Giặc nội xâm đang tàn phá đất nước! - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Giặc nội xâm đang tàn phá đất nước!


Nhân dân anh hùng không phải chỉ chiến đấu chống ngoại xâm thắng lợi mà còn phải diệt gian thành công! Muốn chiến thắng giặc nội xâm, mỗi người dân cũng cần có lòng dũng cảm! Lòng dũng cảm của từng cá nhân không phải chỉ khi xông pha trận mạc mà còn phải biết vứt bỏ quyền lợi nhỏ nhen tầm thường, hướng đến quyền lợi lớn hơn đó là tổ quốc và dân tộc Việt Nam!



Trong bài trước “Mỗi người dân là một người lính chống giặc nội xâm!”, anh Đặng Phước viết rằng “Trên tiền tuyến năm xưa tôi là ngưòi lính lái “xe tăng” xông pha tại chiến trường Lào (1). Cho đến nay tinh thần người lính trong tôi vẫn vẹn nguyên như ngày nào! Điều tôi mơ ước lớn nhất hiện nay đó là “mỗi người dân là một người lính” đấu tranh chống giặc nội xâm đang tàn phá đất nước!”

Tôi xin chia xẽ hình phát họa dưới đây để chúng ta có thể đồng thuận về ai là giặc nội xâm.

Trong hình trên, cơ cấu chính trị xã hội hiện nay có hai khía cạnh khác nhau (2). Cột ở bên phải là phát thảo của cơ cấu thực quyền trong độc tài độc đảng và cột ở bên trái là phát thảo bình phong giả tạo trên nền tảng của một nhà nước chịu hoàn toàn khống chế và điều khiển từ độc tài độc đảng. Cơ cấu thực quyền ở bên phải được cấu trúc với màu đen và đỏ để chỉ lên mạng lưới liên kết giữa đảng viên công khai và mạng lưới gia đình, bạn bè và tùy tùng của chúng mà thường là nấp sau lưng đảng viên và lãnh đạo đảng để trục lợi cho cá nhân lãnh đạo, gia đình và tùy tùng của chúng. Mạng lưới đỏ đen nầy nắm tất cả quyền lực trong việc phân bổ quyền lãnh đạo từ trung ương tới địa phương, tiến hành việc cướp đoạt và lũng đoạn tài nguyên quốc gia, tàn phá mọi truyền thống và môi trường sống của cả dân tộc để thủ lợi cho lãnh đạo, gia đình và tùy tùng của chúng; nối kết với mạng xã hội đen trong các hành vi phạm pháp có bao che từ lãnh đạo của đảng.

Từ trên cùng của cơ cấu thực quyền bên phải là độc tài độc đảng. Quyền lực từ độc tài độc đảng kích hoạt các phương cách triển khai quyết đình trong thực tế và các quyết định nầy là không chính thức so với chính sách của nhà nước (hộp thứ nhì từ trên xuống trong cột bên phải). Các quyết định của mạng liên kết xã hội đỏ đen là tuyệt đối và nhất quán trong việc điều hành cả nước. Các quyết định nầy là ở trong tầm quan tâm lớn nhất của liên kết xã hội đỏ đen vì các quyết định nầy phân phối tài nguyên, đất đai, sở hữu và mọi hoạt động liên quan đến tiền bạc và thu chi ngân sách, hay nói đúng hơn là thâm thủng, hối lộ ở cấp lãnh đạo, và tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Với tiền và thế lực của mạng liên kết xã hội đỏ đen, khối thực quyền ở cột bên phải của cơ cấu xã hội hoàng hành trên toàn dân toàn quốc để gia tăng nguồn lực của chúng, đôi khi xung đột xãy ra giữa các phe nhóm của liên kết mạng xã hội đỏ đen. Liên kết mạng xã hội đỏ đen không nhất thiết là thuần một chiều, với các cạnh tranh khốc liệt nhưng thường thì theo luật xã hội đen – giết nhau và thanh toán nội bộ nhưng không để các tin nầy lộ ra trong công chúng.

Mục tiêu Mác Lê của mạng liên kết xã hội đỏ đen là tái tạo không ngừng cấu trúc độc tài độc đảng để vơ vét tập trung nguồn lực vào lãnh đạo, gia đình và tùy tùng (theo hộp thứ ba từ trên ở cột bên phải). Mục tiêu kế tiếp của mạng liên kết xã hội đỏ đen là duy trì ổn định trật tự xã hội do chúng dàn dựng dùng các thủ thuật bạo động từ xã hội đen và dùng các cơ cấu chính thức trong bình phong của quản trị đất nước mà do cái bình phong gọi là “nhà nước” đảm đương.

Tấm bình phong của độc tài độc đảng là nhà nước, theo cơ cấu giả tạo ở phát thảo từ cột bên trái. Tuyên truyền giả dối đầu tiên là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” để che dấu cơ cấu quyền lực thực sự là “thực tiễn chính sách không chính thức” trong việc phân phối quyền lực, tài nguyên, đất đai, tiền bạc, chức vụ, và các hành vi đồi trụy khác. Nhà nước giả tạo trên nguyên tắc phân quyền trong độc tài độc đảng thì có tầm rộng để bao gồm các cấu trúc không có quyền lực như tòa án, quốc hội, mặt trận tổ quốc và các tổ chức sở hữu bởi độc tài độc đảng với các cụm tên giả trên mạng xã hội dân sự. Nhà nước giả tạo nầy bị giật dây để múa rối các tuồng do liên kết xã hội đỏ đen điều khiển. Nhà nước giả tạo nầy kích hoạt trong việc thiết kế các chính sách trên giấy tờ mà không có khả năng thực hiện (giả vờ thực hành, hộp thứ hai từ cột bên trái).

Nhà nước nầy càng lúc càng gia tăng về nhân lực trên giấy tở giả vì liên kết mạng xã hội đỏ đen dùng nhà nước như là một dụng cụ để chúng khoản đãi tùy tùng của xã hội đỏ đen. Liên kết mạng xã hội đỏ đen nằm vùng trong nhà nước với mục đích duy nhất là lũng đoạn tài sản của toàn dân để làm lợi cho lãnh đạo, gia đình và tùy tùng của chúng. Nhà nước làm các kiểm tra dân số, thu thập dữ liệu và thống kê. Nhưng các chính sách trên giấy tờ, căn cứ trên dữ liệu và thống kê chỉ là một bình phong mà liên kết mạng đỏ đen không dùng đến, bởi vì lợi ích nhóm lãnh đạo lúc nào cũng ở trên lợi ích chung. Vai trò của các chính sách từ trung ương tới các tỉnh chỉ là những chứng thư giả mà ông chủ chính của thực quyền thì hoàn toàn không có ý chí gì để triển khai. Liên kết mạng xã hội đỏ đen chỉ dùng các chính sách nầy để hợp pháp hóa việc ăn cướp và bóc lột của lãnh đạo, gia đình và tùy tùng của chúng. Vấn đề lập lờ đánh lận con đen nầy là khí giới bảo vệ liên kết mạng xã hội đỏ đen. Mạng xã hội đỏ đen dùng nhà nước giả tạo, chính sách ma và các tổ chức dưới quyền lực của chúng để tạo dựng “tính hợp pháp” của cơ cấu xã hội theo văn minh Mac Lê. Mạng liên kết xã hội đỏ đen bỏ một số vốn trong việc cướp đoạt và lũng đoạn đất nước và việc thổi phồng vai trò nhà nước, quốc hội, các hội đoàn liên hệ để tái sản xuất văn hóa giả tạo là “nhà nước chăm lo cho dân”, hay là “độc lập, tự do, hạnh phúc”.

Từ bình phong của nhà nước và các cấu trúc giả tạo ở cột bên trái, liên kết mạng xã hội đỏ đen núp bóng đàng sau các bình phong giả nầy để duy trì độc tài độc đảng theo nửa vòng chu trình từ cột bên trái, xuống bên dưới với cụm từ “Duy Trì Độc Tài Độc Đảng”, và móc nối lại với cột bên phải, ở cấu trúc “Độc Tài Độc Đảng”. Cột bên phải là biểu tượng của quyền lực trong đó mạng liên kết xã hội đỏ đen cũng cố quyền lực của chúng để “Ổn Định Xã Hội Qua Bạo Lực, Xữ Dụng Xã Hội Đen”. Đây là một nữa vòng còn lại liên kết mạng xã hội đỏ đen với bình phong “Nhà Nước”. Cơ cấu nầy có thể đảng học từ đảng bên Trung Hoa, tuy rằng mức độ tinh vi và bạo lực thì có thể hơi kém đi chút đĩnh. Cơ cấu nầy có thể xem như bao trùm từ trung ương đến địa phương. Trên bình diện tỉnh và thành phố, cơ cấu nầy cũng thích hợp trong các mạng liên kết nhân sự đỏ đen ở cấp địa phương. Trải qua hơn 70 năm cũng cố và hoàn thiện, cơ cấu chính trị xã hội nầy được cũng cố rất lớn từ nỗi kinh hoàng và khủng bố độc tài độc đảng đã gieo rắt trên toàn xã hội trong một quá trình rất dài. Các kinh nghiệm trong lịch sử đất nước từ những năm trước năm 1945 cho đến 1954 và 1975 cho thấy mức sợ hãi độc tài độc đảng từ vùng nông thôn dưới quyền độc tải độc đảng. Cơ cấu nầy cũng hữu hiệu qua bạo lực và trấn áp trên toàn xã hội từ sau năm 1975 cho đến nay.

Thế thì làm sao để bảo vệ dân oan, bảo vệ môi trường và bảo vệ tương lai thế hệ trẻ và đất nước? Đó là thử thách cho mỗi một người bị trị bởi liên kết mạng xã hội đỏ đen. Bước đầu tiên là, biết người biết ta. Bởi vì nhận thức, cho dù đúng hay sai, là mạnh mẽ hơn những gì thường được hiểu. Thật vậy, thế giới bị cai trị không gì khác hơn là bởi nhận thức.

Đối mặt với liên kết mạng xã hội đỏ đen, chúng ta có thể có thời gian bởi vì giặc cướp chỉ bóc lột mà không xây dựng – tình hình càng ngày càng xấu đi với thời gian. Chúng ta gặp thử thách rất lớn bởi vì độc tài độc đảng rất kinh nghiệm trong bài bản chúng áp dụng từ hơn 70 năm qua. Nhưng lịch sữ của 70 năm qua không cân xứng với truyền thống của dân tộc. Tôi xin trích lời anh Đặng Phước để kết luận bài chia xẽ nầy (1).

“Nhân dân anh hùng không phải chỉ chiến đấu chống ngoại xâm thắng lợi mà còn phải diệt gian thành công! Muốn chiến thắng giặc nội xâm, mỗi người dân cũng cần có lòng dũng cảm! Lòng dũng cảm của từng cá nhân không phải chỉ khi xông pha trận mạc mà còn phải biết vứt bỏ quyền lợi nhỏ nhen tầm thường, hướng đến quyền lợi lớn hơn đó là tổ quốc và dân tộc Việt Nam!”.


Tiến sĩ Phạm Đình Bá
đại học Toronto, Canada
NĐSVVN
Tham khảo:

1. https://nghiepdoansinhvien.org/2019/12/22/moi-nguoi-dan-la-mot-nguoi-linh-chong-giac-noi-xam/
2. Nadine Reis & Peter P. Mollinga. Public Policy and the Idea of the Vietnamese State: The Cultural Political Economy of Domestic Water Supply. Asian Studies Review, 2015 Vol. 39, No. 4, 628–648.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad