Việt Nam vẫn trong tầm bị Mỹ coi là ‘thao túng tiền tệ’ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

Việt Nam vẫn trong tầm bị Mỹ coi là ‘thao túng tiền tệ’


Việt Nam còn rất cao nguy cơ bị Mỹ xếp vào loại “thao túng tiền tệ.” (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

WASHINGTON, D.C. – Việt Nam vẫn nằm trong nguy cơ bị xếp vào loại “thao túng tiền tệ” dựa trên các con số thống kê thặng dư mậu dịch và thặng dư ngoại hối nhờ xuất cảng hàng hóa sang Mỹ.

Tạp chí Think của tổ chức nghiên cứu và tư vấn về kinh tế tài chính ING dự báo như vậy căn cứ trên các con số thống kê mà Bộ Tài Chính Hoa Kỳ sắp sửa công bố trong bản phúc trình về chính sách hối đoái của các đối tác thương mại chính yếu của Mỹ.

Bản phúc trình Bộ Tài Chính Mỹ phổ biến hai lần một năm được điều chỉnh các tiêu chuẩn theo đó dẫn đến kết luận là nước nào có chính sách thao túng tiền tệ, từ đó có thể dẫn đến các biện pháp trả đũa. Khi nước nào hội đủ các yếu tố thặng dư mậu dịch và chính sách ngoại hối dẫn đến bất lợi cho Mỹ, tức là hai trong ba tiêu chuẩn, tất cả các đối tác đều bị đưa vào “danh sách theo dõi.”

Ba tiêu chuẩn mà Mỹ dùng để xác định khả năng thao túng tiền tệ của một nước là thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn 3% GDP (tổng sản lượng quốc gia), thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là $20 tỷ, và can thiệp vào thị trường ngoại hối vượt quá ít nhất 2% GDP.

Trong bản phúc trình hồi Tháng Năm, 2019 vừa qua, Bộ Tài Chính Hoa Kỳ đưa bảy nước hàng đầu vào “danh sách theo dõi” gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malaysia và Việt Nam. Dù vậy, thời gian đó không nước nào bị gắn cho cái tên hiệu “thao túng tiền tệ” để bị trừng phạt.

Nhưng đến ngày 5 Tháng Tám thì Trung Quốc bị Bộ Tài Chính Mỹ gắn cho cái tên “thao thúng tiền tệ” trong khi Việt Nam nằm trong danh sách 21 nước phải “theo dõi” khi thặng dư mậu dịch của Việt Nam với Mỹ ngày càng gia tăng.

Thứ Sáu tuần trước, Bộ Trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin ra chỉ dấu đang cân nhắc rút lại nhãn hiệu “thao túng tiền tệ” cho Trung Quốc khi hai bên đạt được thỏa thuận phần đầu của cuộc thương chiến. Người ta chờ đợi bản phúc trình sắp công bố của Bộ Tài Chính để xem có gì được điều chỉnh hay không

Thống kê danh sách các nước thặng dư mậu dịch với Mỹ, trong đó Việt Nam xếp hạng 6. (Hình: IMF/ING)

Trong khi đó, tổ chức ING nói trên dựa trên những con số thống kê cập nhật về ngoại thương của Mỹ với 20 đối tác, thì vẫn thấy Việt Nam còn rất cao nguy cơ bị Mỹ xếp vào loại “thao túng tiền tệ” để có thể dẫn đến các biện pháp chế tài. Những con số được tổng hợp từ các nguồn khác nhau gồm cả của Mỹ, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Bloomberg… để kết luận rằng cái nguy cơ đó của Việt Nam ngày càng gia tăng.

Trong đó, Việt Nam xếp hàng thứ sáu, thặng dư mậu dịch với Mỹ lên $47 tỉ lại có chính sách can thiệp ngoại hối.

“Nếu các sự ước tính của chúng tôi chứng tỏ đủ độ chính xác, Việt Nam đáng bị xếp vào loại thao túng tiền tệ, vì liên tục có thặng dư mậu dịch với Mỹ và một lượng dự trữ ngoại tệ thặng dư với thế giới, nhiều phần do chính sách can thiệp ngoại hối để tăng giá trị của đồng nội tệ,” Think viết.

Theo tổ chức vừa kể, nếu Việt Nam bị gắn tội “thao túng tiền tệ,” Hoa Thịnh Đốn thường đàm phán với đối tác các biện pháp giải tỏa trước khi hành động. Nói khác, khi bị cáo buộc là “thao túng tiền tệ,” không có nghĩa là sẽ bị ngay các biện pháp trả đũa, chẳng hạn gia tăng thuế quan.

Vẫn theo tổ chức vừa kể, có nhiều chỉ dấu chứng tỏ Việt Nam có những điều kiện để bị cáo buộc “thao túng tiền tệ.” Việt Nam được Trung Quốc sử dụng như đường vòng để xuất cảng sang Mỹ, tránh thuế quan trừng phạt, nên Hoa Thịnh Đốn không thiếu lý do để đáp trả các nước có chính sách thương mại không thân thiện.

Hà Nội một mặt chống chế không có chính sách “thao túng tiền tệ,” một mặt mua thêm sản phẩm, kỹ thuật của Mỹ thấy tin tức trên báo những thời gian gần đây, được một số nguồn tin của tế cho là các biện pháp nhằm giải tỏa áp lực từ Hoa Thịnh Đốn.


Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad