Đã xác minh: ‘Thủ phạm’ chỉ đạo Công ty Tân Thuận bán đất là Tất Thành Cang - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Đã xác minh: ‘Thủ phạm’ chỉ đạo Công ty Tân Thuận bán đất là Tất Thành Cang


Tất Thành Cang đang phải đối mặt với khả năng bị khởi tố điều tra hình sự và sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng đã từng. Ảnh: Người Tiêu Dùng

Chẳng phải chờ đến ngày 8/5/2018 – hạn chót để Ủy ban Kiểm tra thành ủy TP.HCM kiểm tra vụ mua bán 32 ha đất Nhà Bè theo một chỉ đạo của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, công luận đã được biết tên của ‘thủ phạm’ chỉ đạo vụ mua bán mà đã có thể gây thất thoát đến 2.400 tỷ đồng này: Tất Thành Cang – Phó Bí thư Thường trực thành ủy TP.HCM.

Tên của ‘thủ phạm’ được thông tin vào ngay đầu tháng Năm năm 2018 bởi Người Tiêu Dùng.

Theo đó, “ngày 19/5/2017, Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận, có tờ trình số 406/TTr-TT trình Hội đồng thành viên (HĐTV) công ty phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai để thu hồi vốn. Ngày 22/5/2017, HĐTV Công ty Tân Thuận có văn bản số 614/CV-HĐTV gửi Văn phòng Thành ủy báo cáo, xin chủ trương về phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai để thu hồi vốn, lợi nhuận thu được sẽ nộp ngân sách Đảng bộ TP.HCM.

Ngày 1/6/2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 512-TB/VPTU, thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận được chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai. Thậm chí, nghiêm trọng nhất là Tờ trình của Công ty Tân Thuận đề xuất là “hợp tác kinh doanh” nhưng Phó Bí thư Tất Thành Cang còn lộng hành “vượt đề xuất”, cho ý kiến chỉ đạo là chuyển nhượng luôn khu đất cho tư nhân.

Sau chỉ đạo mang tính “lạm quyền” của Phó Bí thư Tất Thành Cang, ngày 5/6/2017, 2 công ty đã ký kết hợp đồng 203/HĐKT/2017 về việc chuyển nhượng phần diện tích đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai. Sau đó, 2 công ty có ký kết 2 phụ lục hợp đồng bổ sung cho hợp đồng trên”.

Căn cứ vào hồ sơ vụ việc mua bán thì rõ ràng đã có sự vi phạm nghiêm trọng trong việc bán chỉ định tài sản Nhà nước này trong đó việc không thực hiện bán đấu giá theo quy định đã gây ra thất thoát rất lớn đối với tài sản Nhà nước. Trách nhiệm để xảy ra sai phạm này trước hết thuộc về Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận và người phê duyệt chủ trương – lúc này chính là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang.

Việc không cho các đơn vị thẩm định giá trị tài sản trước khi chuyển nhượng tài sản của Nhà nước là dấu hiệu sai phạm hết sức nghiêm trọng, có thể bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vài tờ báo nhà nước khác cũng đang đặt dấu hỏi mang tính khẳng định về ‘đã có dấu hiệu tham nhũng’ trong vụ mua bán 32 ha đất Nhà Bè.

‘Thòng lọng’ đang tăng tốc ‘siết cổ’ Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang – nhân vật ‘trưởng thành cách mạng từ hoạt động đoàn’, nắm khâu an ninh nội chính và nhiều lần chỉ đạo công an đàn áp hành hung dã man những người biểu tình vì dân chủ và môi trường ở Sài Gòn.

Theo tính toán sơ bộ của báo chí, con số thất thoát trong vụ mua bán trên lên đến 2.400 tỷ đồng. Nhưng ngay trước mắt, đã có một cơ sở để củng cố cho mối nghi ngờ về tình trạng “móc ngoặc” có thể đã xảy ra: theo bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, bà đã mua khu đất này với giá lên đến hơn 600 tỷ đồng chứ không phải 419 tỷ như thông tin ban đầu (theo hợp đồng của Công ty Tân Thuận). Như vậy, đã có một giá trị chênh lệch đáng kể gần 200 tỷ đồng giữa hợp đồng và “ngoài đời”. Vì sao có số chênh đó, và số tiền chênh này “chui” vào túi ai? Phải chăng là túi của Tất Thành Cang?

Khả năng “kịch bản Đinh La Thăng” lặp lại là khá cao. Một khi Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang đã ký vượt quyền và ký sai pháp luật đối với vụ “bán bèo” 32 ha đất Nhà Bè, chắc chắn ông Cang rất có thể sẽ bị “bay chức” ngay trong tháng Năm năm 2018, sau khi Ủy ban Kiểm tra thành ủy có báo cáo cho Nguyễn Thiện Nhân và Trần Quốc Vượng.

Tròn một năm trước, cũng vào tháng Tư, Ủy viên bộ chính trị Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã bất ngờ “té giếng” khi phải nhận một bản kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương – về những sai phạm “rất nghiêm trọng” vào thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Nhưng ‘bay chức’ vẫn còn là phương án tối ưu, xét trong hoàn cảnh hiện thời. Bởi với dấu hiệu ngày càng rõ ràng về ‘cố ý làm trái’, ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn…’ và có thể cả ‘nhận hối lộ’, nhân vật này đang phải đối mặt với khả năng bị khởi tố điều tra hình sự và sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng đã từng.

Bất kể động cơ ‘đánh Tất thành Cang’ là do ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng, hay bởi xảo thuật ‘cá mập nuốt nhau’ của các phe nhóm lợi ích – quyền lực trong nội bộ đảng, hoặc là sự kết hợp cả hai động cơ này, Tất Thành Cang vẫn xứng đáng bị đưa ra trước công luận như một gương mặt chính khách cộng sản đạo đức giả thuần túy.


Thiền Lâm
CaliToday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad