Điểm tin Thứ Sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018 - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Điểm tin Thứ Sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018


“Củi” Tất Thành Cang

Như tin đã đưa, từ trưa 12/11, một số báo sớm có bài “đánh tiếng” về sai phạm của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang. Đến chiều ngày 15/11, các báo “lề đảng” đồng loạt đưa tin, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Tất Thành Cang. Báo VnExpress dẫn lời cơ quan này nhận định, ông Tất Thành Cang vi phạm ‘rất nghiêm trọng’.

Theo thông báo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, ông Tất Thành Cang đã có những sai phạm gây thất thoát lớn cho ngân sách TP HCM, điển hình là “vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm”.

Zing đặt câu hỏi: Ông Tất Thành Cang có những vi phạm gì? Bên cạnh sai phạm ở dự án Thủ Thiêm khiến hàng vạn người mất nhà, mất đất, ông Cang còn chuyển nhượng 32 ha đất ở Phước Kiển cho Cty Quốc Cường Gia Lai, không qua đấu thầu, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng.


Số phận chính trị của ông Tất Thành Cang có vẻ như theo đúng “lộ trình” của Đinh La Thăng. Trước khi trở thành “củi” trong lò của ông Trọng, ông Thăng được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy TP HCM. Còn ông Cang thì vừa nhậm chức Trưởng ban chỉ đạo hòa giải, đối thoại TP HCM hồi tuần trước.

Trang Zing có đồ họa: Quan lộ của ông Tất Thành Cang.

Trang Zing có đồ họa: Quan lộ của ông Tất Thành Cang.

Mời đọc thêm: Những vi phạm của ông Tất Thành Cang rất nghiêm trọng (DT). – Ông Tất Thành Cang vi phạm rất nghiêm trọng, phải kỷ luật (VNN). – Ông Tất Thành Cang vi phạm gì vụ đất Phước Kiển và 4 tuyến đường Thủ Thiêm? (TT). – Ông Tất Thành Cang liên quan thế nào đến 4 tuyến đường 12.200 tỷ đồng (VNE). – Từ vụ ông Tất Thành Cang, vi phạm rất nghiêm trọng là loại vi phạm như thế nào? (ĐS&PL/ VNM). – Trung Ương: ‘Vi phạm của ông Tất Thành Cang rất nghiêm trọng’ (VOA). – Ông Tất Thành Cang bị đề nghị kỷ luật (RFA).


Thủ Thiêm, giải quyết kiểu gì?


Quan chức TP HCM tiếp tục hứa hẹn, nhưng làm gì có chuyện họ sẽ giải quyết vấn đề Thủ Thiêm trên cơ sở lợi ích chính đáng của người dân. Bài viết trên báo Tài Nguyên và Môi Trường dẫn lời Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định: “Chúng tôi xác định rất rõ trách nhiệm của mình là phải giải quyết vấn đề Thủ Thiêm trên cơ sở lợi ích chính đáng của người dân Thủ Thiêm”.

Vấn đề là nếu họ muốn giải quyết thỏa đáng cho dân oan Thủ Thiêm, số tiền bồi thường nhà, đất, tổn thương thể xác lẫn tinh thần của hàng ngàn dân oan, chắc chắn không thua gì tiền đầu tư các dự án ngàn tỉ, thậm chí hàng chục ngàn tỉ. Tiền ở đâu ra để bồi thường, khi tình hình ngân sách TP càng lúc càng ảm đạm?

Mời đọc thêm: Hai cựu Chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh, Lê Hoàng Quân nói gì về Thủ Thiêm? (TN). – Sai phạm ở Thủ Thiêm: Sửa sai và không khoan nhượng! (NLĐ). – Ai đánh cắp ước mơ của người dân Thủ Thiêm? (TP). – Giải quyết ‘điểm nóng’ Thủ Thiêm: Báo cáo Thủ tướng những vấn đề người dân chưa đồng thuận (TN).


Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong đưa tin: Hai tàu sân bay Mỹ tập trận ở biển Đông. Reuters dẫn tin từ Hạm đội 7, tàu sân bay USS Ronald Reagan, thường đồn trú ở Nhật Bản và tàu USS John C Stennis, được triển khai từ khu vực bờ tây nước Mỹ, “đang thực hiện các bài tập đối không, đối hải và chống ngầm”.
Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Duterte lo ngại tập trận ở Biển Đông sẽ dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc, theo VnExpress. Ông Duterte phát biểu ở Singapore: “Trung Quốc đã nắm được Biển Đông. Biển Đông giờ đã nằm trong tay họ. Vậy tại sao lại phải tạo ra xích mích hay hành động quân sự cứng rắn dẫn tới biện pháp đáp trả của Trung Quốc”. Nghĩa là tổng thống Philippines chấp nhận mất biển vào tay TQ?

RFI đưa tin, Pháp: Tàu sân bay Charles de Gaulle tuần tra Biển Đông-Ấn Độ Dương năm 2019. Bộ trưởng Quân lực Pháp Florence Parly nói với báo La Provence về lý do tàu sân bay Charles de Gaulle đến Biển Đông: Nước Pháp “luôn trên tuyến đầu để bảo vệ một quyền vĩnh viễn, đó là tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế. Và mỗi lần, nếu nguyên tắc cơ bản này của luật pháp quốc tế bị vi phạm, như trường hợp đang xảy ra hiện nay tại Biển Đông, chúng tôi sẽ thể hiện quyền tự do hành động”.

Mời đọc thêm: Biển Đông trên bàn Hội nghị cấp cao ASEAN và đối tác (TTXVN/TN). – Thủ tướng Australia ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông (LĐ/Soha). – Lãnh đạo ASEAN quan ngại Biển Đông nhưng tránh tên Trung Quốc (RFA). – Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 60 tỉ USD phát triển hạ tầng khu vực ASEAN ​ (VOV). – “Trốn họp” ASEAN để ngủ, ông Duterte bị tố né vấn đề biển Đông (NLĐ).


Luật bảo vệ bí mật nhà nước

Zing đưa tin: Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước. Theo luật này, “thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước cũng thuộc diện mật trong lĩnh vực y tế”. Có lẽ lãnh đạo CSVN thấy Luật an ninh mạng sắp có hiệu lực vẫn chưa đủ bóp nghẹt, trấn áp những tiếng nói đối lập, nên bổ sung Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, quyết bảo vệ “uy tín” của các quan chức CS, vốn đã nát bét rồi?

RFA bàn về Luật bảo vệ bí mật Nhà nước: Đảm bảo an ninh quốc gia hay che giấu thông tin. Bác sĩ Đinh Đức Long, cựu trung tá quân đội bỏ đảng, nhận định: “Thứ nhất là họ che giấu hành động khuất tất của họ. Ví dụ hiệp định biên giới trên biển, trên bộ với Trung Quốc hay Hiệp định Geneve đến bây giờ có công khai cho dân biết đâu. Thứ hai họ dùng luật này để bỏ tù những ai lộ bí mật theo tiêu chí của họ”.


Nếu không làm sai, sao sợ lộ bí mật? Đó là câu hỏi nhiều người đặt ra từ lâu về thân thế, tài sản… của cán bộ đảng. Họ mang tiếng là “công bộc” của dân, nhưng cứ luôn giấu giấu, diếm diếm. Không công khai thân thế nhưng bầu cử vẫn luôn tuyên truyền là “dân chủ, thành công”.

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước chiều 15/11

Mời đọc thêm: Thông qua Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước với hơn 91% phiếu tán thành (TTXVN). – Thông tin về bảo vệ sức khoẻ lãnh đạo Đảng, Nhà nước thuộc diện mật (DT). – Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao là bí mật nhà nước (TP).


Vụ Mobifone mua AVG

Chiều 15/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo, diễn biến mới nhất vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG: Kỷ luật nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, theo VTC. Cơ quan này quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối ông Lê Mạnh Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Trọng Dũng, Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, đồng thời đề nghị Ban Bí thư “xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với ông Bùi Quang Vinh”, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

RFA có bài: Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh bị đề nghị kỷ luật. Bài viết lưu ý: Trong cuộc họp trước đó của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng đã hối thúc “các cơ quan chức năng phải đẩy mạnh việc điều tra, truy tố, xét xử, sớm kết thúc 8 vụ án tham nhũng, sai phạm kinh tế lớn trong năm nay”, trong đó có vụ Mobifone mua AVG.


Mời đọc thêm: Thương vụ AVG: Xem xét thi hành kỷ luật nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh (VOV). – Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật nguyên Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh vì liên quan vụ Mobifone – AVG (Viet Times). – Khiển trách ông Lê Mạnh Hà và Trần Văn Hiếu, đề nghị kỷ luật ông Bùi Quang Vinh (MTG). – Đề nghị Ban Bí thư kỷ luật nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh vì vụ AVG (TN). – Vì sao ông Cao Duy Hải và bà Phương Anh bị bắt? (VN Biz).

GS Chu Hảo “được” khai trừ đảng

Chiều qua, trang web của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra Thông cáo Báo chí Kỳ họp 31, trong đó quyết định thi hành kỷ luật GS Chu Hảo qua hình thức khai trừ đảng. Thông báo có đoạn: “Đồng chí Chu Hảo đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, vi phạm tư cách, tiêu chuẩn đảng viên và quy định những điều đảng viên không được làm; có những bài viết, phát ngôn trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng…”

Nhưng GS Chu Hảo không còn là đảng viên nữa vì ông đã tuyên bố từ bỏ đảng CSVN ngày 26/10/2018, đúng 20 ngày trước khi ông bị UBKT Trung ương kỷ luật. Đảng không thể khai trừ ông khi ông không còn trong đảng.

Nhà báo Lưu Trọng Văn cho rằng, GS Chu Hảo đã được minh oan. “Việc Uỷ ban KT của đảng khai trừ đảng gs Chu Hảo khi chính gs đã tuyên bố ra đảng không làm gã ngạc nhiên. Và, gã thấy có tiến bộ trong nhận định của quyết định này so với quyết định trước khi không quy chụp sự suy thoái đạo đức của gs nữa. Uỷ ban KT đã phân biệt được đạo đức của con người với những vi phạm điều lệ đảng thậm chí chống đảng là hai việc khác nhau. Thế là đã minh oan cho gs Chu Hảo rồi”.

Mời đọc thêm: Khai trừ Đảng ông Chu Hảo (DT). – Ông Chu Hảo bị khai trừ Đảng (VNE). – Khai trừ Đảng nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Hảo (Soha). – Khai trừ đảng giáo sư Chu Hảo (RFA). – GS Chu Hảo chính thức bị Đảng khai trừ (VOA).
Tin nhân quyền

VTC đưa tin: CSGT bắn người phụ nữ vi phạm giao thông bị thương ở Phú Yên. Bài viết dẫn lời đại diện lãnh đạo CSGT TP Tuy Hòa trả lời phóng viên VTC: “Vụ việc xảy ra lúc trưa nay… tổ tuần tra của đơn vị có nổ súng bắn một người vi phạm giao thông. Về chi tiết cụ thể vụ việc, nhờ anh đến công an TP Tuy Hòa gặp lãnh đạo để được cung cấp thông tin. Rất mong anh thông cảm”.


Mời xem clip:


Vụ người đi đường bị trúng đạn CSGT: Công an chính thức thông tin, theo VOV. Không cần đọc tin, mọi người cũng biết: CSGT đúng, dân sai. CSGT nói riêng, công an nói chung là “thanh kiếm” bảo vệ chế độ, cho nên nếu họ có sai thì “luật rừng” của chế độ cho phép họ biến sai thành đúng.
Mời đọc thêm: CSGT nổ súng, cô gái ngồi sau xe máy trúng đạn (PLTP). – Một phụ nữ trúng đạn cao su của CSGT (Zing). – CSGT nổ súng bắn bị thương người ngồi trên xe máy (Soha).

Tướng công an bảo kê đánh bạc

Trong ngày xét xử tiếp theo vụ đường dây đánh bạc ngàn tỷ, hai cựu tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa liên tục vào phòng chăm sóc y tế, theo báo Thanh Niên. Bài báo cho biết: “Sau khi phiên tòa bắt đầu được ít phút, bị cáo, cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh được đưa vào phòng chăm sóc y tế. Hầu hết thời gian buổi xét xử sáng nay, bị cáo Phan Văn Vĩnh ở trong phòng chăm sóc y tế”.

Lúc còn đương chức thì họ bảo kê tội phạm “đúng quy trình”, giờ gãy cánh thì họ cũng bệnh “đúng quy trình”. Lúc ăn của dân thì mấy ông khỏe lắm, bao nhiêu cũng nuốt trôi. Lúc bị phát hiện, phải ra tòa thì ốm đau liên tục.


VTC đưa tin: Bị cáo đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng bất ngờ thay đổi lời khai trước toà. Ngày 14/11 bị cáo Trần Thiện Tiến khai trước tòa rằng mình bị điều tra viên đọc cho viết lời khai tại quán cà phê. Tuy nhiên, đến ngày 15/11, Tiến lại khai rằng trước đó “ốm nặng, uống nhiều thuốc nên không tỉnh táo”. Tiến thừa nhận không bị điều tra viên mớm cung, đọc cho viết.

Chuyện anh này liên tục phản cung, cùng với tình hình vào phòng bệnh nhiều hơn đứng trước vành móng ngựa của 2 “tướng cướp” công an, cho thấy khả năng có một thế lực cao hơn đang tiếp tục can thiệp vào phiên xử.

Mời đọc thêm: Ăn rau muống, thải… ra tiền (Blog VOA/TD). – Toàn cảnh ngày thứ 3 xét xử đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng (VOV). – Vì sao cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh liên tục rời phòng xử án? (DT). – Vụ ông Phan Văn Vĩnh: Chủ tọa đặt câu hỏi về đạo đức (PLTP). – Cựu tướng Phan Văn Vĩnh liên tục rời phòng xử, ông Nguyễn Thanh Hóa đặt tay lên ngực, vẻ mệt mỏi (Soha).

“Công bộc” của dân?

Báo Lao Động đưa tin: Lại chuyện lạ ở Samco: Đề nghị bổ nhiệm lại lãnh đạo đã để xảy sai phạm lớn. Chuyện tưởng lạ, nhưng hóa ra chẳng có gì lạ trong chế độ CSVN. Chuyện tại Samco: Nhiều sở ngành ngó lơ sai phạm sau thanh tra ở Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn – TNHH MTV (Samco); rồi chuyện lãnh đạo Samco đồng loạt nhận trách nhiệm nhưng lại không nhận kỷ luật.

Đáng lưu ý là chuyện ông Nguyễn Hồng Anh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Samco và ông Trần Quốc Toản, Tổng GĐ Samco được đề nghị tái bổ nhiệm với lý do 2 ông này thuộc diện quản lý của đảng ủy TP. Ông Anh và ông Toản liên quan trực tiếp đến nhiều sai phạm thất thoát, thua lỗ hàng chục tỷ đồng, cho thuê nhiều bất động sản khác trái quy định.

Báo Người Lao Động ngao ngán: Có trách nhiệm đâu mà hết! Chuyện diễn ra ở Công ty Cổ phần DAP, công ty con của tập đoàn Vinachem. Sai phạm hàng trăm tỷ đồng, “xin nghiêm túc kiểm điểm’ và ‘rút kinh nghiệm sâu sắc trong thực thi nhiệm vụ được giao trong thời gian tới”.

Một vụ khác rúng động Đắk Nông, công an bỏ mặc sự an nguy của người dân. Đại diện công an nói: “Chúng tôi đã làm hết biện pháp, làm hết trách nhiệm”. “Trách nhiệm” của cán bộ CS là vơ vét, sách nhiễu dân, sai phạm còn lại đều “đúng quy trình”.

Mời đọc thêm: Công tác cán bộ tại Bộ Xây dựng có nhiều sai phạm (KT). – Bóng dáng “quyền – tiền” sau các công trình sai phạm (SGGP). – Các “nhóm lợi ích” nhìn từ vụ án Vũ “nhôm”, Út “trọc” (DT). – Phó tổng giám đốc Mobifone ký khống nhiều giấy tờ vụ mua 95% AVG (TP). – Bắt tạm giam 2 cán bộ xã ăn chặn tiền bảo vệ rừng (NĐ&ĐS). – Lãnh đạo bỏ về giữa cuộc họp lớn: Cặp vẫn để lại… (ĐV).

Kinh tế vĩ mô có dấu hiệu rủi ro

Báo Dân Trí bàn về mối đe dọa với nền kinh tế từ giá dầu và nợ công. Báo cáo của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ bị tác động tiêu cực trong thời gian tới. Tình hình thâm hụt ngân sách tăng lên tới mức 3,7%, nợ nước ngoài sắp chạm trần, trong đó nợ công thực tế đã vượt mức cho phép.

Thu ngân sách dự kiến khó khăn do tình hình kinh tế trong nước và giá dầu giảm. Bội chi ngân sách lớn do chi thường xuyên nhiều. Những năm gần đây, cán cân tài chính Việt Nam vẫn dương do chính quyền có nguồn thu từ bán cổ phần các công ty nhà nước (Sabeco, Vinamilk). Tuy nhiên, khi đã bán hết các công ty nhà nước, cộng thêm nguồn thu từ tài nguyên bất ổn,  kinh tế Việt Nam ra sao? Liên tục đào tài nguyên lên bán, cũng như lấy tài sản công ra bán để xài, sẽ chẳng kéo dài được lâu.

Zing đưa tin: Lộ diện nợ xấu ngân hàng. Nợ xấu của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước đang tăng nhanh: “Khảo sát 17 ngân hàng niêm yết, cùng với sự gia tăng nợ xấu nội bảng, giá trị các khoản nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn, cũng tăng cao so với đầu năm ở hầu hết nhà băng”. Có trường hợp nợ nhóm 5 tăng gấp đôi so với đầu năm.

Nợ xấu tăng cao, cộng với gia tăng tín dụng nhanh, báo hiệu sự bất thường trong hệ thống ngân hàng. Trong khi chính phủ “kiến tạo” liên tục tuyên bố rằng họ đã kiểm soát được tình hình nợ xấu, qua các số liệu tín dụng tăng. Vấn đề là tín dụng tăng, nhưng dòng tiền không chảy nhiều vào lĩnh vực sản xuất mà vào các lĩnh vực “mì ăn liền” như chứng khoán, bất động sản. Đó là tín hiệu rất đáng lo.

Mời đọc thêm:  Xây dựng khung cải cách về quản lý nợ công và quản lý rủi ro (TBTC). – Dự kiến tỷ lệ nợ công đến cuối năm ở mức 61,4% GDP (VTV). – Cải cách tiền lương từ nguồn tiền nào? (VOV). – Nợ xấu ngân hàng tăng cao: Gánh nặng với nền kinh tế là rất lớn! (VNMedia). – Nợ xấu tăng chỉ mang tính thời điểm (ANTT) – Vì sao nợ xấu khó tìm được người mua? (TCTC). – Techcombank: Nợ xấu gia tăng, lùm xùm Dự án D’Capitale (TTVN).

Rừng Sóc Sơn

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung hứa sẽ công khai kết quả xử lý xẻ đất rừng Sóc Sơn, theo báo Đất Việt. Ông Chung cho biết: “Hiện nay, đoàn kiểm tra của Ủy ban kiểm tra trung ương đang kiểm tra toàn diện huyện ủy Ba Vì. Thành phố sẽ phối hợp chặt chẽ với đoàn kiểm tra này để làm rõ những nội dung, trách nhiệm liên quan và xử lý một cách nghiêm túc”.

Báo Tiền Phong bàn về vụ ‘xẻ thịt’ rừng Sóc Sơn: Chính quyền xã ‘tiền hậu bất nhất’. Theo đó, 45 biệt thự nghỉ dưỡng “xẻ thịt” đất rừng Sóc Sơn “đang là tâm điểm dư luận trong thời gian qua. Những công trình sai phạm đã từng được kiểm tra, lập biên bản nhưng sau đó, công trình cũ không bị tháo dỡ, hàng loạt công trình mới mọc lên hoành tráng hơn”.

Mời đọc thêm: Chủ tịch Hà Nội: Trước Tết sẽ công bố kết luận thanh tra rừng Sóc Sơn (Thanh Tra). – Ông chủ vườn sinh thái ‘khủng’ trên đất lâm nghiệp Sóc Sơn là ai? (MT&ĐT). – Sóc Sơn: Khu vườn sinh thái Eco Ngọc Linh Garden xây dựng trên đất lâm nghiệp? (ANTT). – Sai phạm đất đai tại Ba Vì: Hà Nội đang chờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (VNF).

Chủ tịch không tiếp dân suốt cả năm

Báo Đất Việt bàn về hiện tượng nhiều Chủ tịch tỉnh không tiếp dân: Bất ngờ quá! Dĩ nhiên, đến khi được hỏi thì các quan này một mực phủ nhận và tìm cách chứng minh họ vẫn tiếp dân. ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đề nghị, “phải xem xét chất lượng tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ông Nhưỡng nêu trường hợp ông nhận được đơn của cử tri phản ánh có vị Chủ tịch UBND tỉnh tiếp họ đúng 9 phút, trong khi đây là việc họ bức xúc nhiều năm”.

Mời đọc thêm: Trưởng Ban Dân nguyện nói gì sau “phản hồi” của chủ tịch tỉnh Phú Yên? (NLĐ). – Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh nói gì về việc không tiếp dân ngày nào trong suốt 1 năm? (TTT/ CafeF).

Các trạm BOT tiếp tục “hút máu” dân

Nhà đầu tư muốn tăng phí qua trạm BOT Bến Thủy, theo An Ninh Thủ Đô. Họ móc túi dân nhưng cảm thấy chưa đủ, nên “đề nghị Bộ GTVT chấp thuận điều chỉnh tăng mức thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ tại trạm phí Bến Thủy 1 và Bến Thủy 2 từ ngày 1-1-2019 theo lộ trình đã thống nhất”. Bài viết lưu ý: “Trạm BOT Bến Thủy và BOT Bến Thủy 1 vào năm 2016 cũng đã gây bức xúc cho nhân dân khu vực xung quanh”.

Trước đó, VTV đưa tin: Trạm BOT Cai Lậy chuẩn bị thu phí trở lại. Trạm BOT này từng tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ của các tài xế, nên phải liên tục xả trạm, thu lại rồi xả trạm. Rồi sau đó phải tạm dừng thu phí từ đầu tháng 12/2017 cho tới nay.

Mời đọc thêm: Nhà nước thua thiệt với BOT được ăn, thua trả (ĐTTC). – Thủ tướng: Cần có giải pháp để thu phí lại các trạm BOT (PLTP). – Giải quyết dứt điểm bất cập ở các trạm BOT đã hoàn thành nhưng chưa thu phí trước 20/11 (VN Biz). – Cienco 4 đề nghị tăng mức thu phí tại 2 trạm BOT Bến Thủy (LĐ). – CIENCO 4 kiến nghị cho tăng phí 18% tại BOT Bến Thủy (Tin Tức).

***

Thêm một số tin: Vụ đòi ‘hóa đơn đỏ’ chạy thận ở Hòa Bình (BBC). – Đà Nẵng: Cưỡng chế thu hồi đất tại Dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (VTC). – Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng bị kiện ra tòa (MTG). – Cử tri kiến nghị làm rõ ai đứng đằng sau Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh (DT).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad