Châu Á phải ngăn chặn hàng triệu người rơi vào nghèo đói - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Châu Á phải ngăn chặn hàng triệu người rơi vào nghèo đói


Nguồn: William Pesek, Asia needs rapid action to prevent millions falling into poverty | Nikkei Asian Review

Một bé gái và mẹ cô ta nghỉ ngơi bên trong một nơi trú ẩn dành cho những người không thể tự nuôi sống mình ở Manila vào ngày 1 tháng 4, 2020

Hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở Châu Á bị chận đứng bởi đại dịch. Có phải kỷ nguyên giảm nghèo nhanh chóng của châu Á đã chấm dứt? Ngân hàng Thế giới dường như nghĩ như vậy.

Các tổ chức ngân hàng đưa ra các dự toán kinh tế đáng lo ngại vào tuần trước. Các dự toán cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ giảm đi 5,2% vào năm 2020 bởi đại dịch. Các nền kinh tế tiên tiến sẽ thụt lùi 7%, trong khi tổng sản phẩm quốc nội của Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm 0,5% - hiệu suất tồi tệ nhất kể từ năm 1967.

Nhưng đáng lo ngại hơn, các dự đoán cho rằng tình trạng hỗn loạn có thể khiến 70 triệu - 100 triệu người trên toàn cầu rơi vào tình trạng cực kỳ nghèo khổ, nghĩa là, sống với mức dưới 1,90 đô la Mỹ một ngày. Chỉ ba tuần trước dự toán nầy là 60 triệu. Đây là một rủi ro các nhà lãnh đạo châu Á phải suy nghĩ và đối phó nhanh.

Đây không phải là lần đầu tiên trong năm nay, Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã đưa ra các dự toán làm kinh ngạc thị trường. Vào tháng Tư, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết 87% các nền kinh tế, hoặc 170 quốc gia, sẽ thấy "thu nhập bình quân đầu người giảm trong năm 2020".

Cũng tháng Tư, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo "cú sốc thứ ba". Trước cuộc chiến thương mại đang gia tăng trong thị trường xuất khẩu và sự bùng phát của coronavirus, chúng ta đang chứng kiến sự suy thoái đồng bộ sâu nhất trong chín thập kỷ.




Ngay cả những con số mới này gần như chắc chắn sẽ bị điều chỉnh đi xuống nữa khi đại dịch vẫn tồn tại - có lẽ chắc chắn như vậy, nếu làn sóng lây nhiễm thứ hai buộc các chính phủ phải gia hạn, hoặc khôi phục lại, cách ly xã hội và đóng cửa hoạt động xã hội. Điều này có thể tồi tệ như giảm 8% -10% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Điều này khiến chúng ta lo lắng thực sự: sự ngủ quên trên chiến thắng của các chính phủ khi các chính phủ nầy không hiểu rằng đây là một thời điểm sống còn trong cuộc chiến chống nghèo đói ở châu Á, khi chiến thắng đã đạt được đã đưa 665 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực trong hai thập kỷ trước năm 2018. Các quốc gia như Indonesia và Philippines, đã đạt mức giảm nghèo đáng kể, rất có thể dễ dàng đánh mất các tiến độ họ đạt được.

Đại dịch trùng khớp với việc làm sáng tỏ các xu hướng toàn cầu hóa đã đẩy châu Á lên tầm cao sau năm 1997. Những nỗ lực kể từ cuộc khủng hoảng đó để cắt giảm thuế quan, đơn giản hóa quan liêu, cải thiện cơ sở hạ tầng và tấn công tham nhũng đã nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao mức sống và giảm nghèo.

Quá trình tự do hóa này đã giúp Đông Á tránh được tình trạng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng vì nợ dưới chuẩn ở Mỹ năm 2008. Khi tăng trưởng của Hoa Kỳ sụt giảm, nhu cầu lớn từ Trung Quốc đã giúp khu vực Đông Á đứng vững. Rồi đến Donald Trump. Cuộc chiến thương mại Trung Quốc mà tổng thống Mỹ đưa ra vào năm 2018 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng khi đại dịch COVID-19 đến.




Nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng do những rắc rối của nền kinh tế Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc giảm 6,8% trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3. Cải vả giữa Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể dễ dàng dẫn đến một cuộc chiến thương mại mở rộng. Điểm mấu chốt là hiện nay không có động cơ tăng trưởng mà châu Á có thể dựa vào.

Điều này đòi hỏi các giải pháp táo bạo và sáng tạo. Sự khéo léo chính sách như vậy đã bị thiếu hụt từ những năm 1990. Mô hình tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu phục vụ châu Á rất tốt hiện đang bị phá hủy. Các kích thích tài chính và tiền tệ từ trên xuống giúp bảo vệ sự tăng trưởng đang nhanh chóng cạn kiệt. Thu nhập du lịch đã giảm khá lớn và tình trạng nầy có kéo dài. Dòng tiền chuyển từ dân Châu Á sống ở các nước phát triển về nước đang dần dần khô cạn.

Câu trả lời bây giờ là trang bị lại kinh tế vi mô trên quy mô lớn. Thay vì đổ tiền của chính phủ vào các dự án công trình công cộng khổng lồ hoặc quản lý tỷ giá hối đoái, các nước ở châu Á đang phát triển phải bảo lãnh cho các hộ gia đình. Mặc dù hàng chục quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc, đã đi theo con đường này, các nước ở châu Á mới nổi có xu hướng chỉ đạo hầu hết chi tiêu cứu cấp cho tình trạng kinh tế hiện tại qua các dự án xây dựng cơ sỡ hạ tầng lớn.

Nhiều chính phủ thực sự đang hỗ trợ tiền mặt cho công nhân. Nhưng mức độ xuất chi phải có tham vọng hơn. Quan trọng không kém, các nhà lãnh đạo cần tạo ra các mạng lưới an toàn xã hội sâu hơn và rộng hơn để giữ tiền tài trợ chảy trong thời gian dài hơn. Tiếp cận tốt hơn với chăm sóc sức khỏe và giáo dục với đầu tư phải chăng là rất quan trọng để giữ cho lực lượng lao động khỏe mạnh và hiệu quả. Nó sẽ cung cấp giảm xóc mà nhiều quốc gia thiếu để ngăn chặn các gia đình trượt xuống thang thu nhập bình quân đầu người.




Chính phủ nên nghĩ ra các hệ thống bảo hiểm thất nghiệp đáng tin cậy để giảm bớt sự bất an về kinh tế. Tăng viện trợ công cho dinh dưỡng cơ bản đòi hỏi sự chú ý khẩn cấp để bảo vệ trẻ em nghèo.

Trong một báo cáo hồi tháng trước có tiêu đề "đại dịch so với bất bình đẳng", Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng đại dịch "đang tàn nhẫn vạch trần những khoảng trống giữa những người giàu và những người nghèo, cả trong và giữa các quốc gia."

Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc đã trở thành một nguồn ủng hộ mạnh mẽ cho mô hình "thu nhập cơ bản phổ quát" (universal basic income), nghĩa là một khoản thanh toán được đảm bảo cho mỗi người mỗi năm. Quan điểm, cơ quan này nói, là "đảm bảo các biện pháp phục hồi khẩn cấp và bảo vệ xã hội lâu dài, đặc biệt là cho những người thiệt thòi và bị thiệt thòi ở ngoài lề xã hội".

Đây là châu Á, chúng ta đang nói về hàng trăm triệu người nghèo đói hay ở bên lề hay có nguy cơ suy sụp vào nghèo đói. Đây là một nền tảng ảm đạm để xây dựng một khu vực chỉ sáu tháng trước có cơ sở hữu và tăng trưởng trong thế kỷ 21. Đại dịch đang phơi bày một mô hình tăng trưởng cần phải được sửa đổi nhanh chóng.


© William Pesek
    TS Phạm Đình Bá lược dịch
Nguồn: William Pesek, Asia needs rapid action to prevent millions falling into poverty | Nikkei Asian Review - June 15, 2020



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad