Không cần ‘nổ một phát súng’, ĐCS Trung Quốc cũng sẽ ‘tự đánh bại mình’? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Không cần ‘nổ một phát súng’, ĐCS Trung Quốc cũng sẽ ‘tự đánh bại mình’?


Dưới đây là “bức tranh” về viễn cảnh tương lai của nền kinh tế Trung Quốc cho đến năm 2050 do các nhà phân tích chiến lược của Rand Corp đưa ra, với kết luận cho rằng có khả năng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ “tự đánh bại mình”.

Quân đội Hoa Kỳ ngày càng có mối bận tâm lớn hơn: Tìm ra cách ngăn chặn Trung Quốc; hoặc trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở Tây Thái Bình Dương, thì cần đánh bại Trung Quốc .

Các nhà phân tích chiến lược của Rand Corp đưa ra kết luận cho rằng có khả năng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ “tự đánh bại mình” (ẢNH: Feng Li/Getty Images)

Dưới đây là “bức tranh” về viễn cảnh tương lai của nền kinh tế Trung Quốc cho đến năm 2050 do các nhà phân tích chiến lược của Rand Corp đưa ra, với kết luận cho rằng có khả năng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ “tự đánh bại mình”.

Quân đội Hoa Kỳ ngày càng có mối bận tâm lớn hơn: Tìm ra cách ngăn chặn Trung Quốc; hoặc trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở Tây Thái Bình Dương, thì cần đánh bại Trung Quốc .

Tuy nhiên, có thể trong thời gian tới, ĐCSTQ sẽ... tự đánh bại mình. Quản lý kinh tế yếu kém, quản trị kém, khủng hoảng sinh thái và áp lực bên ngoài có thể kết hợp để làm giảm tốc độ tăng trưởng của đất nước và làm xói mòn quyền lực của ĐCSTQ trong khu vực và trên toàn cầu.




Viễn cảnh nền kinh tế Trung Quốc rơi vào trì trệ là ‘thú vị nhất’, vì điều đó chứng minh rằng họ sẽ ‘tự đánh bại mình’

Đó là một trong những viễn cảnh tương lai có thể xảy ra mà tổ chức tư vấn RAND ở California đã "đánh cược" trong một nghiên cứu vào tháng 7/2020 .

"Trung Quốc sẽ như thế nào vào năm 2050?" các nhà phân tích của RAND nêu ra câu hỏi.

"Câu trả lời được cung cấp bằng cách phân tích các xu hướng trong quản lý chính trị, xã hội và nghiên cứu các chiến lược cấp quốc gia về ngoại giao, kinh tế, khoa học & công nghệ, và các vấn đề quân sự", phía RAND cho biết.


Bản phác thảo nghiên cứu được các nhà phân tích của RAND đánh giá kết quả và đưa ra bốn khả năng chính:

  • Một Trung Quốc “đắc thắng” phát triển, thịnh vượng và giành được ảnh hưởng cho đến khi sánh ngang hoặc vượt qua Hoa Kỳ trong hầu hết các thước đo quyền lực: khó xảy ra.
  • Một Trung Quốc “đi lên” phải vật lộn với những bất mãn nội bộ, thiếu nước, và nền kinh tế đang phát triển chậm lại nhưng vẫn cố gắng trở thành cường quốc thống trị châu Á: Có khả năng.
  • Một Trung Quốc “trì trệ” không giải quyết được tình trạng nghèo đói trên diện rộng và suy thoái môi trường, đồng thời không quản lý được các cuộc khủng hoảng bên ngoài. Rất có thể xảy ra.
  • Cuối cùng, một Trung Quốc “bùng nổ” bước vào thế kỷ mới như một quốc gia hiện đại trong tình trạng sụp đổ: Không có khả năng .

Bỏ qua những kết quả khó xảy ra, khả năng thứ 3 là nền kinh tế rơi vào “trì trệ” chính là điều thú vị nhất, vì nó tiết lộ cách ĐCSTQ có thể “tự đánh bại chính mình”.




Trong kịch bản này, dự báo là tình hình “nắng và ấm” cho đến giữa năm 2020, sau đó sẽ hạ nhiệt đáng kể, tiếp theo là “đợt lạnh giá” kéo dài”, báo cáo của RAND hình dung.

“Trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến năm 2050, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị đình trệ và tụt hậu rất nhiều so với các cường quốc khác. Không có sự tăng trưởng kinh tế rõ ràng nào. Trong khi Bắc Kinh tuyên bố tỷ lệ tăng trưởng hàng năm từ 1% đến 2%, những số liệu chính thức này bị bác bỏ vì không đáng tin cậy”, RAND cho biết.

“Tham nhũng chính thức vẫn còn phổ biến”, báo cáo tiếp tục. ĐCSTQ cầm quyền “đã thoái lui trong nội bộ; tiếp tục đàn áp khi có ‘dấu hiệu nhỏ nhất’ về bất đồng chính kiến ​​hoặc có tin đồn về tình trạng bất ổn”.

‘Không cần nổ một phát súng nào, ĐCSTQ sẽ tự đánh bại mình!’

ĐCSTQ quản lý để duy trì sự kiểm soát chặt chẽ. Nhưng “tình hình vùng Tân Cương sẽ vô cùng rắc rối, và năm 2039 sẽ chứng kiến ​​những xáo trộn nghiêm trọng và lan rộng ở vùng phía Tây Trung Quốc, trùng với kỷ niệm 30 năm cuộc bạo loạn chung vào tháng 7 năm 2009 ở Urumqi”.

Hong Kong vẫn là nguồn gốc của tình trạng bất ổn, “đặc biệt là trong thời gian đếm ngược ngay bây giờ đến tháng 7 năm 2047, khi "quyền lợi" của khu tự trị đặc biệt này hết hạn. Bắt đầu từ cuối những năm 2030, hàng nghìn cư dân giàu có nhất của Hong Kong, bao gồm nhiều công dân nổi tiếng của [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] - hầu hết trong số họ có hộ chiếu nước ngoài - đã rời thành phố, mang theo vốn tư bản của họ”.

Tuy nhiên, hầu hết người dân Hong Kong không thể rời đi. Họ “nhắm sự tức giận và thất vọng của mình vào Bắc Kinh, và đổ lỗi cho sự suy thoái kinh tế của Hong Kong”.
Khi ĐCSTQ đấu tranh để duy trì quyền kiểm soát trong nội bộ, tất cả đều từ bỏ cố gắng “mở rộng ra khu vực”.

Đài Loan sẽ thoát khỏi mối đe dọa từ Trung Quốc, Đài Loan ngày càng quyết đoán hơn. “Sự trì trệ kinh tế tại đại lục [Trung Quốc] kết hợp với tình trạng bất ổn xã hội lan rộng sẽ khiến Đài Bắc trì hoãn vô thời hạn bất kỳ động thái nào có thể có, nhằm tăng cường quan hệ xuyên eo biển”.




Triều Tiên cũng từ chối các nỗ lực của ĐCSTQ để quản lý họ. “Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp diễn, và Bình Nhưỡng tiếp tục chĩa mũi dùi vào Bắc Kinh, đồng thời cải thiện quan hệ với Seoul và duy trì mối quan hệ ngoại giao với Washington”, RAND dự báo.

“Quan hệ của Bắc Kinh với cả Seoul và Tokyo đều ‘lạnh lẽo’, một phần do kinh tế Trung Quốc đình trệ đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản. Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi vào năm 2020 trở nên căng thẳng, và Ấn Độ sẽ lợi dụng các vấn đề nội bộ của ĐCSTQ để làm suy yếu ảnh hưởng ngoại giao và khiến ảnh hưởng kinh tế suy giảm”.

Vì muốn chứng minh rằng ĐCSTQ vẫn mạnh, Bắc Kinh “thỉnh thoảng tạo ra các cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự với các nước láng giềng nhỏ yếu để xoa dịu sự bất mãn trong nước, chính quyền này sẽ cố tình gây chiến với kẻ thù mà họ biết rằng họ có thể đánh bại hoặc dễ dàng hạ gục”.

Nhưng sự thật là không thể phủ nhận. Trung Quốc đã đình trệ. “Sự cạnh tranh quân sự trong khu vực diễn ra gay gắt khi [Quân đội Giải phóng Nhân dân] đấu tranh để duy trì vị thế ngang bằng yếu ớt với các lực lượng vũ trang của các cường quốc khác ở châu Á và thế giới”, RAND báo cáo.

Hoa Kỳ có thể chưa thắng trong cuộc chiến tranh lạnh kéo dài với Trung Quốc, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ không thua.

Và thế giới ‘“không cẩn nổ một phát súng nào, ĐCSTQ sẽ... tự đánh bại chính mình”!.


© Trần Đức
    NTDVN

Tuy nhiên, có thể trong thời gian tới, ĐCSTQ sẽ... tự đánh bại mình. Quản lý kinh tế yếu kém, quản trị kém, khủng hoảng sinh thái và áp lực bên ngoài có thể kết hợp để làm giảm tốc độ tăng trưởng của đất nước và làm xói mòn quyền lực của ĐCSTQ trong khu vực và trên toàn cầu.




Viễn cảnh nền kinh tế Trung Quốc rơi vào trì trệ là ‘thú vị nhất’, vì điều đó chứng minh rằng họ sẽ ‘tự đánh bại mình’

Đó là một trong những viễn cảnh tương lai có thể xảy ra mà tổ chức tư vấn RAND ở California đã "đánh cược" trong một nghiên cứu vào tháng 7/2020 .

"Trung Quốc sẽ như thế nào vào năm 2050?" các nhà phân tích của RAND nêu ra câu hỏi.

"Câu trả lời được cung cấp bằng cách phân tích các xu hướng trong quản lý chính trị, xã hội và nghiên cứu các chiến lược cấp quốc gia về ngoại giao, kinh tế, khoa học & công nghệ, và các vấn đề quân sự", phía RAND cho biết.


Bản phác thảo nghiên cứu được các nhà phân tích của RAND đánh giá kết quả và đưa ra bốn khả năng chính:

  • Một Trung Quốc “đắc thắng” phát triển, thịnh vượng và giành được ảnh hưởng cho đến khi sánh ngang hoặc vượt qua Hoa Kỳ trong hầu hết các thước đo quyền lực: khó xảy ra.
  • Một Trung Quốc “đi lên” phải vật lộn với những bất mãn nội bộ, thiếu nước, và nền kinh tế đang phát triển chậm lại nhưng vẫn cố gắng trở thành cường quốc thống trị châu Á: Có khả năng.
  • Một Trung Quốc “trì trệ” không giải quyết được tình trạng nghèo đói trên diện rộng và suy thoái môi trường, đồng thời không quản lý được các cuộc khủng hoảng bên ngoài. Rất có thể xảy ra.
  • Cuối cùng, một Trung Quốc “bùng nổ” bước vào thế kỷ mới như một quốc gia hiện đại trong tình trạng sụp đổ: Không có khả năng .

Bỏ qua những kết quả khó xảy ra, khả năng thứ 3 là nền kinh tế rơi vào “trì trệ” chính là điều thú vị nhất, vì nó tiết lộ cách ĐCSTQ có thể “tự đánh bại chính mình”.




Trong kịch bản này, dự báo là tình hình “nắng và ấm” cho đến giữa năm 2020, sau đó sẽ hạ nhiệt đáng kể, tiếp theo là “đợt lạnh giá” kéo dài”, báo cáo của RAND hình dung.

“Trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến năm 2050, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị đình trệ và tụt hậu rất nhiều so với các cường quốc khác. Không có sự tăng trưởng kinh tế rõ ràng nào. Trong khi Bắc Kinh tuyên bố tỷ lệ tăng trưởng hàng năm từ 1% đến 2%, những số liệu chính thức này bị bác bỏ vì không đáng tin cậy”, RAND cho biết.

“Tham nhũng chính thức vẫn còn phổ biến”, báo cáo tiếp tục. ĐCSTQ cầm quyền “đã thoái lui trong nội bộ; tiếp tục đàn áp khi có ‘dấu hiệu nhỏ nhất’ về bất đồng chính kiến ​​hoặc có tin đồn về tình trạng bất ổn”.

‘Không cần nổ một phát súng nào, ĐCSTQ sẽ tự đánh bại mình!’

ĐCSTQ quản lý để duy trì sự kiểm soát chặt chẽ. Nhưng “tình hình vùng Tân Cương sẽ vô cùng rắc rối, và năm 2039 sẽ chứng kiến ​​những xáo trộn nghiêm trọng và lan rộng ở vùng phía Tây Trung Quốc, trùng với kỷ niệm 30 năm cuộc bạo loạn chung vào tháng 7 năm 2009 ở Urumqi”.

Hong Kong vẫn là nguồn gốc của tình trạng bất ổn, “đặc biệt là trong thời gian đếm ngược ngay bây giờ đến tháng 7 năm 2047, khi "quyền lợi" của khu tự trị đặc biệt này hết hạn. Bắt đầu từ cuối những năm 2030, hàng nghìn cư dân giàu có nhất của Hong Kong, bao gồm nhiều công dân nổi tiếng của [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] - hầu hết trong số họ có hộ chiếu nước ngoài - đã rời thành phố, mang theo vốn tư bản của họ”.

Tuy nhiên, hầu hết người dân Hong Kong không thể rời đi. Họ “nhắm sự tức giận và thất vọng của mình vào Bắc Kinh, và đổ lỗi cho sự suy thoái kinh tế của Hong Kong”.
Khi ĐCSTQ đấu tranh để duy trì quyền kiểm soát trong nội bộ, tất cả đều từ bỏ cố gắng “mở rộng ra khu vực”.

Đài Loan sẽ thoát khỏi mối đe dọa từ Trung Quốc, Đài Loan ngày càng quyết đoán hơn. “Sự trì trệ kinh tế tại đại lục [Trung Quốc] kết hợp với tình trạng bất ổn xã hội lan rộng sẽ khiến Đài Bắc trì hoãn vô thời hạn bất kỳ động thái nào có thể có, nhằm tăng cường quan hệ xuyên eo biển”.




Triều Tiên cũng từ chối các nỗ lực của ĐCSTQ để quản lý họ. “Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp diễn, và Bình Nhưỡng tiếp tục chĩa mũi dùi vào Bắc Kinh, đồng thời cải thiện quan hệ với Seoul và duy trì mối quan hệ ngoại giao với Washington”, RAND dự báo.

“Quan hệ của Bắc Kinh với cả Seoul và Tokyo đều ‘lạnh lẽo’, một phần do kinh tế Trung Quốc đình trệ đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản. Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi vào năm 2020 trở nên căng thẳng, và Ấn Độ sẽ lợi dụng các vấn đề nội bộ của ĐCSTQ để làm suy yếu ảnh hưởng ngoại giao và khiến ảnh hưởng kinh tế suy giảm”.

Vì muốn chứng minh rằng ĐCSTQ vẫn mạnh, Bắc Kinh “thỉnh thoảng tạo ra các cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự với các nước láng giềng nhỏ yếu để xoa dịu sự bất mãn trong nước, chính quyền này sẽ cố tình gây chiến với kẻ thù mà họ biết rằng họ có thể đánh bại hoặc dễ dàng hạ gục”.

Nhưng sự thật là không thể phủ nhận. Trung Quốc đã đình trệ. “Sự cạnh tranh quân sự trong khu vực diễn ra gay gắt khi [Quân đội Giải phóng Nhân dân] đấu tranh để duy trì vị thế ngang bằng yếu ớt với các lực lượng vũ trang của các cường quốc khác ở châu Á và thế giới”, RAND báo cáo.

Hoa Kỳ có thể chưa thắng trong cuộc chiến tranh lạnh kéo dài với Trung Quốc, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ không thua.

Và thế giới ‘“không cẩn nổ một phát súng nào, ĐCSTQ sẽ... tự đánh bại chính mình”!.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad