“Người dân có người này, người kia, đôi lúc họ bức xức, có lời lẽ nóng nảy, quá khích, mình cần bình tĩnh để lắng nghe, chia sẻ”, VnEpress dẫn lời bà Tâm nói.
Ngược lại, cô Nguyễn Thị Thùy Dương, người phụ nữ đã thực hiện hành vi ném giày, qua trang Facebook cá nhân, đề nghị bà Nguyễn Thị Quyết Tâm “tắt di động hoặc đưa cho thư ký giữ” trong lúc tiếp xúc với cử tri, vì theo cô, “cứ bấm bấm trong lúc cử tri đau khổ thì ngứa mắt lắm”.
Cô Dương cho biết cô đã ném giày về phía hội trường nơi bà Tâm ngồi là vì “không còn tin cô [bà Tâm] nổi” nữa. Cô nói cô “tuyệt vọng nhưng bắt buộc phải hi vọng” vì “nếu không thì không biết phải làm sao”.
Cô gái sinh ra và lớn lên tại Q.2 cho biết cô đã chứng kiến những cuộc “cưỡng chế tàn nhẫn trên mảnh đất ký ức đẹp đẽ Thủ Thiêm, những người dân kêu khóc, những đứa trẻ đứng khóc hu hu vô tội, mình mẩy lấm lem giữa trời khi ngôi nhà của chúng bị đập…”
Bản thân cô Dương không ở Thủ Thiêm nhưng ở trong khu vực lân cận cũng bị lấy đất, nên cô đã bỏ công sức chuẩn bị và chờ đợi được nêu ý kiến với lãnh đạo thành phố trong buổi tiếp xúc cử tri. Cô cho biết đã rời nhà từ 5 giờ sáng và là 1 trong 10 người đến sớm nhất, đăng ký lấy số trước nhất nhưng lại bị nhận phiếu số 39.
Cô Nguyễn Thị Thùy Dương phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri. |
“Cháu đã chờ, đã chuẩn bị tất cả để nói về những phần đất của người dân bị mất do việc đánh tráo khái niệm, có dấu hiệu làm giả giấy tờ để cướp đất của dân mà không hề đền 1 xu nào cả. Cưỡng chế, đánh đập, chĩa súng vào đầu. Và cả câu hỏi bao năm trong lòng cháu dành cho cô”, cô Dương cho biết trên trang Facebook. Khi thời gian cô giám sát và cô không chấp nhận chuyện chính quyền làm sai. Để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cô thấy mình xứng đáng nhận hình phạt gì?”, cô Dương ngỏ lời với bà Tâm qua trang Facebook.
“Và may mắn sao cháu lại được ‘sắp xếp’ để có cái số 39 thần thánh. Thì thưa cô niềm tin của cháu dành cho cô chú trong giây phút đó còn thua cả chiếc giày”.
Mặc dù chiếc giày cô Dương ném đã không rơi trúng ai, nhưng cơ quan công an quận 2 đã phạt cô 750.000 đồng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Bên lề cuộc họp Quốc hội ngày 24/10, bà Tâm giải thích vì lý do buổi tiếp xúc cử tri có rất đông người đến đăng ký phát biểu ý kiến nên ban tổ chức phải phát phiếu số thứ tự để đảm bảo trật tự.
Bà nói bà chưa nghe về tin nữ cử tri bị công an xử phạt, nhưng cho biết cá nhân bà sau buổi tiếp xúc đã “trao đổi” với Mặt trận Tổ quốc Q.2 cần gặp gỡ riêng nữ cử tri này để nêu rõ việc tại sao chưa được mời phát biểu.
Tin cho hay trong buổi thảo luận ở Quốc hội, bà Tâm nói rằng lãnh đạo thành phố đã có chỉ đạo để giải quyết những bức xúc, khiếu nại, kiến nghị của người dân, nhưng “có những việc đã qua quá nhiều thời gian, nhiều đời lãnh đạo thành phố” nên gặp khó khăn về cơ sở pháp lý, trong đó có vấn đề bản đồ quy hoạch, hồ sơ đền bù…
Bà Tâm cũng khẳng định quan điểm của lãnh đạo thành phố là “không áp đặt” trong việc đền bù cho người dân Thủ Thiêm, mà căn cứ vào quy định pháp luật để thảo luận và “tạo sự đồng thuận”. Bà cho biết vào đầu tháng 11 sẽ có một cuộc tiếp dân nữa để nghe ý kiến của người dân.
Dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm được UBND TP.HCM phê duyệt vào cuối năm 2005 với mục tiêu biến bán đảo này thành một trung tâm thương mại, tài chính với các tòa nhà cao tầng, khu mua sắm, hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến, hiện đại.
Tuy nhiên, việc giải tỏa thi công đã vấp phải nhiều chỉ trích và bị cư dân địa phương phản đối dữ dội. Hàng trăm cư dân đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất. Cả một “hội dân oan” đã xuất hiện tại đây sau khi nhiều người mất nhà cửa cho dự án, thậm chí có người uất ức tới mức tự sát.
Khánh An
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét