quốc, Thái hay Pháp. Và cũng giống như đồ ăn kiểu Cajun ở Mỹ, món ăn Việt Nam hòa trộn hoàn hảo tất cả những ảnh hưởng đó thành những món độc đáo và ngon.

Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2017.

VOA: Ông nghĩ sao về mối quan hệ nồng ấm hiện nay giữa hai quốc gia cựu thù?

Trung tá Hiền Trịnh: Tôi rất vui. Đất nước này còn có nhiều điều mời gọi và tôi rất muốn chia sẻ văn hóa Việt Nam tuyệt vời mà tôi yêu thích với nhiều người nhất có thể. Từ những bãi biển cát trắng tới các ngọn núi tuyệt đẹp, những cánh rừng rậm, các ngôi đền cổ và sự trầm mặc của những ngày đông trên mặt hồ ở Hà Nội. Việt Nam là một nơi đẹp với những con người thân thiện. Tôi hy vọng có thể tới thăm nhiều lần nữa.


Viễn Đông
VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad