Kinh phí xây dựng được hiểu là "từ nguồn ngân sách thành phố".
Quyết định này được thông qua tại kỳ họp bất thường Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh hôm 8/10.
Theo báo Dân Trí, nhà hát này được xây dựng với quy mô 1.700 chỗ, có khán phòng lớn 1.200 chỗ và khán phòng nhỏ 500 chỗ. Dự kiến, thời gian thực hiện từ 2018-2022. Chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.
Tờ báo cũng mô tả đây là "công trình điểm đến cho tương lai".
Người dân Thủ Thiêm bức xúc khi trao đổi với các đại biểu Quốc Hội ngày 9/5 |
'Đảng cử, dân bầu'
Hôm 9/10, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC: "Nếu xét về khía cạnh pháp lý thì việc thông qua đề xuất xây nhà hát ở Thủ Thiêm hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu hỏi việc này có thể hiện đúng nguyện vọng của nhân dân thành phố hay chưa thì câu trả lời chắc chắn là chưa vì trên các diễn đàn, mạng xã hội thì rất nhiều người phản đối."
"Vì người ta thấy nó chưa thực sự cần thiết vào thời điểm hiện nay."
"Qua việc này cho thấy một điều không phải mọi nghị quyết của Hội đồng Nhân dân đều thể hiện đúng ý chí của người dân thành phố."
"Hiện nay không có cơ chế nào để người dân có thể ngăn chặn Hội đồng Nhân dân ra các nghị quyết như vậy."
"Bởi thực tế đại đa số đại biểu Hội đồng Nhân dân là Đảng viên. Đảng cử dân bầu nên chắc chắn Hội đồng Nhân dân không thể đại diện cho ý chí của cử tri một cách đầy đủ."
"Theo tôi, đã đến lúc cần có cơ chế để Hội đồng Nhân dân làm việc hiệu quả và đảm bảo các quyết sách của cơ quan được xem xét một cách thấu đáo và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của người dân."
'Quyết định bất thường'
Cùng ngày, trả lời BBC, ông Cù Mai Công, một nhà báo sinh ra ở Sài Gòn và là tác giả sáu tập sách Saigon By Night, nói: "Đây quả là quyết định bất thường ở một kỳ họp bất thường. Nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ đồng được thông qua khi bản giao hưởng "nước mắt Thủ Thiêm" còn đây!"
"Theo Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm, các đề án trong kỳ họp này, đặc biệt là dự án nhà hát, rất quan trọng cho sự phát triển, nâng cao đời sống người dân thành phố. Bà khẳng định đây là dự án có tầm vóc thế kỷ, được người dân thành phố chờ đợi từ lâu nên đề nghị các đại biểu cân nhắc."
"Một số đại biểu của dân lại có vẻ "không chờ đợi" khi vẫn còn nhiều băn khoăn. Trong đó, đáng lưu ý là ý kiến của bà Võ Thị Ngọc Thúy: "Thành phố đã khảo sát thị trường để biết được nhu cầu nhạc giao hưởng, vũ kịch của khán giả ra sao?"
"Nhưng hình như không đại biểu nào nói về việc TP.Hồ Chí Minh quyết xây dựng nhà hát giao hưởng này khi bản "giao hưởng nước mắt" 20 năm của bà con Thủ Thiêm tới giờ vẫn chưa có kết quả cụ thể sau khi Thanh tra Chính phủ công bố bản điều tra (chưa phải kết luận thanh tra)."
"Cuối cùng thì dự án 1.500 tỷ đồng đã được thông qua nhanh chóng tại kỳ họp này."
Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành năm 2015 được mô tả là "thánh đường không trọn vẹn" |
"Kỳ họp bất thường không phải để giải quyết chuyện nóng bỏng thời sự, chẳng hạn như Bệnh viện Nhi đồng 1 đang "vỡ trận" mà quyết một công trình dự kiến mấy năm mới xong (2018-2022). Lẽ nào sinh mạng của hàng trăm, hàng trăm, hàng ngàn công dân bé nhỏ ở Sài Gòn không được người dân ưu tiên bằng nhà hát giao hưởng?"
"Rõ ràng là bất thường. Càng bất thường hơn khi kinh phí hơn 1.500 tỉ đồng xây nhà hát này là tiền đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn (có người cho rằng lô đất này có giá trị 2.500 tỷ đồng chứ không phải 1.500 tỷ đồng), tức tiền dân mà không phải từ những doanh nghiệp bất động sản đang thu lợi cực lớn ở Thủ Thiêm."
Nhà báo Cù Mai Công cho biết thêm:
"Đầu thế kỷ 20, khi Chú Hỏa (Hui Bon Hoa) được hưởng lợi từ các lô đất chính quyền Pháp ở Sài Gòn cấp cho khi làm đường Trần Hưng Đạo hiện nay, ông ta phải xây tặng cho Sài Gòn các công trình lớn cho tới nay vẫn xài tốt: Bệnh viện Từ Dũ, khách sạn Majestic, Trường Minh Đức (đường Nguyễn Thái Học, Q.1) và Trung tâm cấp cứu Sài Gòn hiện nay."
"Trước đó, hai nhà hát Hòa Bình, Bến Thành được xây dựng sau 1975 cũng đã được kỳ vọng lớn. Giờ hai nhà hát này hoạt động ra sao thì ai cũng biết: Vừa xuống cấp vừa không đạt tiêu chuẩn tổ chức các buổi diễn quốc tế."
"Đó là chưa kể mới đây, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang với những kỳ vọng vực dậy bộ môn cải lương sau khi đội vốn từ 60 tỷ đồng lên 132 tỷ đồng, đưa vào hoạt động thì chỉ cầm chừng vì chật chội và sai... thiết kế."
"Thực tế người dân đủ mọi thành phần thì đang nói đầy trên Facebook," ông Cù Mai Công bày tỏ ý kiến.
Ben Ngô
BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét