Tin tức từ trong nước cho hay, sáng 9/5, dưới sự “chủ trì” của ông Trọng, Hội nghị Trung ương 7 đã “nhất trí” bầu bổ sung hai thành viên vào Ban Bí thư, cơ quan giám sát việc thi hành chính sách hàng ngày của Đảng Cộng sản.
Tổng bí thư Trọng muốn củng cố di sản của mình bằng cách đưa vào trong đảng những người trung thành, không phe nhóm, tham nhũng, hay tham quyền cố vị.
Chuyên gia David Brown nhận định.
Hồi tháng Ba năm nay, ông Vượng được bổ nhiệm lên thay ông Đinh Thế Huynh làm Ủy viên thường trực Ban Bí thư, phụ trách và chủ trì công việc hàng ngày của đảng.
Trả lời VOA Việt Ngữ về Hội nghị Trung ương 7 kéo dài từ ngày 7 – 12/5, ông David Brown, cựu nhân viên ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, nhận định rằng “từ hội nghị này tới Đại hội Đảng 13 dự kiến diễn ra vào tháng Giêng năm 2021, sự cạnh tranh tiến thân trong đảng sẽ mạnh lên”.
|
“Để cảnh cáo những người khác, Hội nghị Trung ương 7 có thể loại bỏ hoặc giáng cấp các đảng viên thiếu phẩm chất đạo đức, nhưng nếu những ai 'ngã ngựa' từng có quan hệ thân cận với cựu Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng], các nhà quan sát sẽ coi đó là cuộc đấu đá nội bộ của Tổng bí thư Trọng”.
Ông Đinh La Thăng bị khai trừ khỏi đảng hôm 9/5. |
Cũng trong phiên họp dưới sự “điều hành” của ông Trọng sáng 9/5, các đại biểu tham dự hội nghị đã quyết định khai trừ đảng đối với ông Đinh La Thăng.
Cựu ủy viên Bộ Chính trị này đang vướng vào vòng lao lý với hai bản án hơn 30 năm tù giam vì các “sai phạm” thời còn làm lãnh đạo tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Trước khi nhận các bản án mà nay ông Thăng đang kháng cáo, quan chức từng “thét ra lửa” khi làm lãnh đạo ở TP HCM này đã “nghẹn ngào” nói rằng ông “cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của tổng bí thư” với tuyên bố “xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được”.
|
Trong một bài viết mới đây trên trang Asian Sentinel, thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu về Việt Nam, ông David Brown cho rằng Tổng bí thư Trọng đang mở một cuộc “thanh trừng” trong đảng, và rằng Hội nghị Trung ương 7 lần này là dịp để ông “đưa các ‘đệ tử’ vào các vị trí còn khuyết trong Bộ Chính trị”.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hầu như không bao giờ công khai đáp trả các bình luận của giới quan sát, và VOA tiếng Việt cũng khó liên hệ để phỏng vấn ông.
Nhân sự là một trong các vấn đề chính của Hội nghị Trung ương 7. |
Phát biểu tại Hội nghị Trung ương 7 với một trong các trọng tâm là “xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp”, ông Trọng nói rằng “một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ; thiếu gương mẫu, chưa thật sự gắn bó mật thiết với nhân dân; vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm”.
“Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu ý chí tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... chậm được ngăn chặn và đẩy lùi”, ông Trọng nói tiếp.
...Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ; thiếu gương mẫu, chưa thật sự gắn bó mật thiết với nhân dân; vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm
Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu.
Ông Hoàng cho rằng Hội nghị Trung ương 7 “cũng cần phải hiến kế thêm về tư duy chọn nhân sự cho người đứng đầu”.
“Đó là việc cần đồng sức đồng lòng tiếp tục tín nhiệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục làm Tổng bí thư nhiệm kỳ khóa tới. Bởi một lẽ đơn giản Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đã có công ‘nhóm lửa, đốt lò’ để ra tay trị ‘giặc nội xâm’ lấy lại niềm tin của đảng viên và quần chúng đối với Đảng và Nhà nước”.
Theo giới thiệu trên trang Facebook cá nhân, luật gia Hoàng "từng học Đại học Luật Hà Nội và Trường Sĩ quan Chính trị (nay là Đại học Chính trị)".
Bài viết này sau đó đã gây ra cuộc tranh luận trên một diễn đàn dành cho các nhà báo ở Việt Nam và thổi bùng những đồn đoán về tương lai chính trị của ông Trọng.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét