Giới trí thức ra tuyên bố phản đối việc dùng tiền TQ trên lãnh thổ VN - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Giới trí thức ra tuyên bố phản đối việc dùng tiền TQ trên lãnh thổ VN


Các trí thức Việt Nam ra tuyên bố phản đối việc dùng Nhân dân tệ của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư 18/2018 của NHNN cho phép dùng tiền TQ tại khu vực biên giới từ ngày 12/10/2018.

Hàng trăm trí thức Việt Nam trong tuần này đã đồng loạt ký một tuyên bố phản đối việc Ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong hoạt động thương mại tại khu vực biên giới hai nước Việt-Trung, cho rằng việc này vi hiến và ảnh hưởng đến an ninh kinh tế.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A, đại diện cho Diễn đàn Xã hội Dân sự, hôm 6/9 nói với VOA rằng nhiều hội đoàn và cá nhân đã ký tên phản đối Thông tư số 19/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vì thông tư còn nhiều điều quá mập mờ có thể ảnh hưởng tới chủ quyền tiền tệ của Việt Nam, cũng như tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia.

“Cho sử dụng tiền mặt tại vùng các chợ vùng biên giới và nói một cách không rõ ràng là các chợ nào, kéo dài đến đâu ở trong lãnh thổ Việt Nam…Điều này không được làm rõ thì có nghĩa rằng trên lãnh thổ Việt Nam song hành tồn tại 2 đồng tiền. Nếu sử dụng đồng tiền này cho việc xuất nhập khẩu thì chưa có vấn đề gì lắm, nhưng sử dụng ‘trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới’ thì có vấn đề và dư luận đã lên tiếng vì sự mập mờ như vậy.”

Cho sử dụng tiền mặt tại vùng các chợ vùng biên giới và nói một cách không rõ ràng là các chợ nào, kéo dài đến đâu ở trong lãnh thổ Việt Nam…Điều này không được làm rõ thì có nghĩa rằng trên lãnh thổ Việt Nam song hành tồn tại 2 đồng tiền.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Tuyên bố của các trí thức Việt Nam chỉ ra rằng khái niệm khá tù mù về “thương nhân” và cư dân Việt Nam “có hoạt động thương mại” cũng như việc cho phép dùng tiền mặt sẽ có những hệ quả nhãn tiền và khôn lường đối với chủ quyền tiền tệ của Việt Nam.

Hôm 28/8, Thống đốc Ngân hàng Việt Nam ra Thông tư 19/2018 về việc cho phép thương nhân và cư dân Việt Nam có hoạt động thương mại ở hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc được sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam (VND) hoặc nhân dân tệ (CNY), trong thanh toán bằng tiền mặt và qua ngân hàng.

Với Thông tư 19, “Ngân hàng Nhà nước đã mở đường cho việc nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam,” bản tuyên bố của các trí thức viết.

Bác sĩ Đinh Đức Long ở Sài Gòn, một người đã ký tên vào bản tuyên bố, chia sẻ với VOA hôm 6/9:

“Đây là một việc chưa từng có trong lịch sử ở Việt Nam – chính thức dùng đồng tiền nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nói là dùng trên khu vực biên giới thôi, nhưng làm sao kiểm soát được việc đồng tiền này xâm nhập sâu trong nội địa được! Ngoại tệ mà được sử dụng chính thức trên lãnh thổ Việt Nam là vi phạm pháp luật, vi phạm hiến pháp Việt Nam. Nó còn ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, an ninh kinh tế.”

Ngoại tệ mà được sử dụng chính thức trên lãnh thổ Việt Nam là vi phạm pháp luật, vi phạm hiến pháp Việt Nam. Nó còn ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, an ninh kinh tế.

Bác sĩ Đinh Đức Long.
Bản tuyên bố của các hội đoàn độc lập và các trí thức Việt Nam có đoạn: “Đó còn là hành động xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam do ngoại bang và những kẻ rắp tâm theo ngoại bang thực hiện từng bước, có thể dẫn đến sự nhân dân tệ hoá cả nền kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia.”

Bản tuyên bố yêu cầu Bộ Tư pháp, chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc, ngoài ra phải truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Ký giả độc lập Võ Văn Tạo ở Khánh Hòa, một người ký tên vào tuyên bố, chia sẻ trên Facebook rằng: “Tuyên bố để góp phần thức tỉnh nhân dân, thông báo cho nhà nước Việt Nam và quốc tế biết lập trường, thái độ của người ký - đại diện cho một bộ phận nhân dân.”

VOA chưa liên được với các cơ quan hữu quan của Việt Nam để tìm hiểu phản hồi của họ về bản Tuyên bố này.

Trung Quốc sẵn sáng tiến hành các biện pháp làm cho đồng nhân dân tệ trở thành một chỉ tệ quốc tế hàng đầu giống như đồng đôla Mỹ và đồng euro

Một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu không nêu tên nói với VOA rằng một thông tư của nhà nước thì cần phải chặt chẽ để tránh những “hành động thâm hiểm” của nước láng giềng phương bắc:

“Nếu như họ ra một thông chặt chẽ để quản lý thì tốt. Nhưng nếu đằng sau sâu xa bên trong đó có điều gì đó thâm hiểm thì việc đưa ra sử dụng (nhân dân tệ) hợp pháp rất là nguy hiểm. Người dân thật chất không hài lòng với cách ban giao với nước lớn Trung Quốc như vậy. Khi ra một thông tư như vậy thì người ta phản ứng nhiều hơn là ủng hộ. Vấn đề Trung Quốc thâm hiểm trước giờ mình không lường được hết. Đôi khi các nhà quản lý Việt Nam nói là để quản lý chặt chẽ, nhưng nhiều lúc đã bị vô tròng hay bị mắc oan thì cũng không biết được.”

Khi ra một thông tư như vậy thì người ta phản ứng nhiều hơn là ủng hộ. Vấn đề Trung Quốc thâm hiểm trước giờ mình không lường được hết. Đôi khi các nhà quản lý Việt Nam nói là để quản lý chặt chẽ, nhưng nhiều lúc đã bị vô tròng hay bị mắc oan thì cũng không biết được.

Một người ở Tp. Hồ Chí Minh.
Trước đó vào năm 2015, báo Dân Trí cho biết Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã từng báo cáo lên Chính phủ, trong đó có ý kiến của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thanh toán bằng nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam.

Cũng tờ báo này khi ấy dẫn lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc kiến nghị thanh toán bằng nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

“Đề nghị này của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành duy nhất một đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam đồng, còn tất cả những đồng tiền khác đều phải chuyển đổi sang đồng tiền của Việt Nam. Hiện nay (năm 2015), chúng ta không cho phép lưu hành song song một đồng tiền nào khác.”

Hai năm sau, vào tháng 11/2017, trong chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước đã ra tuyên bố chung, trong đó việc “sử dụng đồng bản tệ trong thương mại và đầu tư song phương.”

Việt Nam cho rằng việc cho phép sử dụng tiền Trung Quốc trong giao thương tại khu vực biên giới như nêu trong Thông tư 19/2018 là “góp phần hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt – Trung ngày càng phát triển.”


VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad