Liệu các tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông có thể nhanh chóng bị san phẳng? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Liệu các tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông có thể nhanh chóng bị san phẳng?


Các tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vi phạm thỏa thuận của Bắc Kinh về việc không quân sự hóa biển Đông, và có thể sẽ nhanh chóng bị san phẳng nếu xảy ra xung đột với Mỹ

Trung Quốc đã xây dựng nhiều công trình quân sự phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: AMTI)

Tờ National Interest hôm 11/1/2020 cho rằng trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào với Mỹ, các tiền đồn trên biển này gần như chắc chắn sẽ nhanh chóng bị phá hủy bởi các đợt không kích và tấn công bằng tên lửa hành trình, xóa sổ mọi cơ sở của quân sự của Trung Quốc tại đây.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách tới 90% Biển Đông, đồng thời củng cố tuyên bố này bằng cách tạo ra các đảo nhân tạo, thông qua việc nạo vét và bồi lấp cát. Những yêu sách này của Bắc Kinh đã vi phạm thô bạo chủ quyền biển của các nước láng giềng.

“Việc phát hiện trong năm 2016 rằng Trung Quốc đã quân sự hóa các đảo nhân tạo này không thực sự đáng ngạc nhiên, nhưng liệu những hòn đảo này hữu ích như thế nào trong việc bảo vệ các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc?”, tờ National Interest đặt câu hỏi.

Chiến dịch của Trung Quốc nhằm quân sự hóa Biển Đông bắt đầu từ năm 2009, khi Bắc Kinh đệ trình một bản đồ mới lên Liên Hợp Quốc, cho thấy một loạt các đường biên giới, với tên gọi “đường 9 đoạn” trên Biển Đông, mà họ tuyên bố phân định lãnh thổ Trung Quốc. Kể từ đó, Trung Quốc đã mở rộng ít nhất 7 rạn san hô và đảo nhỏ ở Biển Đông, bao gồm các đảo san hô: Xu bi, Đá Vành Khăn, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Ga Ven, Đá Chữ Thập và Đá Châu Viên.

Theo tổ chức ‘Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á’, Bắc Kinh đã bồi đắp và tạo ra hơn 12ha đất mới. Ban đầu Trung Quốc tuyên bố ‘lãnh thổ’ của họ đang được phát triển vì mục đích hòa bình, từ việc hỗ trợ cho thủy quân lục chiến, cho đến việc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nhiều hòn đảo hiện đã có đường băng quân sự, và được trang bị súng phòng không, súng chống tên lửa, và các loại pháo hải quân.

Đảo Đá Châu Viên hiện đã được lắp đặt một thiết bị radar mới với Tần số Cao, để cảnh báo sớm và phát hiện máy bay. Việc trang bị thiết bị này hoàn toàn không phù hợp với ‘nhiệm vụ hòa bình’ mà Bắc Kinh tuyên bố. Xa hơn về phía bắc, trong vùng biển tranh chấp, Trung Quốc đã lắp đặt tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9, trên đảo Phú Lâm.

Trên bề mặt, việc bành trướng lãnh thổ và ‘quay lưng’ với khái niệm “trỗi dậy hòa bình” của cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào, là điều khó hiểu. Nó đã khiến các nước láng giềng và các cường quốc khác, bao gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản, xa lánh Trung Quốc.

Theo một số chuyên gia, giới lãnh đạo của Trung Quốc có thể đã tính toán rằng việc có được một pháo đài răn đe hạt nhân, ở biển Đông là cần thiết, bất chấp những thiệt hại ngoại giao, mà nó đã gây ra.

Theo National Interest, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Liên Xô hoạt động từ 2 “pháo đài” bảo vệ, một cái phía bên bờ Đại Tây Dương ở Biển Barents, và một cái phía Thái Bình Dương ở Biển Okhotsk. Tại đó, các tàu ngầm tên lửa của Liên Xô có thể được bảo vệ bởi các lực lượng không quân và hải quân có căn cứ trên đất liền, trước các cuộc tấn công bằng máy bay, tàu chiến và tàu ngầm của địch.

Các tên lửa hạt nhân của Trung Quốc được lắp đặt trên đất liền và một phần trên biển, ở trên 4 chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin. Bắc Kinh tin rằng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ đe dọa làm suy yếu sự tin cậy của vũ khí hạt nhân còn khiêm tốn trên các tàu ngầm của Trung Quốc.

Vì vậy, theo quan điểm của Bắc Kinh, xây dựng “pháo đài bảo vệ” trên các đảo thậm chí còn quan trọng hơn.

Về địa lý, Trung Quốc cơ bản chỉ có thể chọn Thái Bình Dương làm pháo đài của riêng mình. Mặt khác, Biển Đông giáp với một số quốc gia tương đối yếu, không thể gây ra mối đe dọa cho các tàu ngầm tên lửa hạt nhân của Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Thái Bình Dương, với sự hiện diện của Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ và gần 50 tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, là một khu vực mà Trung Quốc không thể ‘với tới’.

Ngoài tàu thuyền và máy bay qua lại Biển Đông, sự hiện diện thường trực trên mặt đất giúp Trung Quốc củng cố việc nắm giữ khu vực. Nó cũng cho phép Trung Quốc lắp đặt một hệ thống cảm biến cố định, như trường hợp lắp radar tần số cao trên đảo Châu Viên.

Các cảng và đường băng đang được Trung Quốc xây dựng ở các đảo, sẽ hầu như chắc chắn được sử dụng để bảo vệ khu vực, trước một chiến dịch chiến tranh chống tàu ngầm phức tạp, được [Mỹ] thiết kế để chống lại chương trình đưa vũ khí hạt nhân ra biển của Trung Quốc.

Có thể có nhiều hơn các loại tên lửa đất đối không như HQ-9 và tên lửa chống hạm trên mặt đất sẽ được Trung Quốc lắp đặt để bảo vệ các cơ sở quân sự khác như đường băng và hệ thống radar. Các hoạt động tự do hàng hải gần đây của Mỹ và của các đồng minh, sẽ bị Trung Quốc sử dụng, để biện minh cho việc tăng cường vũ trang nhiều hơn, và rằng sự hiện diện quân sự đang phát triển để đáp ứng nhu cầu gia tăng hiện diện quân sự.

Điều này chỉ ra gót chân Achilles của các tiền đồn trên đảo của Trung Quốc. Đó là về lâu dài, chúng không thể phòng thủ. Không giống như tàu chiến, các đảo là cố định tại chỗ, và không thể di chuyển. Các hòn đảo nhỏ không thể dự trữ đủ quân số, tên lửa đất đối không, thực phẩm, nước và năng lượng điện để duy trì các tiền đồn phòng thủ hiệu quả. Như các trận đánh Iwo Jima và Okinawa [trong thế chiến thứ 2 khi quân Nhật bảo vệ các đảo này đã bị Thủy quân Lục chiến Mỹ đánh bại], đã minh chứng rằng không có khả năng phòng vệ vững chắc đối với các đảo, kể cả các đảo rộng lớn.

Làm thế nào Trung Quốc có thể đối phó với một cuộc tấn công như vậy từ pháo đài hạt nhân của mình là một câu hỏi mở, cần được xem xét nghiêm túc, vì chiến thắng ở Biển Đông có thể không báo hiệu sự kết thúc của một chiến dịch, mà là một bước ngoặt nguy hiểm, bước vào một cuộc chiến tranh mới.

The tờ National Interest, các tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là vi phạm thỏa thuận của Bắc Kinh về việc không quân sự hóa biển. Mặc dù bản thân khu vực này có giá trị chiến lược lớn, nhưng chúng là một giải pháp phòng thủ kém, dễ bị phá hủy nhanh chóng trong thời chiến.

“Trung Quốc sẽ là khôn ngoan khi coi các đảo chỉ là một giải pháp tạm thời, cho đến khi Hải quân Quân đội Trung Quốc có đủ số lượng tàu để duy trì sự hiện diện thường trực trong khu vực”, tờ National Interest kết luận.


Hương Thảo
ĐKN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad