Báo Tuổi Trẻ đã có thêm hơn 10,000 fan trên Facebook sau một tuần bị đình bản trên mạng, theo số liệu của Facebook. Điều này là sự thay đổi lớn vì trong tuần trước khi bị đình bản số fan của Tuổi Trẻ mỗi ngày đều giảm từ vài chục tới 100 fan mỗi ngày. Tổng số fan của Tuổi Trẻ cho tới cuối ngày 23/7 đã đạt hơn 2.266.000.
Việc bị đình bản đã giúp Tuổi Trẻ có mức tăng fan trên Facebook nhanh hơn nhiều so với các trang Facebook truyền thông khác như của Thanh Niên, vốn tăng khoảng 2.600 fan hay VNExpress với hơn 3.700 fan mới trong cùng tuần từ 16-23/7.
Mặc dù bản thân Tuổi Trẻ chấp nhận bị đình bản thay vì khiếu nại hay khiếu kiện, phong trào kêu gọi ủng hộ Tuổi Trẻ bằng cách mua báo in cũng như theo dõi trang Facebook đã khiến trang Facebook của Tuổi Trẻ tăng tới hơn 4.000 fan chỉ trong ngày 20/7.
Một trong những tin đăng trên Facebook của Tuổi Trẻ được nhiều người chia sẻ nhất với hơn 2.700 lượt là tin về chuyện một số con cháu của lãnh đạo Hà Giang có tên trong số những thí sinh được sửa điểm. Tin về chỉnh sửa điểm ở Sơn La cũng được hàng trăm người chia sẻ.
Do không còn được ra báo mạng, Tuổi Trẻ đã đẩy mạnh việc dùng chức năng Notes của Facebook để đăng thêm bài bên cạnh ảnh và video. Tuy nhiên các Notes của Tuổi Trẻ không có được sức hút như ảnh và video, một phần có lẽ vì thuật toán của Facebook ưu tiên video và ảnh hơn. Chẳng hạn video trong đó có phát biểu của ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về diễn biến mới nhất ở Sơn La được hơn 80,000 lượt xem sau hai ngày.
Đình chỉ bộ trưởng quản lý báo chí
Trong khi đó Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn, người đứng đầu ngành ra quyết định xử phạt và đình bản Tuổi trẻ Online cũng vừa mới bị đình chỉ chức vụ trong diễn biến được cho là sự khởi đầu cho màn trượt vỏ chuối khỏi bộ máy công quyền của ông này.
Tuy nhiên nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng ông Tuấn không phải là người đầu trò ra vụ đình bản mà phải là những người ở vị trí cao hơn.
Ông Chênh viết trên Facebook: “Để đình bản được tờ báo có tầm vóc chính trị và có sức lan tỏa lớn trong xã hội như tờ TT phải là quyết định từ BCT [Bộ Chính trị] hay ít ra cũng từ ban tuyên giáo. Bộ 4T [Thông tin và Truyền thông] chỉ là kẻ thừa hành ra quyết định để hợp lệ pháp lý.
“Nói rõ ra như vậy để chúng ta thấy rằng bóp nghẹt hay trừng trị báo chí là chủ trương của đảng chứ không phải của cá nhân Trương Minh Tuấn.”
Báo chí và xã hội dân sự ở Việt Nam đã chịu sức ép lớn từ phía đảng và chính quyền trong mấy năm gần đây khi mà ông Nguyễn Phú Trọng dùng chiếc lò của mình để nướng quan tham nhưng cũng nướng luôn những người hoạt động đòi quyền bày tỏ chính kiến. Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được thế giới biết tới với tên Mẹ Nấm, đang chịu án tù 10 năm trong khi một nhà hoạt động nữ khác, Trần Thị Nga, chịu án chín năm tù. Không những thế, các nhà đấu tranh vì quyền con người ở Việt Nam tố cáo chính quyền đối xử tàn tệ với cả hai nữ tù nhân này.
Việc bị đình bản đã giúp Tuổi Trẻ có mức tăng fan trên Facebook nhanh hơn nhiều so với các trang Facebook truyền thông khác như của Thanh Niên, vốn tăng khoảng 2.600 fan hay VNExpress với hơn 3.700 fan mới trong cùng tuần từ 16-23/7.
Mặc dù bản thân Tuổi Trẻ chấp nhận bị đình bản thay vì khiếu nại hay khiếu kiện, phong trào kêu gọi ủng hộ Tuổi Trẻ bằng cách mua báo in cũng như theo dõi trang Facebook đã khiến trang Facebook của Tuổi Trẻ tăng tới hơn 4.000 fan chỉ trong ngày 20/7.
Một trong những tin đăng trên Facebook của Tuổi Trẻ được nhiều người chia sẻ nhất với hơn 2.700 lượt là tin về chuyện một số con cháu của lãnh đạo Hà Giang có tên trong số những thí sinh được sửa điểm. Tin về chỉnh sửa điểm ở Sơn La cũng được hàng trăm người chia sẻ.
Do không còn được ra báo mạng, Tuổi Trẻ đã đẩy mạnh việc dùng chức năng Notes của Facebook để đăng thêm bài bên cạnh ảnh và video. Tuy nhiên các Notes của Tuổi Trẻ không có được sức hút như ảnh và video, một phần có lẽ vì thuật toán của Facebook ưu tiên video và ảnh hơn. Chẳng hạn video trong đó có phát biểu của ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về diễn biến mới nhất ở Sơn La được hơn 80,000 lượt xem sau hai ngày.
Đình chỉ bộ trưởng quản lý báo chí
Trong khi đó Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn, người đứng đầu ngành ra quyết định xử phạt và đình bản Tuổi trẻ Online cũng vừa mới bị đình chỉ chức vụ trong diễn biến được cho là sự khởi đầu cho màn trượt vỏ chuối khỏi bộ máy công quyền của ông này.
Tuy nhiên nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng ông Tuấn không phải là người đầu trò ra vụ đình bản mà phải là những người ở vị trí cao hơn.
Ông Chênh viết trên Facebook: “Để đình bản được tờ báo có tầm vóc chính trị và có sức lan tỏa lớn trong xã hội như tờ TT phải là quyết định từ BCT [Bộ Chính trị] hay ít ra cũng từ ban tuyên giáo. Bộ 4T [Thông tin và Truyền thông] chỉ là kẻ thừa hành ra quyết định để hợp lệ pháp lý.
“Nói rõ ra như vậy để chúng ta thấy rằng bóp nghẹt hay trừng trị báo chí là chủ trương của đảng chứ không phải của cá nhân Trương Minh Tuấn.”
Báo chí và xã hội dân sự ở Việt Nam đã chịu sức ép lớn từ phía đảng và chính quyền trong mấy năm gần đây khi mà ông Nguyễn Phú Trọng dùng chiếc lò của mình để nướng quan tham nhưng cũng nướng luôn những người hoạt động đòi quyền bày tỏ chính kiến. Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được thế giới biết tới với tên Mẹ Nấm, đang chịu án tù 10 năm trong khi một nhà hoạt động nữ khác, Trần Thị Nga, chịu án chín năm tù. Không những thế, các nhà đấu tranh vì quyền con người ở Việt Nam tố cáo chính quyền đối xử tàn tệ với cả hai nữ tù nhân này.
Nguyễn Hùng
Blog VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét