Bất chấp những đe dọa, Ngoại trưởng Đức vẫn đề cập đến vấn đề nhân quyền - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Bất chấp những đe dọa, Ngoại trưởng Đức vẫn đề cập đến vấn đề nhân quyền


Trung Quốc phản đối kịch liệt, chống lại cuộc thảo luận tại Quốc hội Liên bang Đức về các trại cải tạo ở Tân Cương. Trung Quốc tìm cách gây áp lực lên các nghị sĩ Đức.

Hệ thống dân chủ tự do của chúng ta hiện đang đối mặt với một loạt các thách thức. Nhân quyền đang bị tấn công trên toàn thế giới. Trung Quốc tuyên truyền sự hiểu biết riêng biệt của mình về nhân quyền.

Đặc ủy Nhân quyền Đức Kofler nói: “Tôi tin chắc, nỗ lực cho nhân quyền là phục vụ sự ổn định và hòa bình. Trên toàn thế giới, mọi người đang đòi quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, không bị phân biệt đối xử, vv … Về lâu dài, trấn áp những quyền này chỉ gây ra sự bất ổn, tôi tin chắc như thế”.

Bất chấp những đe dọa, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas vẫn đề cập đến các “trại cải tạo” nhốt người Duy Ngô Nhĩ trong cuộc hội đàm với BT Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh trên mạng

Trong chuyến thăm Trung Quốc hai ngày, kể từ ngày 12/11/2018, Ngoại trưởng Đức Maas đã chỉ trích các “trại cải tạo” nhốt người Duy Ngô Nhĩ. Số phận của người Duy Ngô Nhĩ trở thành vấn đề chính trị giữa Bắc Kinh và Berlin trong các cuộc hội đàm.

Trước chuyến thăm này, hôm thứ Năm 8/11/2018, Quốc hội Liên bang Đức đã thảo luận về tình hình nhân quyền tại Trung Quốc. Trước đó, nhiều quốc gia đã chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về cách đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Người Duy Ngô Nhĩ, với khoảng mười triệu người, là dân số Hồi giáo lớn thứ hai trong số 23 triệu người Hồi giáo ở Trung Quốc. Hội đồng Nhân quyền LHQ chỉ trích Trung Quốc bắt giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ giam trong các trại cải tạo. Bắc Kinh cáo buộc những người Duy Ngô Nhĩ chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công và gây bất ổn.

Sau cuộc thảo luận tại Quốc hội Đức, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối và gây áp lực lên Chính phủ Liên bang Đức. Các mối đe dọa đến ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của ông Maas, Ngoại trưởng Đức.

Nay chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Đức đã kết thúc, ngày 14/11/2018 đài Deutsche Welle của Đức phỏng vấn bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Đức, về những đe dọa và áp lực của Bắc Kinh. Sau đây là bản dịch bài phỏng vấn:

Thư và điện thoại từ Đại sứ quán Trung Quốc đến văn phòng của bà nghị sĩ Quốc hội Đức Margarete Bause

Nhân quyền ở Trung Quốc

Bà Kofler: “Cuộc thảo luận về Tân Cương tại Quốc hội Đức là quan trọng”

Chính phủ Liên bang Đức bác bỏ mưu toan của Trung Quốc gây áp lực lên các nghị sĩ Đức. Đồng thời, Chính phủ Đức tiếp tục đối thoại với Trung Quốc về nhân quyền, như Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Đức Bärbel Kofler giải thích.

Đài Deutsche Welle: Bà ngạc nhiên đến mức nào khi Trung Quốc phản đối kịch liệt, chống lại cuộc thảo luận tại Quốc hội Liên bang Đức về các trại cải tạo ở Tân Cương?

Bà Kofler: Việc Trung Quốc phản đối các chỉ trích về chính sách nhân quyền của họ, không phải là điều không thường xảy ra. Nó xảy ra dưới những hình thức khác nhau, bằng một công hàm phản đối hoặc qua một cuộc nói chuyện trực tiếp. Nhưng cách thức xảy ra hồi tuần rồi là sai trái, theo quan điểm của tôi. Quốc hội Liên bang Đức là độc lập và không cho phép bất cứ ai ra lệnh, những gì được thảo luận và những gì không được thảo luận. Ngược lại, chúng tôi cũng không làm điều đó với nước khác.

Đài Deutsche Welle: Sự tự tin ngày càng tăng của một cường quốc châu Á đã đóng vai trò như thế nào trong phản ứng nhạy cảm này trước những chỉ trích?

Bà Kofler: Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Về mặt này, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc thể hiện sự tự tin. Điều này xảy ra trong tất cả các lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, trong một thế giới dựa trên quy tắc, mà nước Đức chúng ta đang nỗ lực tích cực cho nó, thì cũng phải có khả năng đề cập đến những tình trạng tồi tệ ở các nước khác. Nước Đức cũng phải đối phó với những chỉ trích quốc tế về các vấn đề nhân quyền trong quy trình rà soát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva trong năm nay. Ở đó, chúng tôi cũng bị chỉ trích bởi phía Trung Quốc.

Chúng tôi công khai đối phó với những chỉ trích này và sẵn sàng thảo luận với các quốc gia khác. Một cường quốc thế giới cũng nên có khả năng hành xử như thế. Những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc cũng là vi phạm Hiến pháp Trung Quốc và các Công ước quốc tế. Một quan hệ đối tác đáng tin cậy dựa trên cơ sở, rằng chúng ta có thể đề cập đến những vi phạm đó một cách rõ ràng.

Hệ thống dân chủ tự do của chúng ta hiện đang đối mặt với một loạt thách thức, cả trong nội bộ lẫn bên ngoài. Một vài quốc gia lớn đang cố gắng làm suy yếu nền tảng trật tự thế giới dựa trên quy tắc và sự hợp tác trên các diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp quốc. Nhân quyền đang bị tấn công trên toàn thế giới. Trung Quốc tuyên truyền sự hiểu biết riêng biệt của họ về nhân quyền. Điều này khiến tôi lo ngại và chúng tôi phải hợp tác chặt chẽ với các đối tác có cùng chính sách đối ngoại để nỗ lực cho các giá trị cốt lõi chung. Tuy nhiên, việc đó sẽ không dễ dàng hơn trong tương lai.

Đài Deutsche Welle: Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, Ngoại trưởng Maas đã chỉ trích cách đối xử của Bắc Kinh với thiểu số người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Làm thế nào Chính phủ Liên bang Đức có thể dung hòa cả 2 mục tiêu, một mặt tác động cải thiện tình hình nhân quyền tại Trung Quốc, và mặt khác không làm tổn hại đến quan hệ Đức-Trung?

Bà Kofler: Tôi tin rằng các quốc gia có mối quan hệ lịch sử phát triển cần phải có khả năng thảo luận một cách cởi mở về những bất đồng ý kiến và những khác biệt. Chúng tôi sẽ tiếp tục đặt những câu hỏi chỉ trích và đề cập trực tiếp đến các tình trạng tồi tệ về nhân quyền tại Trung Quốc. Tôi tin chắc, nỗ lực cho nhân quyền là phục vụ sự ổn định và hòa bình. Trên toàn thế giới, mọi người đang đòi quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, không bị phân biệt đối xử, v.v… Về lâu dài, trấn áp những quyền này chỉ gây ra sự bất ổn, tôi tin chắc như thế.

Trong tất cả những điểm này, điều rất quan trọng đối với tôi là tiếp tục có những trao đổi thường xuyên và chặt chẽ với Chính phủ Trung Quốc. Với Trung Quốc, chúng ta có trao đổi trên bình diện cao nhất, chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Maas chứng tỏ điều đó. Trong các cuộc nói chuyện như vậy, chúng ta phải tiếp tục đề cập đến những vấn đề đáng phê phán.

Ngoài ra còn có Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, diễn đàn trung tâm trao đổi về các vấn đề nhân quyền. Chúng ta nên tích cực hỗ trợ và sử dụng nó. Tại đây vào tháng 11 này, Trung Quốc – giống như Đức hồi đầu năm nay – đã phải đối mặt với những câu hỏi phê phán của cộng đồng thế giới, gồm cả Chính phủ Đức. Với Trung Quốc, chúng tôi cũng có Đối thoại Nhân quyền Đức-Trung, trong đó chúng tôi thảo luận chi tiết vấn đề nhân quyền tại Đức và Trung Quốc. Lần gần đây nhất Đối thoại Nhân quyền diễn ra vào năm nay 2016 tại Berlin và trong khu vực bầu cử của tôi ở Traunstein. Chúng tôi đang tiếp tục cuộc đối thoại này vào cuối năm nay, và phía Trung Quốc đã mời chúng tôi đến Bắc Kinh.

Bài phỏng vấn Đặc ủy Nhân quyền Đức Bärbel Kofler của Đài Deutsche Welle ngày 14/11/2018


Hiếu Bá Linh
ThoiBao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad