Không phải tôi ủng hộ Trump, mà tôi đã chờ đợi một người như ông ấy từ rất lâu rồi - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Không phải tôi ủng hộ Trump, mà tôi đã chờ đợi một người như ông ấy từ rất lâu rồi


Nguồn: 袁晓辉, 不是支持川普 是等他这样一个人等了很久 | Secret China

Nguồn: 袁晓辉, 不是支持川普 是等他这样一个人等了很久 | Secret China, 2020-08-05. Trump là người đầu tiên sẵn sàng và dám đối đầu với truyền thông, ông là người đầu tiên công khai thách thức giới truyền thông hủ bại. Bởi vậy, không phải tôi ủng hộ Trump, mà tôi đang ủng hộ trận chiến ông ấy đang chiến đấu cho mỗi chúng ta...

Trump là người đầu tiên sẵn sàng và dám đối đầu với truyền thông, ông là người đầu tiên công khai thách thức giới truyền thông hủ bại. Bởi vậy, không phải tôi ủng hộ Trump, mà tôi đang ủng hộ trận chiến ông ấy đang chiến đấu cho mỗi chúng ta... (Tổng hợp)

Trump là người đầu tiên sẵn sàng và dám đối đầu với truyền thông, ông là người đầu tiên công khai thách thức giới truyền thông hủ bại. Bởi vậy, không phải tôi ủng hộ Trump, mà tôi đang ủng hộ trận chiến ông ấy đang chiến đấu cho mỗi chúng ta...

Thực tế là chúng ta đã chờ đợi một người như Trump rất lâu rồi

Vấn đề này thường được đặt ra, đặc biệt là gần đây, bởi vì liên quan đến virus Corona mới (còn được gọi là virus ĐCSTQ, COVID-19), một số người Trung Quốc có thể hỏi như vậy. Mọi người hỏi điều này, là bởi vì khi mở TV hay báo chí, thì gần 90% "tin tức về Trump" đều là tiêu cực, chỉ trích, chửi rủa và thậm chí chế giễu. Quả thực là không có lý do gì để ủng hộ một người như vậy.




Sự thật là, không phải tôi ủng hộ Trump. Sự thật là, chúng ta đã chờ đợi một người như Trump từ rất lâu rồi.

Tôi đã viết các bài báo từ những năm 1990, chỉ trích giới truyền thông Mỹ (và cả phương Tây) và giới văn hóa tự do, họ đã kéo thế giới phương Tây sang cánh tả, đến mức phi lý. Bởi vì tôi đã viết tiểu sử của Kennedy, nghiên cứu vụ Watergate, và viết tiểu sử của siêu sao, thế nên tôi hiểu rất rõ về bối cảnh của tình hình chính trị ở Hoa Kỳ từ những năm 1950 và 1960. Sau đó, vì quan hệ công việc, mỗi ngày tôi đều theo dõi tin tức của Hoa Kỳ và Canada, trong hàng chục năm, vì vậy, tôi biết các phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ và Canada mỗi ngày đang 'chỉ hươu bảo ngựa', lật ngược đúng sai và viết lại lịch sử như thế nào, có thể nói như lòng bàn tay. Chỉ cần lập trường đối kháng với họ, họ đều muốn đánh bại.


Tôi biết các phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ và Canada mỗi ngày đang lật ngược đúng sai và viết lại lịch sử như thế nào. Chỉ cần lập trường đối kháng với họ, họ đều muốn đánh bại. (Ken Lund flickr - CC BY-SA 2.0)

Tôi đã từng chứng kiến ​​những người phái bảo thủ (đặc biệt là những người phái bảo thủ thành công), từng người một bị làm tổn thương, người bị hủy hoại danh dự, có người tán gia bại sản, và một số thậm chí chết vì trầm cảm. (Những điều này đều không phải là tôi ăn nói lung tung, mà tôi đều có bài viết ghi chép, hơn nữa là vì mục đích của kênh thời sự mà viết).

Một số là lợi dụng khuyết điểm (điểm yếu) của họ để đánh gục họ, hoặc lợi dụng gia đình họ, để đánh bại họ. Một số khác thì dùng thủ đoạn “trọng thưởng chi hạ tất hữu dũng phu" (dùng tài phú có thể mua cao thủ bán mạng cho mình), tứ phía chiêu mộ người xông ra tố cáo, cho đến khi đối phương bị đánh bại. Khi vụ bê bối tình dục của Tổng thống Clinton xảy ra, nhà xuất bản tạp chí khiêu dâm Mỹ Hustler, một kẻ lừa đảo đã đưa 1 triệu nhân dân tệ(*) ra cho bất kỳ ai có thể vạch trần vụ bê bối của nghị sĩ đảng Cộng hòa, kết quả là đã hạ gục hai dân biểu đảng Cộng hòa, bảo vệ được Clinton.


Ví dụ sớm nhất là Nixon, tôi luôn nói rằng Nixon từ chức là một cuộc đảo chính do giới truyền thông Mỹ phát động. Bọn họ không thể dùng lá phiếu để đánh gục ông ấy, nên họ đã dùng một vụ trộm rất nhỏ, di hoa tiếp mộc (đổi trắng thay đen) cho Nixon, ngày ngày lên báo, ngày đêm mệt nhọc oanh tạc trong các bản tin. Sau đó, tìm ra vấn đề trong các phản hồi của Nixon. Họ bịa ra một câu: Điều quan trọng không phải là phạm tội (crime) mà là che đậy (cover up). Không ai có thể thoát khỏi một cuộc thanh trừng tàn bạo như vậy từ cực hình của Trung Quốc.


Tôi luôn nói rằng Nixon từ chức là một cuộc đảo chính do giới truyền thông Mỹ phát động. (Wikimedia Commons)

Sau khi thành công, bọn họ đã ghi phương pháp này vào sách giáo khoa của khoa báo chí. Cho đến ngày nay, các khoa báo chí phương Tây trên toàn thế giới vẫn lấy sự kiện này làm tự hào, các giáo sư dạy đều cùng là một loại “phóng sự tin tức điều tra”, sau đó mượn truyền thông chấn chỉnh các chính trị gia phái bảo thủ trở thành một nhiệm vụ cao cả của truyền thông phương Tây.

Tôi đã từng chứng kiến ​​nhiều nhân vật phải bảo thủ bị chấn chỉnh, nhưng đa số họ không có khả năng hoặc không muốn chống trả, họ nhìn thấy Nixon vì can đảm dám chống lại nên bị lịch sử lưu lại ô danh, ai còn dám? Tôi đã hết lần này đến lần khác nhìn thấy truyền thông mỗi ngày đều cắt câu lấy nghĩa, di hoa tiếp mộc. Nếu như không phải mỗi ngày xem họp báo, xem quốc hội họp, hoặc là dự thính các phiên điều trần, rồi mới xem tin tức mà bọn họ đã biên tập, là không cách nào biết được. Mà đa số thị dân là chỉ xem tin tức mà bọn họ đã biên tập tốt, nên hoàn toàn bị lừa bịp.




Trên thực tế, nhiều chính trị gia phái bảo thủ muốn chống trả, nhưng một khi họ chống trả, các phương tiện truyền thông này sẽ lập tức tập thể đánh trả và bao vây. Qua nhiều năm như vậy, tôi thấy thủ đoạn của bọn họ không chỉ hèn hạ, mà còn hung ác, hơn nữa ngày càng diễn ra ác liệt, đến mức không có ranh giới cuối cùng. Kết quả là càng ngày không có người nào dám chống trả. Mỗi một thí dụ đơn lẻ là đủ để viết một cuốn sách, trong đó tôi đã viết một vài trường hợp. Ngoài Nixon, còn có sự kiện Katrina của Tổng thống Bush Jr.; cái chết của cựu Thị trưởng Toronto Bob Ford; vụ việc cựu Thủ tướng Mulroney bị chính phủ Tự do và giới truyền thông buộc tội trong mười năm và đã thắng kiện nhưng bị đánh bầm dập; Conrad Black, một nhà báo phái bảo thủ, đã bị tống vào tù; Thượng nghị sĩ Mike Duffy đã bị thanh trừng trong ba năm mà không có lý do; ngoài ra còn có Thủ tướng Harper, Thống đốc Harris. Tại Hoa Kỳ, từ giám đốc đầu tiên của FBI, J. Edgar Hoover, Tổng thống Reagan, Robert Bork, Clarence Thomas, Newt Gingrich, Bob Dole, Dan Quayle, Sarah Palin và Chánh án Brett Kavanaugh, còn có rất nhiều lãnh tụ tôn giáo, nhiều năm như vậy, tôi ngoài việc khiếu nại trên giấy, không có biện pháp nào khác.


Sau khi đảo chính thành công, bọn họ đã đưa phương pháp này vào tài liệu giảng dạy báo chí. Những gì người ta nghe thấy được trên tivi, báo đài hầu như đều đã bị nhào nặn, bóp méo có chủ đích. (Hippopx)

Cho đến khi Trump xuất hiện

Trump là người đầu tiên sẵn sàng và dám đối đầu với truyền thông, ông là người đầu tiên công khai thách thức giới truyền thông hủ bại, nếu như lúc này không ủng hộ ông ấy, thì có lẽ sẽ không bao giờ còn có cơ hội. Nếu Trump thất bại, có lẽ phái bảo thủ sẽ không có cơ hội ra mặt nữa. Bởi vậy, không phải tôi ủng hộ Trump, mà tôi đang ủng hộ trận chiến ông ấy đang chiến đấu cho mỗi chúng ta. Mọi người cần nhận ra một cách rõ ràng rằng, không phải chúng ta đang giúp ông ấy, mà là ông ấy đang giúp chúng ta.

Trong khoảng 3 năm trở lại đây, cuộc thanh trừng của giới truyền thông đối với Trump không có một ngày ngừng nghỉ, bọn họ đã phát minh ra tội danh thông đồng với Nga, sau đó là cuộc điện thoại ở Ukraine, và hiện tại là một loại virus Corona mới. Trên đường đi, những người thân tín xung quanh Trump, không phải bị châm ngòi ly gián thì cũng là bị đánh bại. Trump phải làm như thế nào để có thể thoát ra khỏi nó mà không bị sơ hở? Chỉ riêng điều này đã là một thành tựu tuyệt vời.




Tôi không phải là 100% phái bảo thủ, nhưng ngày nay tập thể truyền thông ở thế giới phương Tây với một đảng phái chính trị là cùng đứng chung một chỗ, đó là một cục diện cực đoan không lành mạnh, là một khối u ác tính của chính trị dân chủ, nhất định phải cắt bỏ, nếu không thế giới phương Tây sẽ chết vì bệnh tật. Chúng ta không thể để Trump một mình đơn độc chiến đấu trong trận chiến này. Nếu như ông ấy ngã xuống, thì chúng ta cũng đều sẽ kết thúc.


Trump là người đầu tiên sẵn sàng và dám đối đầu với truyền thông, ông dám công khai thách thức giới truyền thông hủ bại, nếu như lúc này không ủng hộ ông ấy, thì có lẽ sẽ không còn có cơ hội. (123aw.ang.af.mil)

Chính xác thì những gì Trump đã làm là đáng được ủng hộ

Tôi đã viết về lý do tại sao tôi ủng hộ Trump, nhưng nó chủ yếu đề cập đến toàn bộ môi trường chính trị, chúng ta cần một nhân vật chính trị như Trump. Nhưng mà chưa hề nói, ông rốt cuộc đã làm những gì đáng được ủng hộ. Dưới đây là một số chính sách mà ông ấy đã thúc đẩy trong ba năm qua. Tôi chưa có kho dữ liệu hoàn chỉnh, đây là những tư liệu theo những gì tôi có thể nhớ, hy vọng sẽ cố gắng đầy đủ và chính xác nhất có thể:




Trước tiên hãy nói về phương diện kinh tế

Trump ngay khi vừa lên nắm quyền (cuối năm 2016) liền đưa ra các biện pháp cắt giảm thuế toàn diện, trong đó rõ ràng nhất là thuế doanh nghiệp, về cơ bản đưa thuế doanh nghiệp giảm từ 35% xuống còn 21%, điều này không chỉ giảm gánh nặng thuế doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện cho các công ty Mỹ trên thế giới có sức cạnh tranh hơn. Một trong những hiệu quả rõ ràng nhất là dẫn đến rất nhiều công ty đa quốc gia và các công ty Mỹ chuyển công ty và nhà máy của họ đến hoặc trở lại Hoa Kỳ, làm tăng đáng kể việc làm ở Hoa Kỳ, và thậm chí tăng thuế của chính phủ, một mũi tên trúng mấy đích. Trước đây, các công ty ở Mỹ đã nhiều lần phải đối mặt với việc tăng thuế, không thể tin được vì bất ngờ này, tôi nhớ rằng trong một hoặc hai năm đầu tiên, vô số công ty đã chia cổ tức cuối năm cho nhân viên của họ, vài nghìn nhân dân tệ/người, vài vạn nhân dân tệ/người. Đây là một kết quả ngay lập tức. Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân cũng được cắt giảm, trong đó rõ ràng nhất là việc cắt giảm thuế đối với tầng lớp trung lưu từ 3% đến 4%. Cùng với việc gia tăng cắt giảm thuế cho trẻ em, các gia đình trung lưu đã tăng thu nhập vài nghìn nhân dân tệ mỗi năm.


Ngay từ khi nhậm chức, chính quyền tổng thống Trump lập tức bắt tay vào sứ mệnh phục hưng nước Mỹ thông qua việc bãi bỏ, cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử. (Wikimedia Commons)

Việc cắt giảm thuế này, cùng với việc loại bỏ các quy định khác nhau kìm hãm nền kinh tế, đã trực tiếp và gián tiếp gia tăng việc làm. (Chính quyền Trump cho biết họ đã loại bỏ hơn 1.000 quy định). Trong vòng hai năm kể từ khi thực hiện cắt giảm thuế, Hoa Kỳ đã có thêm hơn bảy triệu cơ hội việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm. Trước khi xuất hiện căn bệnh viêm phổi mới, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 3,5%, giảm mạnh so với mức 4,7% khi Trump nhậm chức, và thấp nhất trong 50 năm, là một tỷ lệ chưa từng xuất hiện trước đây. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp của người da đen là 6%, mức thấp nhất trong vòng 60 năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ mức dưới 3% khi ông nhậm chức lên mức cao nhất 4,2% trong quý II/2018 và 3,1% vào năm ngoái. Hãy nhớ rằng trong nhiệm kỳ tám năm của Obama, không có quý nào tốc độ tăng trưởng cao hơn 3%. Mặc dù việc đóng cửa trên toàn quốc do căn bệnh viêm phổi mới gây ra đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, nhưng sự phục hồi nhanh chóng trong hai tháng qua là chưa từng có. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã phục hồi hầu hết các điểm đã mất. Sự phục hồi toàn diện trong tương lai là có hy vọng.


Song song với việc cắt giảm thuế, tổng thống Trump cũng nhanh chóng ban hành sắc lệnh cắt giảm các quy định hành chính, giải phóng nền kinh tế nước Mỹ khỏi sự kìm kẹp, rườm rà. (The White House)

Biện pháp đối với kinh tế của Trump như trên là không có một tổng thống nào làm được, kỳ thực đây là những gì ông ấy cảm thấy nên làm ngay từ những năm 1980. Vì vậy, ngay sau khi ông lên nắm quyền (thừa dịp thời gian ngắn ngủi khi Đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện), các biện pháp này đã được đưa ra trong một hơi thở. Tôi đề nghị mọi người nếu rảnh hãy lên mạng tìm hiểu các cuộc phỏng vấn của ông ấy trong những năm 1980 - 1990, đây đều là những gì mà ông lúc ấy cảm thấy nên làm. Vậy mà truyền thông chỉ trích ông ấy không có tầm nhìn xa, không có kế hoạch và không có mục tiêu.



Một điều khác mà Trump cho là điều quan trọng nhất phải làm là thay thế Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ ban đầu NAFTA. Ông cho rằng đó là một hiệp định quá bất công đối với Hoa Kỳ, khiến tất cả các công ty Mỹ phải chuyển đến Mexico và cũng hạn chế xuất khẩu các sản phẩm của Mỹ sang Canada. Do đó, ông đã đàm phán lại thỏa thuận này ngay khi nhậm chức. Vào thời điểm đó, đảng Dân chủ, bao gồm cả Chuck Schumer, lãnh đạo của Thượng viện tuyên bố đảm bảo rằng ông sẽ không bao giờ làm được điều đó. Cuối cùng thì ông ấy cũng đã làm được, mối quan hệ giữa Trump với Mexico, với Canada không phải là tốt nhất nhưng ông ấy đã làm được. Ông sử dụng thuế thép, nhôm và thuế ô tô như những lời đe dọa để buộc các nước phải nhượng bộ. Nhưng đồng thời, để cả Canada và Mexico đều cho rằng mình là bên thắng. Và nó đã được ba quốc hội thông qua, và đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 vừa qua. Điều này đã làm tăng đáng kể cơ hội việc làm tại Hoa Kỳ, xuất khẩu sản phẩm cũng suôn sẻ hơn, không những thế còn làm tăng lương của công nhân Mexico.




Tại sao các tổng thống tiền nhiệm không làm được, và cũng từ chối làm?

Đàm phán một hiệp định thương mại với Trung Quốc thậm chí là một quá trình còn phức tạp hơn, giống như một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Nhưng Trump vừa đấm vừa xoa, mục tiêu không đổi thay, trước đây do thương mại giữa hai nước không cân bằng nên Mỹ bị chịu 500 tỷ nhân dân tệ nhập siêu mỗi năm, nên ông muốn san bằng chênh lệch này. Hiện tại, cuộc đàm phán mới chỉ hoàn thành giai đoạn 1, và con đường phía trước có thể không suôn sẻ, nhưng ông đã vì nước Mỹ giành được hàng trăm tỷ đô la thương mại, doanh thu thuế quan và xuất khẩu mỗi năm. Đây là điều mà mọi người có thể rõ như ban ngày.


Cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung mới chỉ hoàn thành một nửa, nhưng ông đã vì nước Mỹ giành được hàng trăm tỷ đô la thương mại, doanh thu thuế quan và xuất khẩu mỗi năm. (Public Domain)

Ngoài ra, ông cũng đồng thời đạt được các hiệp định thương mại mới với Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), trong đó Hoa Kỳ đều có lợi thế lớn hơn so với trước đây, đồng thời Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác đều thừa nhận, đây là hiệp định công bằng hơn, không một lời oán giận.

Về phương diện kinh tế còn có một thành tựu lớn hơn, Trump đã đưa nước Mỹ lần đầu tiên sau 67 năm có thể tự cung tự cấp năng lượng, trở thành nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, không những không cần phải phụ thuộc vào nhập khẩu dầu từ nước ngoài mà còn có thể xuất khẩu dư thừa. Đây là một thành tựu quan trọng trong chiến lược quốc phòng, không phải lo lắng về việc năng lượng bị nước ngoài kiểm soát, đặc biệt là các nước thù địch ở Trung Đông. Trump đã làm điều đó, là vì ông bỏ qua áp lực từ các đoàn thể môi trường để phê chuẩn phát triển nhiên liệu hóa thạch và vận chuyển đường ống dẫn dầu lộ thiên. Các phần tử bảo vệ môi trường phương Tây dưới sự trợ giúp của truyền thông, đã ngăn chặn bất kỳ sự phát triển năng lượng nào, hậu quả là các nước phương Tây phụ thuộc nhiều hơn vào dầu mỏ ở Trung Đông, một mặt gây hại cho tăng trưởng kinh tế, mặt khác làm hại lợi ích quốc phòng, thậm chí còn kém thân thiện với môi trường hơn so với tự mình sản xuất. Tại Canada một đường ống dẫn dầu vẫn chưa được xây dựng sau nhiều thập kỷ thảo luận. Cho dù bạn có đáp ứng bao nhiêu điều kiện của bọn họ đi chăng nữa, thì bọn họ đều la hét ầm ĩ không thôi.


Trump đã đưa nước Mỹ lần đầu tiên sau 67 năm có thể tự cung tự cấp năng lượng, trở thành nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới. (Minh họa: Pxhere)

Về phương diện ngoại giao

Ngay sau khi nhậm chức, Trump liền đạt được lời hứa trong chiến dịch tranh cử, chuyển đại sứ quán ở Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem. Không ít người đã cảnh báo rằng nó sẽ nổ ra một cuộc đại chiến ở Trung Đông, nhưng kết quả không có gì xảy ra. Đây chính là dũng khí. Trước khi Trump lên nắm quyền, Triều Tiên đã nhiều lần phóng tên lửa xuyên lục địa, không chỉ Nhật Bản và Hàn Quốc tự cảm thấy bất an (các hầm trú ẩn không kích đã được xây dựng), ngay cả Mỹ cũng bị đe dọa. Trump và Kim Jong Un đã có cuộc hội đàm lịch sử để giải quyết cuộc khủng hoảng. Mặc dù Kim Jong Un tiếp tục có những động thái nhỏ, nhưng mà ông ta biết rằng chỉ cần có hành động, phản ứng của Trump tuyệt sẽ không nương tay, cho nên trong 3 năm qua ông ta không dám có những động thái lớn. Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhắc đến Trump như một đại ân nhân.

Có một điều khác ít thấy trên bản tin, là ngay khi Trump nhậm chức, ông đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao mau chóng đàm phán với chính quyền đối phương giam giữ người Mỹ, để họ sớm được về nhà. Gần như mỗi một hoặc hai tháng đều có một hai người nhờ vậy được trở về. Phương pháp của Trump là không trả tiền chuộc, cũng không phải trả một xu nào, tất cả là sử dụng thương lượng ngoại giao hoặc trao đổi có điều kiện để cho phép công dân của mình trở về đất nước, mà nguyên tắc là không làm tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ. Tôi nhìn thấy trên Fox News những người này và gia đình của họ có những lời cảm ơn đẫm nước mắt đối với Trump, nhưng các kênh truyền thông khác đều không nhắc đến.


Kể từ khi nhậm chức đến giữa năm 2018, tổng thống Trump đã giải cứu thành công 17 con tin người Mỹ bị chính quyền nước ngoài bắt giữ. (Ảnh chụp video)

rước khi Trump lên nắm quyền, nhiều chuyên gia đã thoải mái nói rằng ông sẽ phát động chiến tranh, thực tế là trong khoảng 3 năm trở lại đây, ông không những không phát động chiến tranh, mà còn tránh khỏi chiến tranh, thậm chí rút quân trên khắp toàn cầu. Năm ngoái, Trump đã ra lệnh rút quân đội Mỹ khỏi miền bắc Syria. Nơi đó thế cục phức tạp, ngoài quân đội chính phủ Syria còn có lực lượng người Kurd chống Assad, cùng quân Thổ Nhĩ Kỳ. Rất nhiều người đã cảnh báo rằng, sau khi quân Mỹ rút khỏi, người Kurd sẽ trở thành cá nằm trên thớt của các bên, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đồng minh của NATO, nên chưa hẳn là xảy ra việc nằm ngoài tầm kiểm soát.

Trong số đó, đối với cuộc chiến tranh ở Afghanistan kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, Trump đã hoàn thành giai đoạn đầu của kế hoạch rút quân, giảm quân số từ 13.000 người xuống 8.600 người, và dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 4.000 người trước mùa thu. Mục tiêu cuối cùng là rút lui hoàn toàn. Triết lý của Trump là: Các vấn đề Trung Đông do chính những người Trung Đông giải quyết. Thực tế là, xung đột ở Trung Đông đã kéo dài hàng nghìn năm, ông cho rằng việc lính Mỹ hy sinh vì họ là hoàn toàn vô vị.


Triết lý của Trump là: Các vấn đề Trung Đông do chính những người Trung Đông giải quyết. Thực tế là, xung đột ở Trung Đông đã kéo dài hàng nghìn năm, ông cho rằng việc lính Mỹ hy sinh vì họ là hoàn toàn vô vị. (jba.af.mil)

Tuy nhiên, Trump rút quân không có nghĩa là từ bỏ, ông cùng lúc mở rộng sức mạnh của quân đội Mỹ, bổ sung 800 tỷ nhân dân tệ cho lực lượng quốc phòng trong ngân sách năm 2017. Đây chính là triết lý của Tổng thống Reagan: Để duy trì hòa bình, bạn trước hết phải có sức mạnh. Khi bạn cường đại, thứ nhất người khác sẽ không dám động, thứ hai dù có động, bạn có thể ngay lập tức phát động công kích để ngăn chặn nó. Còn như Đảng Dân chủ và phái chủ hòa, họ sẽ chỉ cắt giảm quân phí, rút ​​quân, đàm phán, trên tay nhưng không có quân bài.

Trên thực tế, Trump luôn muốn thiết lập mối quan hệ tốt hơn với Nga cũng là vì điều này. Ông cho rằng, thứ nhất Vladimir Putin là người có thể đàm phán, thứ hai, bản thân Putin đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về kinh tế trong nước, ông cũng chưa chắc muốn chi những khoản chi quân sự khổng lồ ở Trung Đông. Nếu hai bên có chung nhận thức, một mặt thì hòa khí được duy trì, mặt khác thì ai cũng có thể nghỉ ngơi lấy lại sức. Vì lý do tương tự, Trump cũng có kế hoạch rút quân khỏi Đức. (Ghi chú của người biên tập: Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã thông báo quyết định rút 12.000 quân khỏi Đức). Hiện tại, Hoa Kỳ có 35 nghìn quân ở Đức, ông hy vọng sẽ giảm hơn 9 nghìn quân xuống còn 25 nghìn. Đồn trú này tiêu tốn nguồn tài nguyên khổng lồ của Mỹ, nhưng kế hoạch này vừa đưa ra đã bị các nước châu Âu khiến trách, nói là vì lấy lòng Nga. Trump nói rất có đạo lý: Chúng tôi đóng quân ở Đức để chống lại Nga, nhưng Đức mua 30 triệu tấn dầu thô từ Nga mỗi năm. Khoản nợ này không thể được giải quyết. Ngoài ra, ông cũng buộc Đức và các nước NATO khác phải tăng phân bổ cho NATO, thay vì để Mỹ chịu khoản chi phí quân sự nhiều nhất. Hiện tại, các nước đều tăng gánh vác quân phí về phần mình, dự kiến ​​sẽ hoàn thành các nghĩa vụ đến hạn trong vòng một hoặc hai năm.


Ngày 13/08/2020 đánh dấu thời khắc lịch sử khi Israel và UAE đã đi tới thống nhất hòa bình sau hơn 25 năm, trong đó tổng thống Trump đã góp công cực lớn trong việc làm trung gian hòa giải. (White House)

Một thành tựu lớn khác của chính quyền Trump là gần như loại bỏ Nhà nước Hồi giáo

Khi Trump vừa mới nắm quyền, Nhà nước Hồi giáo kiểm soát 17.000 dặm vuông ở Trung Đông, với hơn 30.000 “binh sĩ” và một số lượng lớn các giếng dầu. Nhưng đến mùa thu năm 2018, với sự giúp đỡ của các lực lượng chống chính phủ Syria, Mỹ lãnh đạo lực lượng đa quốc gia bao vây quét hạ, kết quả thế lực của bọn họ đã bị thu hẹp xuống còn dưới 200 dặm vuông. Cho đến nay, chỉ còn lại những “chiến binh” lẻ tẻ và không còn lãnh thổ. Đây là lần “dụng binh” ​​duy nhất sau khi Trump lên nắm quyền, nhưng kết quả rất lớn và rõ ràng.

Cuối cùng, vào tháng 10 năm ngoái, ông đã sử dụng lực lượng đặc biệt để bao vây và trấn áp thủ lĩnh Baghdadi của Nhà nước Hồi giáo ở miền bắc Syria, dẫn đến việc ông ta tự sát. Có thể nói, Nhà nước Hồi giáo đã bị tiêu diệt hoàn toàn.


Hình ảnh cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ vào khu vực ẩn náu của thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Baghdadi. (Wikimedia Commons)

Sau đó vào tháng 1 năm nay, chỉ huy hàng đầu của Iran, Qassem Soleimani, đã bị máy bay không người lái triệt hạ. Trump nói rằng người này đã chỉ huy sử dụng bom ven đường để giết vô số lính Mỹ và đồng minh trong những năm qua, và thông tin tình báo cho thấy ông ta sắp mở một cuộc tấn công lớn hơn nữa. Không ít người (trên các phương tiện truyền thông) đã tố cáo hành động này của Trump là khủng bố quốc tế, thậm chí còn nói rằng Thế chiến III sắp xảy ra. Nhưng cho đến nay, Iran vẫn không có, cũng không dám phản ứng gì.

Video vụ tấn công bằng tên lửa vào chỉ huy hàng đầu của Iran - Qassem Soleimani:



Ngoài việc mở rộng thực lực quốc phòng, Trump cũng thúc đẩy kế hoạch phòng thủ không gian. Đây là tầm nhìn xa, thay vì chờ đợi các nước khác đột kích và vội vã đuổi theo.

Cuối cùng, nói về lời hứa lớn của ông trong chiến dịch tranh cử: xây một bức tường biên giới để ngăn chặn những người tị nạn bất hợp pháp. Ông khi mới lên nắm quyền, bởi vì Obama không hạn chế tiếp nhận người tị nạn và người nhập cư bất hợp pháp, cùng với việc Obama “không cho phép trẻ em hồi hương”, đã khiến một số lượng lớn người tị nạn bất hợp pháp đổ về biên giới, thường là từ Trung Mỹ, Ecuador, El Salvador và những nơi khác. Từng đoàn người tị nạn đi vào, mỗi đoàn có từ một đến hai nghìn người, ven đường người Mexico còn đưa trà đưa nước. Khi Trump đề cập đến "cuộc khủng hoảng người tị nạn" này, ông cũng bị giới truyền thông chỉ trích là 'nói chuyện giật gân'. Vào thời điểm đó, mỗi tháng đều có hàng chục nghìn người tị nạn đã vượt biên, Đảng Dân chủ, các phương tiện truyền thông và các tổ chức nhân đạo theo dõi ông ấy mỗi ngày để xem ông có đối xử nhân đạo với những người này hay không…


Từng đoàn người tị nạn đi vào, mỗi đoàn có từ một đến hai nghìn người, ven đường người Mexico còn đưa trà đưa nước. (Public Domain)

Hiện tại thì như thế nào? Trump buộc Mexico phải ngăn những người tị nạn này vào Mexico từ phía nam, khiến họ không thể sử dụng Mexico để đến biên giới Hoa Kỳ. Thứ hai, ông yêu cầu Mexico cử quân đội để thực hiện vai trò canh giữ ở biên giới Mỹ - Mexico, và Mexico rất hợp tác, hiện có 27.000 binh sĩ Mexico ở biên giới để giúp Mỹ phòng thủ. (Làm thế nào mà Trump đã làm được điều này? Ông ấy thực sự là một cao thủ đàm phán). Số lượng người nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ từ phía nam đã giảm từ mức đỉnh điểm hàng trăm nghìn một tháng xuống chỉ còn vài nghìn. Và tất cả đều phải thông qua các thủ tục pháp lý để xem xét.

Kế hoạch xây bức tường biên giới của Trump, dưới sự ngăn cản của Đảng Dân chủ (thậm chí cấm ông ấy tài trợ cho các dự án thứ phát), và mỗi bước đều có những thách thức pháp lý, nhưng nó vẫn được xây dựng 215 dặm. Với tốc độ này, 400 dặm của bức tường biên giới này sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay. Bức tường này được xây kiểu mới nhất, được trang bị máy quay phim giám sát và còi báo động. Những bức tường này cũng được lựa chọn ở những nơi xung yếu nhất vì không phải tất cả biên giới Mỹ - Mexico đều có thể xuất nhập được, nhiều nơi có rào chắn tự nhiên, một số đã có tường trong quá khứ, cho nên những đoạn tường này có tác dụng ngăn chặn chính.


Kế hoạch xây bức tường biên giới của Trump, dưới sự ngăn cản của Đảng Dân chủ, và mỗi bước đều có những thách thức pháp lý, nhưng nó vẫn được xây dựng 215 dặm. (U.S. Customs and Border Protection Flickr)

Trên đây là một số biện pháp chủ yếu, không bao gồm rất nhiều sắc lệnh hành chính của Trump. Tôi thường xuyên thấy ông ấy ký các sắc lệnh hành chính, bao gồm giáo dục, luật lao động, phúc lợi cựu chiến binh, bảo vệ và thúc đẩy các ngành các nghề trong xã hội. Trump thường nói rằng, các việc ông làm được trong một tháng nhiều hơn các tổng thống khác làm trong một năm, thậm chí trong nhiệm kỳ 4 năm. Nhiều người cho rằng ông ấy thích khoe khoang, nhưng thực tế không phải vậy. Tất cả những ý tưởng có trong đầu trong mấy chục năm qua, ông đều nhất nhất đi làm. Nó không giống như những quan chức khác, ngồi xuống đến vị trí kia, hoàn toàn không nhớ quá khứ đã nói những gì.

Và phải nhớ rằng, ông đã làm tất cả những điều này dưới những hành động luận tội không ngừng của Đảng Dân chủ, cũng những đòn đả kích không ngừng giáng xuống mỗi ngày của giới truyền thông. Nếu không, thành tựu của ông ấy sẽ còn lớn hơn nữa. Nếu không, "cơ sở hạ tầng" của chiến dịch tranh cử cuối cùng đã có thể được triển khai.

* Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả. Tác giả Viên Hiểu Huy là người gốc Hoa


© Viên Hiểu Huy
    Quỳnh Chi dịch
    NTDVN
Nguồn: 袁晓辉, 不是支持川普 是等他这样一个人等了很久 | Secret China, 2020-08-05. Trump là người đầu tiên sẵn sàng và dám đối đầu với truyền thông, ông là người đầu tiên công khai thách thức giới truyền thông hủ bại. Bởi vậy, không phải tôi ủng hộ Trump, mà tôi đang ủng hộ trận chiến ông ấy đang chiến đấu cho mỗi chúng ta...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad