Cách mạng Từ độc tài đến dân chủ - Kinh nghiệm Bulgaria - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Cách mạng Từ độc tài đến dân chủ - Kinh nghiệm Bulgaria


Đôi lời: Chúng ta đang chứng kiến những chuyển biến to lớn tại các nước CS còn lại trên hành tinh, trong đó có Việt Nam. Bài viết của cố TT Bulgaria Jeliu Jelev có thể giúp chúng ta một cái nhìn toàn cảnh và những kinh nghiệm cách mạng quý giá. Thú vị là sự tương đồng tế nhị giữa cặp Bul- Liên xô và Việt-Trung. Trong bài viết, nếu thay các từ Đông Âu, Bul, Liên xô tương ứng bằng Châu Á, Việt, Trung, sẽ thu về bức tranh rất ấn tượng…

Ngày 10 tháng 12 năm 1989. Sofia, Bulgaria. Hành động công khai đầu tiên của phe đối lập chính trị chống cộng sản Bulgaria mới được hình thành, trước nhà thờ Alexander Nevskiî. Họ muốn thay đổi trong Đảng Cộng sản cầm quyền. Ảnh: Svetlana Bahchevanova

Cách mạng Từ độc tài đến dân chủ-Kinh nghiệm Bulgaria

Dù bất ngờ tới mức nào, chúng ta cũng đang là nhân chứng cho sự kiện mang ý nghĩa lịch sử thế giới-sự sụp đổ của các chế độ cộng sản độc tài Đông Âu. Mới chỉ cách đây chục năm, hệ thống chính trị này vẫn được xem như tương lai cho phát triển nhân loại, vậy mà nay đang trong quá trình tan rã. Nó đã bị tha hóa về mọi mặt, đến mức ngay cả những người CS cũng không còn dám đứng ra bảo vệ. Mục đích của họ lúc này, là tìm cách có thể từ bỏ nhẹ nhàng cơ chế toàn trị, trong khi vẫn duy trì quyền lực. Nhưng điều này là không tưởng. Đảng Cộng sản cầm quyền là một đảng độc tài, bởi vậy, với sự hủy diệt của hệ thống chính trị, thông qua đó giúp nó thực hiện độc quyền tuyệt đối, chắc chắn sẽ dẫn đến mất quyền.

Cùng với đó, quá trình suy thoái đạo đức, chính trị cũng chỉ ra sự thật là, trong suốt hàng chục năm, đảng không chỉ dẫn dắc dân tộc đến với ảo vọng không tưởng, mà trên thực tế, còn là thiết lập thể chế chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX- nhà nước độc tài toàn trị.

Dĩ nhiên, sự hủy diệt xảy ra theo thứ tự ngược lại. Cơ cấu được hình thành sau chót sẽ là bước đầu tiên trong quá trình tan rã – trước tiên hệ thống khủng bố dưới mọi hình thức bị vô hiệu, rồi đến lượt độc quyền tuyệt đối và đặc biệt -tư tưởng của Đảng Cộng sản. Bước tiếp, là sự tan rã của hệ thống tổ chức quần chúng quốc gia.

Kế đến, xuất hiện các đảng phái chính trị độc lập, phe đối lập và các tổ chức quần chúng mới . Sau giấc ngủ u mê đằng đẵng trong cái nôi toàn trị độc tài, toàn xã hội dân sự bỗng bừng tỉnh, không chỉ muốn độc lập khỏi nhà nước, mà còn yêu cầu chính bản thân nhà nước trở nên pháp quyền, kỷ cương. Đi kèm giai đoạn cuối cùng của sự sụp đổ, khi Đảng Cộng sản bị tách rời khỏi nhà nước trong mọi lĩnh vực tài chính, nhân sự và điều kiện cơ cấu của hệ thống độc tài – là một phản ứng phân rã dây chuyền giữa các tổ chức đảng và nhà nước.

Với các quốc gia khác nhau, quá trình này diễn ra dưới nhiều hình thức không giống nhau, cùng mức độ khác biệt khá rõ nét, nhưng cái chung nhất luôn được lặp lại. Các sự kiện tiến triển, ở Liên bang Xô viết, theo một cách - ở Ba Lan và Hungary, Ba Lan theo cách khác - ở Romania- lại khác nữa v.v. Ở Đông Đức và Tiệp Khắc, chế độ sụp đổ ngay trước mắt chúng ta trong vài ngày. Các cuộc tuần hành hùng hậu, đồng loạt của hàng trăm nghìn người trên đường phố các thành phố lớn, đòi giải thể các tổ chức chính phủ. Phong trào phổ biến này đã dẫn đến sự phá hủy toàn bộ hệ thống toàn trị. Năng lượng xã hội và chính trị dồn nén khổng lồ, mà hệ thống độc tài luôn giữ bên mình, cùng một lúc được bùng nổ, giải phóng . Không gì- kể cả đội ngũ bán quân sự đông đúc của Đảng Cộng sản với độc quyền tư tưởng và chính trị tuyệt đối, kể cả hệ thống các đoàn thể chính quy, hay cả lực lượng cảnh sát hùng hậu- có thể cản trở, ngăn chặn cuộc đấu tranh của nhân dân, nhằm xây dựng một nền dân chủ, với các lực lượng yêu hòa bình, bất bạo động, nhưng cũng dư sức mạnh, kiên trì,...

Ở Bulgaria, mọi việc diễn ra lờ mờ, chậm chạp, chính vì sự thiếu hụt áp lực quần chúng đủ mạnh từ bên dưới. Mới năm vừa qua, phong trào dân chủ ở Bulgaria được thể hiện mạnh mẽ và ấn tượng hơn, như Đông Đức, hoặcTiệp Khắc. Giờ đây chúng ta bị bỏ lại phía sau rất xa. Lý do cho sự tụt hậu này rõ ràng có thể tìm thấy trong thực tế là, một năm trước, phong trào bao trùm chủ yếu trong giới trí thức, còn giờ có thêm số lượng đông đảo hơn người dân tham gia. Nhưng cũng đúng lúc này, chúng ta thiếu hành động, sức mạnh chính trị cần thiết, để xóa bỏ các cấu trúc và các tổ chức độc tài lỗi thời, loại chúng ra khỏi đời sống xã hội chính trị, đồng thời,mở ra cơ hội nhanh chóng xây dựng một thể chế thực sự vì dân, phát triển hệ thống hiến pháp và pháp luật dân chủ.

Bất kể ước muốn cách mạng, chúng ta rõ ràng đang tiến tới mục tiêu theo con đường tiến hóa, luôn luôn kéo dài dai dẳng và đau đớn hơn. Ai đó có thể bảo, như thế đáng tin cậy và an toàn. Nhưng điều này không đúng. Sự vắng mặt của một áp lực tổng thể - một khát vọng tự do to lớn, mạnh mẽ, đối nghịch - có thể dễ dàng tạo ra một sự cám dỗ phục hồi bảo thủ độc tài.

Sự nguy hiểm như vậy luôn tồn tại trong sự phát triển thiếu hài hòa của các sự kiện, ví dụ như ở Liên Xô. Với truyền thống lệ thuộc kinh tế và chính trị thái quá với Liên Xô, một cuộc nội chiến hay chế độ độc tài quân sự ở đất nước này, sẽ ngay lập tức đẩy lực lượng bảo thủ Bulgaria đến nỗ lực sử dụng bạo lực, vì trong tay chúng đang nắm giữ nhiều vũ khí và các cấu trúc độc tài chính chưa bị phá hủy. Rõ ràng rằng không thể bỏ qua các giai đoạn nhất định. Chúng ta thiếu một vài bước quá độ cụ thể. Năm 1953, công nhân Đức tiến hành đình công ở nhiều thành phố. Năm 1956, người Hungari nổi dậy chống lại chế độ Stalin của Rakosi; và, dù bị dìm trong máu bởi lực lượng xâm lược Liên Xô, nó trở thành một biểu tượng đấu tranh của các dân tộc Đông Âu,

chống lại hệ thống cộng sản. Người Séc và người Slovak năm 1968 tuyên bố "Mùa xuân Prague", nhưng bị đàn áp thẳng thừng bởi khối Hiệp ước Warsaw. Người Ba Lan liên tục nổi dậy trong tất cả những năm này (năm 1953, 1956, 1970), vào năm 1980 họ đã tạo ra một liên minh công đoàn độc lập "Đoàn kết". Ngay cả người Nga - tại trung tâm thủ phủ đế chế độc tài toàn trị, dù vô vọng, nhưng vẫn can đảm đứng lên. Duy chỉ có ở nước ta là không có gì xảy ra. Ở Bulgaria không có lấy một cuộc bạo loạn, chứ đừng nói là nổi dậy, không có bất cứ cuộc đình công chính trị, hay biểu tình của học sinh. Trong những năm này, làn sóng của các phong trào sinh viên đã nhiều lần băng qua lục địa châu u, nhưng luôn luôn dừng lại, mỗi khi đến gần biên giới Bulgaria. Chúng ta thiếu kinh nghiệm thực tế và diễn tập cho việc giải thể hệ thống toàn trị. Mà bây giờ đó là tối cần thiết, để theo kịp trào lưu và không bị tụt hậu.

Đó là lý do, vì sao phong trào phản kháng chính trị mới và trẻ trung của chúng ta buộc phải chiến đấu bằng tất cả các phương tiện pháp lý có sẵn để tiêu huỷ nhanh chóng và hiệu quả toàn bộ cấu trúc độc tài, khiến cho quá trình dân chủ, trên thực tế, không thể đảo ngược. Nghĩa là vượt qua Rubicon*), để sau đó triệt tiêu nguy cơ phục hồi bảo thủ, và, do đó, con đường chuyển đổi bạo lực sẽ được loại bỏ. Chúng ta mong muốn áp dụng mô hình Đông Âu về sự chuyển đổi nhanh chóng từ chế độ độc tài sang nền dân chủ và loại trừ phương án cải tổ chậm chạp của Liên Xô. Chỉ bằng cách này, chúng ta có thể cản trở sự tàn phá của đế quốc Liên Xô đối với tiền đồn Đông Âu và đóng góp thúc đẩy quá trình dân chủ trong Liên bang Xô viết. Đây là một logic khách quan: càng tránh xa mô hình cải tổ, chúng ta càng giúp nhiều cho quá trình dân chủ trong Liên bang Xô Viết và các lực lượng dân chủ của đất nước này.

Chúng ta không được quên rằng Liên Xô, sau tất cả, là một đế chế - đế quốc độc tài đầu tiên trong lịch sử. Nước Đức- Hitler là đế chế độc tài toàn trị thứ hai, nhưng nó chỉ tồn tại 12 năm 4 tháng và chết trong bối cảnh cực đoan, nên không thể cho chúng ta một ví dụ về cách thức và hình thái của quá trình tan rã .

Thực tế, Liên Xô không chỉ đơn thuần như một nhà nước độc tài, mà còn là một đế quốc, làm cho quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ trở nên khó khăn hơn, so với bất kỳ quốc gia Đông Âu nào khác. Bất cứ khi nào một đế quốc tiến hành dân chủ hóa, nó luôn bị đe dọa bởi sự sụp đổ nhà nước, đặc biệt, nếu tại thời điểm nhất định, các nhà cải cách không đủ can đảm và nhãn quan chính trị , để định hướng, thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ.

Sofia, ngày 23 tháng 2 năm 1990.

Tác giả: Jeliu Jelev
Người dịch: Phạm Văn Viêm
Ghi chú của người dịch:

Rubicon*) - Tên con sông ở Ytaly, ngày nay là sông Uzu, Liên quan đến Hoàng Đế La Mã Julius Caesar. Bấy giờ Caesar là tướng tài, dẫn quân chinh phạt khắp nơi, Trên đường chiến thắng trở về, ông mưu đồ nghiệp bá, vượt sông Rubincon, tiến vào Roma, sau đó lên ngôi hoàng đế. Bởi vậy, thành ngữ “vượt qua Rubicon” được dung trong văn học pương Tây, như quyết định dứt khoát, không thể đảo ngược…

Chế độ phát xít - (Dịch từ: Lời bạt- “Chế độ phát xít“) (Tiêu đề do người dịch đặt.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad