‘Đụng’ đến Trung Cộng, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông bị CSVN khai trừ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

‘Đụng’ đến Trung Cộng, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông bị CSVN khai trừ


Ông Trần Đức Anh Sơn (đứng, áo hồng), nhà nghiên cứu về Biển Đông. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)

QUẢNG NAM, Việt Nam – Hôm 8 Tháng Ba, tin cho hay, ông Trần Đức Anh Sơn, một nhà nghiên cứu Biển Đông có nhiều phát ngôn “đụng chạm” đến Trung Cộng, bất ngờ bị Ban Thường Vụ Thành Ủy Đà Nẵng khai trừ đảng vì “viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trên Facebook”.

Ông Trần Đức Anh Sơn, viện phó Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Đà Nẵng, được nhiều người biết đến với những công trình nghiên cứu Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa. Mạng xã hội cũng biết ông thường hay ký biệt danh “Người nước Huệ” dưới các post bày tỏ quan điểm cá nhân về các chủ đề lịch sử và thời sự.

Báo Pháp Luật TP.HCM cho biết: “Vi phạm của ông Sơn là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”

Ông Sơn sau đó phản hồi tin mình “bị khai trừ đảng” trên trang cá nhân hôm 8 Tháng Ba: “Rất nhiều người nhắn tin hỏi thăm và chúc mừng. Nhiều người hỏi tôi: Anh thấy thế nào? Tôi thấy khó trả lời cho đầy đủ, nên mượn bức ảnh chụp tờ lịch có thủ bút của thầy Nhất Hạnh mà tôi được tặng trong dịp Tết Kỷ Hợi vừa rồi, để trả lời chung cho mọi người: ‘Đây là giây phút hạnh phúc’.”

Một trong những post mới nhất trên trang cá nhân của ông Sơn viết: “Vụ tàu Trung Quốc bao vây đảo Thị Tứ diễn ra từ trước Tết Kỷ Hợi. Nhưng tin này đưa là Trung Quốc đã chiếm đảo Thị Tứ thì chưa kiểm chứng được. Đang tìm nguồn để làm việc này. Nếu tin sai thì tôi sẽ gỡ bài này xuống. Nhưng cảnh giác với Tàu không bao giờ thừa.”

Hồi Tháng Hai, 2018, ông Sơn từng bị Ủy Ban Kiểm Tra Thành Ủy Đà Nẵng cảnh cáo do “đăng tin bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt”. Tuy vậy, thông cáo của cơ quan này không nói rõ ông Sơn bị kỷ luật vì những post cụ thể nào.

Thời điểm đó, ông Sơn trần tình trên trang cá nhân: “Tôi đã chuẩn bị tinh thần và chấp nhận hình thức kỷ luật này. Tôi cần yên tĩnh để vượt qua giai đoạn khó khăn này, và cũng cần có thời gian để toàn tâm toàn ý làm cho xong cuốn sách ‘Đồ Sử Ký Kiểu Thời Nguyễn’”.

Đáng lưu ý, hồi năm 2017, tờ NewYork Times từng có bài viết về ông Sơn với tiêu đề “Người săn bản đồ ủng hộ lập trường của Việt Nam về chủ quyền trên Biển Đông”.

Bài báo cho hay, từ nhiều năm trước, giới chức Đà Nẵng đề nghị ông Sơn tìm kiếm các tài liệu và bản đồ trên khắp thế giới để củng cố chứng cứ cho khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Sau đó ông kết luận rằng Việt Nam nên thách thức các hoạt động của Trung Quốc tại một số đảo thuộc các vùng biển đang tranh chấp, theo cách Philippines làm và đã thành công. Nhưng cấp trên của ông “không bị lay chuyển” đối với đề nghị này.

“Họ luôn luôn nói với tôi rằng hãy giữ bình tĩnh, đừng nói xấu Trung Cộng,” ông Sơn được New York Times dẫn lời.

Tờ báo Mỹ viết thêm rằng ông Sơn “đã tìm thấy bằng chứng trong hơn 50 cuốn sách bằng tiếng Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha về việc một nhà thám hiểm Việt Nam thời nhà Nguyễn đã cắm cờ ở Hoàng Sa và Trường Sa vào những năm 1850.

Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad