Có đảng viên nào chưa thề “không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác”?
Trân Văn
“Trong gian ngoài cái quán có cái chõng tre đã ngả màu cánh gián, trên đó có ấm nước vối sứt vòi, mấy cái bát sành, vài nải chuối, mấy tấm bánh lá, mấy gói kẹo vừng, kẹo lạc, vài phong thuốc lào - hàng hoá muôn thuở của bất cứ quán ven đường nào… Khi vắng chủ quán, khách vãng lai tự ăn tự uống, rồi tự bỏ tiền vào một cái hộp bánh quy đã rỉ sét, không có nắp. Hàng bày trên chõng đều có ghi giá, khi bằng bút chì, khi bằng mực tím, viết nguệch ngoạc trên một mẩu giấy. Nhiều quán trên mấy tỉnh lộ vùng núi cũng thế - người ta chẳng cần trông, khách không bao giờ ăn uống mà không trả tiền.”
Tôi hỏi tác giả:
- Chuyện xẩy ra năm nào, vậy anh
- Hồi 1950.
- Còn cái quán thì ở đâu?
- Giữa đèo Re, trên tuyến đường Tuyên Quang - Thái Nguyên. Lúc ấy mình đi kháng chiến mà.
Kháng chiến chống Pháp thành công. Kháng chiến chống Mỹ cũng thế. Việt Nam thống nhất, giang sơn thu về một mối, Hà Nội trở thành thủ đô của cả nước. Mười bốn năm sau, năm 1989, một nhà văn từ miền Nam mới có dịp ghé thăm mảnh đất từng được mệnh danh là Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại. Ông nhận xét:
“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:
– Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.
– Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…”
Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá.” (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. California: Thế Kỷ, 1994).
Một cái gì đó … là “cái gì” mà có thể “phá vỡ lòng tin” của cả một dân tộc đến độ “người ta có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao” như thế? Trong một thời gian không ngắn, kéo dài đến vài thập niên, người ta vẫn thường được nghe báo đài nhà nước giải thích rằng “đó” là “do ảnh hưởng tàn dư của chế độ cũ” mà ra cả.
Tôi cũng tin như thế cho mãi đến hôm 6 tháng 9 vừa qua. Hôm ấy, trong cuộc hội luận về vụ án Mobiphone/AVG (do BBC thực hiện) luật sư Trần Quốc Thuận mới có đôi lời nói khác:
“Tàn dư gì bây giờ là gần 45 năm rồi? Những người này là do chế độ này đào tạo, mà bây giờ hư cỡ đó thì điều đó chứng tỏ là có vấn đề… Vụ đó cũng cho thấy rằng phẩm chất của những người lãnh đạo trong bộ máy nhà nước là có vấn đề, có những lỗ hổng nghiêm trọng, suy thoái nghiêm trọng, liên quan đến tướng lãnh, liên quan đến lãnh đạo, hàm thứ trưởng, bộ trưởng...”
Lời khẳng định của vị cựu Phó Chủ Nhiệm Thường Trực Văn Phòng Quốc Hội, không dưng, khiến tôi chợt nhớ đến cái quán lưng đèo:
Khi vắng chủ quán, khách vãng lai tự ăn tự uống, rồi tự bỏ tiền vào một cái hộp bánh quy đã rỉ sét, không có nắp. Hàng bày trên chõng đều có ghi giá, khi bằng bút chì, khi bằng mực tím, viết nguệch ngoạc trên một mẩu giấy. Nhiều quán trên mấy tỉnh lộ vùng núi cũng thế…
Hoá ra những con người sinh ra và trưởng thành trong chế độ phong kiến và thực dân cũng không đến nỗi tệ hại gì cho lắm. Họ vẫn đủ tự trọng để bước vào một cái quán vô chủ, giữa núi rừng heo hút, ăn uống xong rồi tự động để lại tiền theo giá đã ghi.
Cách hành sử của những Con Người Mới Xã Hội Chủ Nghĩa, sinh ra và trưởng thành trong lòng cách mạng – xem chừng – hơi khác. Ông Trần Thành Nam, một hành khách của con tầu Thống Nhất, tường thuật như sau:
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổtépkhô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét…
Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ:“Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”
Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra…
Công sản ở VN hiện nay (qũi bảo hiểm xã hội, ngân hàng nhà nước, ngân qũi quốc gia) xem ra đều đã trở thành những rổ tép khô – đã đổ – ráo trọi. Đất đai, thuộc quyền sở hữu của toàn dân, cũng thế. Cũng bị vơ vét hay cướp bóc một cách thản nhiên giữa ban ngày, ban mặt.
Trong vụ Mobiphone/AVG, thượng dẫn, Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Son được dư luận “quan tâm” nhiều nhất không chỉ vì số tiền biển lận quá lớn (hơn 3 triệu Mỹ Kim) mà còn là vì ông đã từng được trao tặng Huân Chương Huân Chương Độc Lập Hạng II với thành tích đã “luôn sống và làm việc theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.”
Bộ TT&TT dâng hương báo công nhiệm kỳ với Bác. Ảnh & chú thích: VNN
Trong vụ Mobiphone/AVG, thượng dẫn, Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Son được dư luận “quan tâm” nhiều nhất không chỉ vì số tiền biển lận quá lớn (hơn 3 triệu Mỹ Kim) mà còn là vì ông đã từng được trao tặng Huân Chương Huân Chương Độc Lập Hạng II với thành tích đã “luôn sống và làm việc theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.”
Nếu tôi nhớ không lầm thì ông Nguyễn Thế Thảo và ông Võ Kim Cự còn được trao giải Huân Chương Độc Lập Hạng I nữa cơ. Trong báo cáo tóm tắt thành tích của hai nhân vật “kiệt xuất” này, chắc chắn, thế nào mà chả có câu sau: “Đồng chí luôn sống và làm việc theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.”
Tấm gương đạo đức của Bác ra sao mà ông Chủ Tịch UBNDTP đã lạnh lùng “cắt bỏ 6700 cây xanh trên 190 tuyến đường Hà Nội” ? Còn ông Chủ Tịch UBND Hà Tĩnh thì thản nhiên “ký nhiều văn bản cho công ty Formosa tự giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống xả nước thải không đúng theo quy định.” Tuy thế, cả hai đều không bị xét sử gì ráo trọi, và đều hạ cánh an toàn vì “nếu xử đúng luật (theo lời . T.S Nguyễn Quang A ) ăn 500 triệu tử hình, thì cán bộ từ cấp huyện, vụ, cục trở lên, chắc không còn mống nào.”
Cán bộ (“từ cấp huyện, vụ, cục trở lên) đều được gửi đến Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh để học tập về lý luận Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và những tấm gương đạo đức “bình dị mà cao quý ” của Bác. Xong, tất cả đều “ăn của dân không từ một thứ gì.”
Thảo nào mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp buông lời ta thán: “Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy.” Vâng tôi tin “như thế” chứ. Chả những thế, tôi còn trộm nghĩ thêm rằng chính vì học theo gương của một Thằng Chó Đẻ nên đất nước mới phải trải qua cái Thời Chó Má thế này.
© Tưởng Năng Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét