Thời điểm tôi không nhớ rõ nhưng thú thật khi đó tôi đã chán làm phóng viên chính trị ở Tuổi Trẻ nên mới về Sài Gòn Tiếp Thị. Lương 3,5 triệu một tháng mà đi làm tư liệu hồi ký cho ông Kiệt không lương thì chết tươi.
Là phóng viên chính trị tôi biết rõ quy chế công bố thông tin về lãnh tụ. Lại làm theo kiểu ông Kiệt thì tôi biết chắc còn lâu mới xuất bản được.
Thật ra trước đó từ rất lâu, tôi hay được ông Nguyễn Văn Chính (ông Chín Cần) gọi qua ăn các món khô miền Nam, và kể rất nhiều thực tế. Rồi được gặp nhiều “nhân vật đầu mối” khác. Nhờ vậy tôi viết bài Đổi mới gặp Duy Tân trên Phụ nữ TP. Xứ tôi là xứ binh vận. Rồi qua các cuộc rượu đế của các cụ bạn binh vận miền, tôi tiếp cận được với các sự kiện và huyền thoại để viết bài “Cuộc chiến tranh nhìn từ bên kia chiến tuyến” cho báo Tuổi Trẻ.
Thời đi học có vía kiểu sao đó, tôi được đến nhà thượng tướng Trần Văn Trà rồi được nghe nhiều chuyện của chiến tranh. Rồi khi lập hội cựu chiến binh, tôi được phân công theo dõi nên cũng có được biết một số tướng lĩnh. Những gì tôi đã làm theo phương thức tiếp cận nhân chứng lịch sử, tôi tính, làm một cuốn sách như vậy về ông Kiệt phải cỡ 5 năm.
Đó là một thách thức thật sự, tôi không có gì ăn trong 5 năm, vì lúc đó tôi đã lên quan báo không dễ ăn cắp giờ nhà nước. Tôi không đề cập điều này với ông Kiệt.
Nhưng tôi có mối quan hệ riêng rất đặc biệt với ông Kiệt, bản thân từng bóc chung đậu phụng luộc với ông, trước sự chứng kiến của các cụ lão thành, lãnh đạo tỉnh ủy, ủy ban Vĩnh Long, bà con huyện Long Hồ… và được đi dạo chung với ông ở hành lang hội trường Ba Đình. Thực ra tôi cũng nhiều lần được phỏng vấn, rồi viết bài về ông Kiệt.
Lược sử cuộc điều chuyển Huy Đức
Tôi có mối “thâm thù” với Huy Đức hồi cùng làm phóng viên chính trị xã hội của Tuổi Trẻ. Đó là tôi báo cáo tuần vụ Minh Phụng. Sếp phân công cùng làm với Huy Đức, lúc đó là sao rồi. Rồi nhục nữa là bị sếp thẳng thừng giao cho Huy Đức viết. Bài được đăng ký tên chung, tôi lên sếp yêu cầu tôi phải được đọc lại nếu ký tên chung. Tôi “thù” y từ đó, dù sau đó vẫn làm chung, viết chung liên tục.
Năm 2009 trong cuộc kiểm điểm với bạn biên tập và chủ quản do tuyên giáo thành uỷ, Huỳnh Thanh Hải khi đó là phó ban, nêu 100 bài ở SGTT. Nhiều tác giả, nhưng Huy Đức được chú ý. Tôi cứ bài bãi, tôi không khoái gì Huy Đức nhưng là đồng nghiệp cũ đang thất nghiệp, lại có lãnh đạo nhờ giúp Huy Đức có nơi hành nghề đấu tranh phải thường xuyên cho thấm dần. Ông Hải truy: “Đừng mở miệng là nói lãnh đạo nhờ. Ai gửi?” Tôi bắt đầu ngắt ngứ, lòng vòng, lãnh đạo càng khí thế… rồi hết giờ. Huỳnh Thanh Hải yêu cầu sang chiều làm tiếp, không rõ thì làm lại từ đầu.
Sang chiều, ban biên tập thay nhau phát, kẻ bổng người trầm, lúc gay gắt phản ứng, lúc thủ thỉ tâm tình. Tôi lại phát. Món này thì thời làm nghề ở Hà Nội có phóng viên chính trị nào không thạo những cuộc trả lời phỏng vấn không có nội dung. Cho đến xê xế, tôi cũng ngắt nga ngắt ngứ, rồi đành nói lãnh đạo gửi là ông Sáu Dân. Dường như cuộc kiểm điểm trông chờ nghe một cái tên khác. Nhưng hôm nay tôi khẳng định, ông Kiệt có gọi tôi đến thuyết phục lo công việc cho một trường hợp, nhưng là con gái của lái xe cho ông, là cán bộ được đào tạo theo chương trình 300 của thành ủy, đang hành nghề bưng nước ở quận uỷ quận 5. Không có ai xin hay gửi Huy Đức về SGTT cả.
Vào giờ cuối, ông Hải đúc kết. Thình lình ông ấy hỏi, “hôm trước làm việc với đồng chí tổng biên tập, thường trực và lãnh đạo ban yêu cầu giải quyết tình trạng phóng viên, biên tập viên đăng faceboook những bài báo không đăng và một số viết Facebook kiểu làm báo phương Tây thực hiện tới đâu rồi?”
Thiệt lúc đó tôi muốn kéo dài thời gian kiểm điểm sang cả tối nhưng mấy vị nữ đã nhìn tôi đầy âu lo.
Tôi nhắc lại lập luận hôm trước, Ba Đua và lãnh đạo ban tuyên giáo triệu tôi lên gấp vụ này. Tôi không biết làm sao vì Facebook nếu họ làm ngoài giờ. Còn cấm đăng lại những bài đã bị kiểm duyệt thì thông lệ, bài không đăng, phóng viên được sử dụng trên các phương tiện khác.
Tôi bịa đại cái thông lệ ấy chứ ở báo tôi khuyến khích phóng viên “chạy sô”, càng gai góc càng khuyến khích.
Bài Huy Đức nhiều khi bị cắt te tua, vả bày đặt khách quan, đăng liền cả bài trên Facebook như phơi trần sự hèn nhát khiếp nhược của bọn biên tập chúng tôi. Vả tỉnh bơ thương hại, “khi nào khó khăn cho tờ báo quá, cứ nói với mình, mình xin nghỉ”. Vậy là vả có cơ hội cho vả.
Họp kiểm điểm vừa xong tôi đi công tác liền. Huy Đức thám thính tình hình, tôi chỉ nói gọn: Thoát rồi!
Sáng Chủ Nhật hai hôm sau, tôi được đồng nghiệp gọi đọc “Bức tường Berlin”. Đó là đề tài thảo luận trong giao ban trước đó. Tôi không còn cãi lý với Huy Đức hôm đó, yêu cầu toà soạn, khi tôi không có nhà, không được đăng “Bức tường Berlin”. Thì Osin đăng.
Sáng thứ hai căng tin lao xao, ban biên tập ngồi với nhau chắc lưỡi. Rồi yêu cầu thông tin. Tôi báo cáo lãnh đạo ban tới bức tường rồi, tôi xử lý thôi. Lãnh đạo còn vui vẻ đánh giá tài năng báo chí của Huy Đức, anh em mình phải giữ không để nó ngả theo hướng khác, bị người ta lợi dụng. Đồng nghiệp, nhất là một số đồng nghiệp cũ tới tấp hỏi thăm, có không ít biểu lộ mình là tiên tri: đó thấy chưa, tao nói mà…
Buổi sáng thứ ba tôi rất ngắn gọn tinh thần của ban biên tập sau chầu cà phê phấn khởi ở căng tin. Giao ban đề tài xong, phóng viên chất vấn cơ sở pháp lý nào cho Huy Đức nghỉ việc. Tôi rành rọt:
– Theo nguyện vọng cá nhân anh Huy Đức chuyển từ chế độ kiêm nhiệm sang làm tổng biên tập chuyên trách của Facebook Osin. Tôi đã báo cáo thành uỷ.
Tôi trộm thấy một vài em gái nhỏng nhẻo một cách thờ ơ, hỏng thích ban biên tập, còn cán bộ công nhân viên có một bữa cơm trưa vui vẻ.
Toà soạn khá đau buồn từ trưa đến tối. Tôi cũng tham gia đau buồn sau đó. Có vẻ Huy Đức cũng thấm dần ý nghĩa của việc không được hợp đồng ở một cơ quan báo chí cách mạng.
Đó là tại sao những dòng khởi thảo “Bên thắng cuộc” anh Huy Đức nắn nót tên tôi. Phải nói tờ Facebook Osin làm ăn khá với cuốn “Bên thắng cuộc”. Ở phía này, cuốn “Góc nhìn” tuyển những bài báo Huy Đức không động đậy được.
Tâm Chánh
FB Tâm Chánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét