Tại sao Đảng Cộng Sản cấm Mở Lon?
Dân Hà Nội đồn nhau rằng quyết định tối quan trọng này bắt nguốn từ một phiên họp Bộ Chính Trị! Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân mở tủ lạnh lấy lon Coca uống, nhân tiện lấy thêm một lon nữa, hất hàm hỏi Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc có muốn không. Kim Ngân đưa lon nước ngọt, Xuân Phúc cười giả lả: “Bà phải Mở Lon cho tôi chớ?”
Xuân Phúc cãi không lại, bởi vì trong Bộ Chính Trị đã nhiều lần đem hai chữ “Mở Lon” ra đùa cợt với nhau. Ai cũng khen hãng nước ngọt Coca-Cola khéo chọn một khẩu hiệu bán hàng rất gợi cảm, các thợ viết khẩu hiệu trong Ban Tuyên Giáo cũng không thể nghĩ ra một khẩu hiệu gợi tình như thế được – kể từ khi Bác đặt ra khẩu hiệu mà đêm đêm các cán bộ vẫn reo hò: “Ta nhất định thắng! Địch nhất định thua! Địch nhất định thua! Thua này! Thua này! Thua này!”Kim Ngân nổi giận, ném lon Coca vào mặt Xuân Phúc, hét lớn: “Cái lão Ma Dzê này nó dám Dzê tôi! Yêu cầu các đồng chí xử lý!”
Câu chuyện được báo cáo tới Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Trọng bèn ra lệnh cấm. Lý do: Muốn tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội phải nói tiếng Bắc. Người Bắc mình gọi là hộp sữa, hộp bia, hộp nước ngọt; bọn Ngụy ở miền Nam mới nói lon sữa, lon nước! Đây là một âm mưu diễn biến hòa bình của đế quốc Coca-Cola muốn dân miền Bắc bắt chước rồi dần dần chạy theo văn hóa miền Nam!
Bộ Chính Trị đảng quán triệt chỉ thị của tổng bí thư: ra lệnh cấm Coca-Cola không được “mở lon” nữa!
Nhưng câu chuyện trên đây khó tin. Vì Nguyễn Phú Trọng đang bệnh, cái đầu không làm việc nữa; sức đâu mà “ní nuận.” Hơn nữa, nếu Xuân Phúc yêu cầu mở lon thì Kim Ngân sẽ chỉ cười khúc khích: “Muốn mở lon thì cứ mở! Làm sao cho nó mở ra đi?” Và nếu Nguyễn Phú Trọng cấm chữ “lon” thì tại sao hai chữ “Khui Lon” mà hãng nước ngọt Mỹ vẫn dùng trong quảng cáo, lại không bị cấm?
Vậy vì sao Đảng Cộng Sản lại cấm “Mở Lon?”
Ban Tuyên Giáo đã can thiệp, nghiên cứu và thảo luận chuyện này từ mấy năm qua, từ thời đồng chí Đỗ Mười còn tại thế.
Một bữa ông Đỗ Mười thấy cái quảng cáo “Mở Lon” trên ti vi, mắt ông nhấp nháy, ông hỏi: “Đứa nào nó Mổ Lợn thế chúng bay?”
Ông cựu thủ tướng, cựu tổng bí thư xuất thân là một chiến sĩ “hoạn lợn,” trong Nam gọi là “thiến heo”cho nên nói đến Mổ Lợn là ông rất nhạy cảm. Sau khi nghe cải chính hai chữ đó là “Mở Lon” ông Đỗ Mười hỏi: “Mở Lon là cái gì? Ăn nói bậy bạ! Chúng nó định chửi tao phải không? Cấm!”
Lệnh được truyền đi. Tuy Đỗ Mười về hưu đã lâu nhưng thế lực còn rất mạnh. Ban Tuyên Giáo được lệnh phải nghiên cứu tìm ra lý do để cấm hai chữ “Mở Lon.” Cấm nói hai cữ đó vì bị hiểu lầm ra Mổ Lợn nghe không hợp lý. Mổ lợn có gì xấu mà cấm? Mỡ Lợn, cũng không đủ lý do bắt hãng Coca-Cola bỏ.
Sau cùng, một bà cục trưởng thuộc Bộ Văn Hóa, rụt rè nêu ý kiến: “Từ “lon” có rất nhiều vấn đề… Các đồng chí coi, nếu người ta thêm dấu, thêm mũ vào vào từ đó…” Bà không nói hết câu nhưng mọi người nghĩ ra bà định nói gì! Luật Sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook gọi một quan chức là “Mặt Lợn” sau đó lại gỡ đi cũng vì sợ người đọc lộn!
Nếu bảo hãng Coca-Cola ngưng dùng hai chữ Mở Lon vì cái đó thì thật chính dáng! Đó là cái thứ các cụ nhà mình đã tả cảnh: Xấu thì thật xấu. Xem vẫn muốn xem! Nói đến thì thèm! Bảo ăn thì giận!
Nhà văn Nguyễn Đình Bổn viết trên trang cá nhân: “Lon – một từ tiếng Việt rõ ràng,… ví dụ như… lon bia, lon nước ngọt, lon sữa… đứa bé lên 3 cũng hiểu như vậy, chỉ có bọn ở cái bộ xưng là văn hóa lại hiểu thành… l**… Đúng là bọn rảnh háng. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh chuyện tính dục!”
Xin hỏi nhà văn Nguyễn Đình Bổn: “…rảnh háng” nghĩa là gì? Coi chừng lại bị cấm đó nghe!
Ông Quán
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét